Một xưởng may của người Việt Nam tại Nga
Ảnh: Nguồn baonga.com
Victoria, một xưởng may mặc ở Ivantrepka, gần thủ đô nước Nga, do ông Nguyễn Văn Lập quản lý bị tố cáo ép buộc công nhân làm việc từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày kể cả ngày nghĩ. Khoảng 150 công nhân Việt Nam sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và bị kiểm soát chặt chẽ. Họ không nhận được lương mà còn phải đóng tiền trả công cho người canh gác mình.
Tổ chức phi chính phủ Liên Minh Bài trừ nô lệ mới CAMSA cho biết nhận được đơn tố cáo tình trạng nhân công Việt Nam sang Nga làm việc theo diện xuất khẩu lao động bị bóc lột như nô lệ. Theo nguồn tin này thì Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Vina Hand Coop, trụ sở ở Cầu Giấy, Hà Nội tuyển mộ lao động và đưa sang Nga với mức lương «thỏa thuận » 500 đôla mỗi tháng và làm việc 8 giờ mỗi ngày cho xưởng may Victoria.
Thực tế hoàn toàn trái ngược từ điều kiện cư trú đến lao động và ăn uống. Mặc dù bị kiểm soát chặt chẽ như tù nhân, một số nhân viên đã báo động với thân nhân tại Việt Nam và đơn kêu cứu đã được chuyển đến cơ quan ngoại giao Nga tại Hà Nội và sứ quán Việt Nam tại Maxcơva. Trong đơn, các nạn nhân tố cáo họ bị chủ nhân viện nhiều lý do để trừ lương. Hậu quả là nhiều người làm làm việc từ gần hai năm nay mà không nhận được đồng nào.
Vụ tai tiếng này được tố giác với công luận trong bối cảnh hàng trăm lao động nô lệ Việt Nam của Vinastar, một công ty khác cũng do người Việt nam làm chủ tại Nga vừa được cảnh sát Nga giải cứu. Chiều hôm qua 06/08/2012, cảnh sát Nga đã lục soát xưởng may Victoria.
Để tìm hiểu thêm thông tin, RFI đặt câu hỏi với anh Lương Viết Hồ, chồng của chị Trần Thị Thu Nga, một trong những nạn nhân của xưởng may Victoria. Từ huyện Đoan Hùng ,Phú Thọ, anh Hồ cho biết :
Thực tế hoàn toàn trái ngược từ điều kiện cư trú đến lao động và ăn uống. Mặc dù bị kiểm soát chặt chẽ như tù nhân, một số nhân viên đã báo động với thân nhân tại Việt Nam và đơn kêu cứu đã được chuyển đến cơ quan ngoại giao Nga tại Hà Nội và sứ quán Việt Nam tại Maxcơva. Trong đơn, các nạn nhân tố cáo họ bị chủ nhân viện nhiều lý do để trừ lương. Hậu quả là nhiều người làm làm việc từ gần hai năm nay mà không nhận được đồng nào.
Vụ tai tiếng này được tố giác với công luận trong bối cảnh hàng trăm lao động nô lệ Việt Nam của Vinastar, một công ty khác cũng do người Việt nam làm chủ tại Nga vừa được cảnh sát Nga giải cứu. Chiều hôm qua 06/08/2012, cảnh sát Nga đã lục soát xưởng may Victoria.
Để tìm hiểu thêm thông tin, RFI đặt câu hỏi với anh Lương Viết Hồ, chồng của chị Trần Thị Thu Nga, một trong những nạn nhân của xưởng may Victoria. Từ huyện Đoan Hùng ,Phú Thọ, anh Hồ cho biết :
No comments:
Post a Comment