Wednesday, August 29, 2012

Hội đồng Liên Tôn tại Houston (TX) tổ chức biểu tình phản đối Trung Cộng

Hội đồng Liên Tôn tại Houston (TX) tổ chức biểu tình phản đối Trung Cộng

Houston, TX - Vào lúc 2:00 giờ chiều ngày 26/8/2012 hơn 1.500 đồng bào đã hưởng ứng lời kêu gọi của Hội đồng Liên Tôn tại Houston (TX) cùng tập hợp trước Lãnh Sự quán Trung Cộng để lên tiếng phản đối chủ trương vi phạm chủ quyền và xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Đây không phải là lần đầu tiên người Việt tỵ nạn Cộng sản cư ngụ ở Houston tổ chức biểu tình chống Trung Cộng song đây là lần đầu tiên hàng ngàn người đã tập họp biểu tình từ lời kêu gọi của quý vị lãnh đạo các tôn giáo, dưới danh xưng 'Uỷ Ban Đấu Tranh Bảo Toàn Lãnh Thổ Việt Nam', tức UBĐTBTLTVN. Cuộc biểu tình đã diễn ra trong khí thế Hội nghị Diên Hồng: người người như một, căm phẩn trước sự xâm lấn ngông nghênh của Trung Cộng.
Chương trình khởi đầu từ 1g30 với hàng trăm đồng bào nô nức đến sớm, hoà lẫn với âm thanh từ những bản nhạc đấu tranh hào hùng.
Vào đúng 2 giờ chiều, chương trình bắt đầu với nghi thức khai mạc do nhân sỹ Nguyễn Thực trách nhiệm. Ca sỹ Bạch Hạc được mời hát bài Quốc ca Hoa Kỳ. Cả ngàn đồng bào hiện diện đã cùng hát Quốc Ca VNCH.

Quang cảnh trước Lãnh sự quán Trung Cộng
Quang cảnh phía đối diện Lãnh sự quán Trung Cộng
Ngay sau đó, Linh mục Vũ Thành đã chính thức chào đón đồng bào và có lời chia sẻ về ý nghĩa của buổi biểu tình mang tầm vóc to lớn này.
Kế đến, Hoà thượng Thích Huyền Việt, với vai trò Điều Hợp Viên đã thay mặt Ban Tổ Chức trân trọng đọc nội dung bản "BẢN TUYÊN CÁO CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LẤN VIỆT NAM" của UBĐTBTLTVN.
Linh mục Phạm Hữu Tâm đọc bản Tuyên Cáo (Anh ngữ).
Tiếp theo đó, Linh mục Phạm Hữu Tâm đã đọc bản Tuyên Cáo bằng Anh ngữ để trực tiếp phản đối Lãnh sự quán Trung Cộng, đồng thời chuyển tinh thần buổi biểu tình đến được những người bản xứ và tập thể con em trưởng thành ở Hoa Kỳ.
Nội dung bản tuyên cáo tập trung vào định hướng phản đối sự xâm lấn của Trung Cộng, đặt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea -- UNCLOS 1982) làm nền tảng công pháp quốc tế trong việc vận động sự hậu thuẫn của thế giới. Đối với Trung Cộng, UBĐTBTLTVN đặt vấn đề ở bốn điểm chính:
  1. Trung Cộng đã bất chấp luật pháp quốc tế, dùng võ lực ngang nhiêncưỡng chiếm toàn thể quần đảo Hoàng Sa (năm 1974), đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa (năm 1988), và thành lập một cách trái phép huyện Tam Sa (năm 2012) bao gồm vùng biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
  2. Trung Cộng đã tiến hành kế hoạch xâm thực lãnh thổ Việt Nam bằng cách đưa người và các tổ chức trá hình trà trộn vào nhiều khu vực từ Bắc chí Nam Việt Nam.
  3. Trung Cộng đã nhiều lầntiếp tục công khai xâm phạm sinh mạng và quyền lợi kinh tế của ngườiViệt Nam ngay trên lãnh hải Việt Nam bằng các hành động cấm đoán, cướp bóc, bắn giết, hăm dọa, tống tiền một cách trắng trợn.
  4. Trung Cộng đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam qua hành động ngang nhiên cho gọi thầu khai thác 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời đưa 23.000 tàu vào đánh cá, kiểm soát một cách trái phép hải phận Việt Nam.
Trong phần yêu sách và kêu gọi, bản Tuyên cáo ghi rõ các trọng điểm như:
  1. Cực lực phản đối và tố cáo nhà cầm quyền Trung Cộng về chủ trương lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và một phần lớn vùng biển Đông Nam Á.
  2. Cực lực phản đối những yêu sách phi lý, ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Cộng đối với cái gọi là “đường lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích vùng biển được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
  3. Đòi hỏi nhà cầm quyền Trung Cộng hãychấm dứt mọi hành động gây hấn, bách hại ngư dân Việt Nam; lập tức rút lui các lực lượng ngư thuyền, đơn vị quân sự khỏi vùng biển đảo Việt Nam; và trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.
Trong phần kêu gọi, UBĐTBTLTVN lên tiếng một cách cụ thể:
"Chúng tôi khẩn thiết thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc cùng chính phủ các nước Đông Nam Á và Á Châu Thái Bình Dương hãy giúp thành hình một giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông; đồng thời dùng ảnh hưởng ngoại giao và kinh tế để tạo áp lực buộc Trung Cộng phải tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, nhằm ngăn ngừa tình trạng mất ổn định cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói riêng, và của thế giới nói chung.
Chúng tôi kêu gọi những người yêu chuộng hoà bình và công lý trên toàn thế giới cùng tạo áp lực buộc nhà cầm quyền Trung Cộng phải tôn trọng chủ quyền các nước Đông Nam Á, bằng cách KHÔNG BÁN HOẶC MUA các sản phẩm từ Trung Quốc.
Chúng tôi - những công dân người Mỹ gốc Việt - chính thức kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là quí vị Nghị sĩ, Dân biểu sẽ có chính sách rõ ràng đối với nhà cầm quyền Trung Cộng để nâng cao uy thế của Hoa Kỳ -- một cường quốc luôn hậu thuẫn cho dân chủ, tự do và công lý trên thế giới. Chúng tôi đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông báo chí và dân chúng Hoa Kỳ sẽ hậu thuẫn cho các nỗ lực đấu tranh chống lại sự bành trướng nguy hiểm của Trung Cộng.
Đối với đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài nước, chúng tôi tha thiết kêu gọi mọi người hãy tiếp tục biểu tình chống Trung Cộng và Việt Cộng một cách mạnh mẽ để cùng góp phần bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ nước nhà; và quyết tâm đoàn kết tranh đấu để Việt Nam sớm có hoà bình, tự do và dân chủ."
Trước tiền sảnh của Lãnh sự quán, người ta thấy sự tham dự của những vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Hoà hảo và Tin lành. Lần này, đồng bào rất phấn khởi khi có sự dấn thân, tham dự của rất nhiều vị Linh mục quen thuộc trong sinh hoạt cộng đồng như Lm. Vũ Thành, Lm. Phạm Hữu Tâm, Lm. Trần Ngọc Hùng, Lm. Nguyễn Văn Khải (đến từ Rome). Ngoài ra, có sự tham dự của Cư sĩ Nguyễn Anh Dũng (Hội trưởng Phật giáo Hoà Hảo tại Houston và VPC), Hiền tài Lê Tấn Tài (Đại diện Thánh Thất Cao Đài tại Houston), và Cư sĩ Trần Hiến (Hội đồng Liên Tôn Houston). Riêng Thượng toạ Thích Giác Đẳng (Hội đồng Liên Tôn Houston) người đã nhiệt tình giúp địa điểm tổ chức các buổi họp và đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, đã không thể tham dự được vì đang đi công tác Phật sự ở Gia Nã Đại nên Thượng toạ Thích Trí Quảng đã đại diện tham dự. Đáng ghi nhận là nhiều Cư sĩ, Phật tử chùa Pháp Luân đã hết lòng yểm trợ mọi mặt cho buổi biểu tình từ những phút đầu tiên, kể cả những đóng góp rất đều đặn song âm thầm của chị Mai Đào trong công tác thông tin nội bộ của UBĐTBTLTVN.
Một sự tham dự đầy khích lệ và ý nghĩa khác là bên cạnh các đại diện của Cộng đồng người Việt Quốc gia Houston và VPC là bốn phái đoàn đại diện cho cơ chế Cộng đồng từ Austin, Dallas, San Antonio và hạt Tarrant. Dù đến từ xa song bốn phái đoàn này không hề lộ vẻ mệt mỏi, ngược lại đã thể hiện một hào khí đấu tranh rất đáng khích lệ; đặc biệt là những tấm băng-rôn lớn ghi tên các thành phố Dallas, Ausitn, San Antonio, Tarrant... và những chiến nón mang màu cờ VNCH nổi bật giữa rừng người. Phái đoàn cũng đã có những đóng góp văn nghệ nhiệt tình cho sinh hoạt buổi biểu tình.
Anh Trinh (Radio hoa-Mai) phỏng vấn Hoà thượng Thích Huyền Việt
Khi được hỏi về cảm tưởng đối với cuộc biểu tình, Hoà thượng Thích Huyền Việt đã chia sẻ thật ngắn song súc tích đầy ý nghĩa:
"Ngoại xâm - giặc ngoài đang có mặt trên đất, trên biển: biên giới, hải đảo và ngay trong thành phố của chúng ta. Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam nghĩ gì? Chúng ta chẳng cần Đảng (CS) trả lời, vì không ai tin vào Đảng nữa trừ đảng viên đảng CS -- kẻ chia chác quyền và lợi, ăn trên ngồi tróc làm khổ dân lành, bán nước cầu vinh, chờ ngày phán xét cuối cùng cho kẻ ác.
Điều đáng nói: Người dân Việt Nam chúng ta trong và ngoài nước nghĩ gì và làm gì để cứu nước? -- Xuống đường một cách vị tha và không sợ hãi!
(HT. Thích Huyền Việt).
Đáp ứng tinh thần dấn thân đấu tranh của các vị lãnh đạo tinh thần, hàng ngàn đồng hương đã hô to nhiều lần các khẩu hiệu phản đối Trung Cộng. Tiếng hét to của những lời phản đối vang vọng cả khu vực, kéo theo sự đồng tình ủng hộ bằng cách bấm còi của những người lái xe ngang qua địa điểm biểu tình, đã tạo thành một khí thế ngùn ngụt lửa đấu tranh.
Bên cạnh tính đoàn kết đấu tranh vì chủ quyền đất nước của các tôn giáo, người ta còn thấy sự tham dự, đóng góp của nhiều nhóm đồng hương vốn có sự bất đồng chính kiến trong thời gian qua với nhau. Một điểm son cần ghi nhận là sự hài hoà kết hợp của Uỷ Ban Đấu Tranh Chính trị (một cơ cấu luôn tích cực trong các công tác đấu tranh chống Trung Cộng và chế độ CSVN trong gần hai năm qua) với Ban Tổ Chức. Trong kỳ biểu tình này, việc chuẩn bị dàn âm thanh, cờ, biểu ngữ, v.v... phần lớn do anh Võ đức Quang, Đặng quốc Việt, Lê văn Sanh, Nguyễn Thực... phụ trách. Cùng lúc đó, BTC cũng nhận được sự hợp tác, yểm trợ công sức của hầu hết các đoàn thể chính trị, hội đoàn và cơ quan truyền thông báo chí quen thuộc trong cộng đồng. Một số đồng hương đã trực tiếp truyền hình và làm phóng sự trên mạng PalTalk. Cô Anh Trinh đã thay mặt đài Saigon 890 AM ở Dallas để phỏng vấn các vị lãnh đạo tinh thần, đại diện BTC và một số đồng hương hiện diện. Một điểm son đáng khích lệ là sự tham gia của rất nhiều bạn trẻ, có cả nhiều gia đình tham dự với cả ba thế hệ.
Có một số đóng góp ai cũng thấy nhưng không biết từ ai là phần ẩm thực, bao gồm bánh mì và nước lọc, do một số đồng hương tự nguyện đem đến. Khi hỏi ra mới biết một phần lớn là từ sự đóng góp của Lương y Lê thị Thu Cúc, và của gia đình anh Nguyễn Nghinh.
Một nhóm trẻ đứng trước "trạm cứu thương dã chiến"
Ban Tổ Chức cũng được sự "ủng hộ chuyên môn" của LM B.S Phạm Hữu Tâm, B.S Phạm Hồng Hải, B.S Hồ Ngọc Trâm, B.S Phan Gia Quang, B.S Phạm Ngọc Giao, qua bốn trạm "y tế dã chiến" để sẵn sàng chữa trị cấp thời cho những đồng bào có nhu cầu cứu thương. Rất may là không thấy có trạm nào phải tiếp cứu nạn nhân... Riêng chi phí thực hiện 20 tấm biểu ngữ lớn vẽ hình "lưỡi bò (TC) bị kéo cắt ngang" do ông Cư sĩ Bùi Lang và VPLL/ĐVDVN đóng góp. Một số lớn tấm biểu ngữ cầm tay cũng được một số mạnh thường quân ủng hộ.
Một đóng góp quan trọng khác là cuộc biểu tình đã không thể tiến hành được nếu như không có sự đóng góp của Luật sư Ngô Quốc Lân trong việc dành thời giờ làm giấy xin phép với thành phố, cũng như soạn thảo nội dung cơ bản của bản Tuyên Cáo.
Nhiều đồng hương có lòng khác cũng đã đóng góp âm thầm bằng cách vận động đồng bào tham gia, tự nguyện giúp chuyên chở những đồng bào không lái xe được đến địa điểm biểu tình.
Một công tác trông nhẹ nhàng song nặng nề về mặt trách nhiệm là "an ninh, trật tự" đã được sự tình nguyện của các ông Lê Văn Sanh, Thân Vĩnh Xứng (GX Thánh Tử Đạo), Vũ Diễm (GX Lộ Đức), Bùi Lang (chùa Liên Hoa) và một số Security người Việt phụ giúp.
Một phần sinh hoạt đặc sắc, sôi nổi được nhiều người tham dự hoan nghinh là chương trình văn nghệ đấu tranh do anh Nguyễn Ngọc Bảo và cô Anh Trinh phụ trách. Anh Bảo là một khuôn mặt trí thức nhiệt tình trong cộng đồng (người sáng lập và trụ cột của Hội văn hoá Khoa học Houston), và cô Anh Trinh là một thành viên của VPLL/ĐVDVN tại thành phố Houston. Chương trình văn nghệ do các anh chị em thiện nguyện phụ trách, với những bài hát đầy ý nghĩa, đã đóng góp một phần không nhỏ cho không khí sôi sục đấu tranh trước Lãnh sự quán Trung Cộng. Ca sỹ Mai Hoa cũng đã đến tham dự và đóng góp một bài hát ý nghĩa.
Nhưng "nhân vật" được chú ý và đáng được khen nhiều là anh Trịnh Tiến Tinh (một nhân sĩ Công giáo quen thuộc trong các sinh hoạt có ý nghĩa trong cộng đồng, và cũng là người được Hiệp Hội Kỹ Thuật Không Gian Hoa Kỳ trao tặng Giải thưởng 2011) đã vô cùng xuất sắc trong vai trò MC chính của buổi sinh hoạt.
Đến khoảng 3g30 chiều, hàng ngàn đồng bào đã nối gót nhau tuần hành chung quanh khu vực, với biểu ngữ, cờ vàng trên tay, tạo nên một hình ảnh đấu tranh thật sống động.
Buổi biểu tình ngày 26/8 chấm dứt vào lúc 4 giờ chiều trong không khí tràn đầy tình đoàn kết đấu tranh. Đồng hương ra về trong tinh thần dâng cao và cùng chờ đợi trở lại biểu tình lần kế tiếp. Hình ảnh những thành viên BTC, và một số đồng hương, đặc biệt là anh Võ Đức Quang, đã ở lại để vệ sinh khu vực, dọn dẹp dụng cụ âm thanh, thu xếp hàng trăm lá cờ vải, v.v... cho thấy một sự đóng góp đầy nhiệt tình.Trong đó có anh Lê Hải - một người thiện nguyện viên đã dành nhiều thời giờ cho việc chuyên chở, phân phối và thu xếp lại những lá cờ thân yêu sau cuộc biểu tình.
Được biết Uỷ Ban Đấu Tranh Bảo Toàn Lãnh Thổ Việt Nam là một danh xưng mới được thành hình trong buổi họp khoáng đại ngày 5/8/2012 với sự hiện diện của nhiều đoàn thể, nhân sĩ, đồng hương trong cộng đồng. Danh xưng này là một cơ cấu tổ chức độc lập với các đoàn thể, chính đảng, cơ sở tôn giáo tại địa phương song được sự hậu thuẫn tích cực của các cơ sở tôn giáo, chính trị, văn hoá, cộng đồng, ái hữu, v.v... Vào ngày 1/7/2012, đáp lời kêu gọi của Hoà thượng Thích Quảng Độ (Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất), Hoà thượng Thích Huyền Việt (Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Thanh Niên GHPGVNTN & Trụ trì chùa Liên Hoa Houston) đã đích thân vận động tổ chức thành công một cuộc biểu tình phản đối chủ trương bành trướng của Trung Cộng.
Cuộc biểu tình chống Trung Cộng ngày 26/8/2012 đã mang ý nghĩa lớn hơn mục tiêu ban đầu. Ở đó, những cá nhân và đoàn thể tham dự đã có cơ hội cùng tham gia sinh hoạt để tạo thêm sự cảm thông, hợp tác -- một yếu tố không thể thiếu trong những công việc đấu tranh vì đồng bào, đất nước và cộng đồng. Câu hỏi được nhiều người hỏi nhau là: "Khi nào thì Hội đồng Liên Tôn sẽ tổ chức biểu tình lần tới?"
Đả đảo Trung Cộng xâm lăng!
Hoan nghinh đồng hương Việt Nam đã nhiệt tình chống xâm lăng!
###
Tường trình bởi Hoàng Mai (ĐVDVN)
Ảnh: Nguyễn Hữu Thiết (LMQPVN) và Nguyên Thuỷ (ĐVDVN)

Ân nhân của thuyền nhân Việt Nam

Thưa Quý-vị,
Dưới đây là thư của BS DŨNG TRẦN ở Virginia gởi cho tôi cùng thân-hữu ,
Xin kính chuyển đến Quý-vị đễ tuỳ nghi, phổ-biến dùm tin-tức này.
Ân nhân của thuyền nhân Việt Nam
Thưa bà con cô bác :
Hôm nay tôi có mt người bnh nhân , biết tôi là người gc Vit Nam , đã k cho tôi chuyn hơn 30 năm trước đây .
Anh Jamison , nay 55 tui , tng là thy th ca tu LNG Capricorn , chuyên ch khí lng ti các nước vùng Đông Nam Á .

Ngoài LNG Capricorn , còn có LNG Taurus, Leo ...Thay vì đi l
trình thường , các thuyn trưởng LNG đã c ý đi qua ngã mà các boat people hay đi đ cu thuyn nhân , dù rng li này mt hơn 2 ngày .

Kh
oảng tháng 4-5 , 1981 , LNG Capricorn đã gp mt thuyn hơn 100 người , gn chìm . Thuyn trưởng cho h cu thang đ các thuyn nhân đi lên . Vì anh Jamison tr li khe nht trên tu , nên được c xung thuyn đ đ các em bé lên , có lúc sóng ln , tu phi thòng võng xung cho các em bé. Anh Jamison ráng ôm mt bà m có bu lên nhưng không được, nên cũng phi đ bà lên võng . Ti hôm đó sn ph sinh con, vì trên tàu M nên đương nhiên là công dân M! Sau khi tàu cp bến, gia đình em bé này đã được ch đi ngay.
Còn các thuyn còn đi được thì LNG cho du và lương thc đ tiếp tc đi .
Anh Jamison ước lượng các LNG đã vt khoảng 500 thuyn nhân. Anh hi là không biết các thuyn nhân này bây gi ra sao .
Tôi ha vi anh là tôi s gi thư đi , đ nếu ai đã được các tàu LNG vt , thì cho anh biết .
Anh Jamison nói là có nhiu hình nh chp t trên tàu LNG . Khi nào anh bình phc , tôi s ti nhà anh , xin mượn hình , scan li , đ bà con coi . Anh còn v hình tàu LNG , và tôi Google , tìm ra hình và vài tin liên quan .
Tôi gi thư này đi , đ chúng ta cùng cm ơn hảng tàu LNG , thuyn trưởng và nhân viên trên tàu đã cu vt các đng bào vượt bin tìm t do .
Mong r
ng thư s đến mt s người đã được các tàu LNG cu , viết thư cm ơn . Em bé sanh trên tàu bây gi cũng 31 tui ri ! Chc anh Jamison s vui lm khi nhn được thư .
Kính
TQ Dũng
Kính xin bà con chuyn dùm thư này ti các bn quen biết .
LNGCapricorn

Friday, August 24, 2012

Chủ tịch xã Gia Kiệm vi phạm tự do tôn giáo?

VRNs (23.08.2012) – Đồng Nai – Ngày 21/08/2012 anh Nguyễn Văn Long nhà tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai nhận được Quyết định 64/QĐ-KPHQ (QĐ 64) do ông Đinh Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Gia Kiệm ký ngày 17/08/2012 yêu cầu anh Long tự tháo dỡ tượng Đức Mẹ đặt trong khuôn viên đất nhà của gia đình anh.
Lý do ông Đinh Văn Huy đưa ra là:
- anh Nguyễn Văn Long đã có hành vi vi phạm hành chính về pháp luật đất đai là sử dụng đất không đúng mục đích quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 8 của Nghị định 105/2009 NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009…
- Lý do không xử phạt vi phạm hành chính: Do đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính nên không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính.
Vì 2 lý do trên nên hậu quả khắc phục là: “Buộc ông Nguyễn Văn Long tự tháo dỡ công trình, vật kiến trúc trên diện tích đất…”
Tượng Đức Mẹ và cây đa xi măng trong đất nhà anh Long
Quyết định này có hiệu lực 10 ngày kể từ ngày nhận được là 21/08/2012, tức ngày 31/08/2012 là hạn chót. Ông chủ tịch UBND xã Gia Kiệm cho biết: “Ông Nguyễn Văn Long có quyền khiếu nại đối với Quyết định này theo quy định pháp luật”.
Anh Nguyễn Văn Long nêu thắc mắc với chúng tôi: cho đến thời điểm này anh chưa hề nhìn thấy mặt mũi cái “Biên bản vi phạm hành chính do UBND xã Gia Kiệm lập hồi 10 giờ 15 phút ngày 08 tháng 06 năm 2012″ như QĐ 64 đề cập.
Anh Long cũng cho chúng tôi biết anh chưa hề nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính nào liên quan đến việc anh đặt tượng Đức Mẹ trong đất nhà mình để tôn kính theo tôn giáo của anh.
Anh Nguyễn Văn Long là người theo đạo Công giáo và hiện nay thuộc giáo xứ Phát Hải, giáo phận Xuân Lộc.
Phải chăng ông chủ tịch UBND xã Gia Kiệm đang vi phạm pháp luật và vi phạm tự do tôn giáo khi ký Quyết định này?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến quí vị diễn tiến của vụ việc.
Sau đây là hình chụp QĐ 64:
PV. VRNs
 

Thursday, August 23, 2012

Tìm hiểu cái chết uẩn khúc của bà Đặng Thị Kim Liêng (3)

Đăng bởi pleikly lúc

VRNs (22.08.2012) – Sài Gòn – “Ở đó đâu chỉ có chính quyền, những người dân ở đó có tận mắt chứng kiến cảnh tự thiêu đó không? Sao không một ai ở khu vực đó dám lên tiếng? Dẫu chỉ là thông tin thôi, để người dân cả nước và thế giới có chút thông tin cơ bản chứ?” Đây là thắc mắc của một độc giả có nickname Vitcondaodat nêu ra sau khi đọc bài Tim hiểu cái chết uẩn khúc của bà Đặng Thị Kim Liêng (2).
Phóng viên VRNs, trong những ngày tang sự của bà Đặng Thị Kim Liêng, đã hai lần đi tìm dấu vết “tự thiêu” của Bà, nhưng tuyệt nhiên chung quanh, bên ngoài trụ sở Tỉnh uỷ Bạc Liêu không có chỗ nào có dấu vết. Khu vực Tỉnh uỷ là khu vực mới xây dựng, dân cư chỉ có ở phía sau (nơi có hẻm dẫn vào nhà bà Liêng), phía trước hoàn toàn không có dân cư. Theo các con của bà Liêng phỏng đoán, nếu có “tự thiêu” xảy ra thì sự “tự thiêu” diễn ra trong sân sau của Tỉnh uỷ, tức là vào hẳn bên trong trụ sở và ở phía sau toà nhà chính. Do đó sự thật của cái chết này sẽ khó có ai chịu trách nhiệm rõ ràng bằng chính Đảng cộng sản Việt Nam, tỉnh Bạc Liêu.
Bài “Bé Hân”, trang bút tích của bà Đặng Thị Kim Liêng, VRNs giới thiệu hôm nay, xin độc giả lưu ý: Hân là tên của cô Tạ Phong Tần lúc ở nhà (người miền Nam hay có cách ở nhà gọi một tên, lên trường đi làm gọi một tên khác, thường gọi là tên khai sanh). Tuy cô Tần đã lớn, nhưng đối với bà Liêng, cô vẫn chỉ là “bé Hân” của bà.
Đây là bài thơ bà làm nhân kỷ niệm hai tháng cô Tần bị bắt. Bà tâm sự với “bé Hân” về nỗi đau tê tái của mình, khi con tù tội, mà vẫn phải cố gắng tươi cười với mọi người. Bà ý thức rõ sự tàn nhẫn của nhà tù làm tàn đời con gái bà, nhưng bà bất lực vì tuổi cao sức yếu, không thể làm được gì hơn cho con.
“Bé Hân !
ngày 5 tháng 9 gặp nạn 2011
5-11-2011 đã 2 tháng qua rồi.
Thương con khờ gặp nạn
Mẹ đau xót vô vàn
Lệ rơi âm thầm đẳm
Che dấu chẳng thở than
Miệng tươi cười vui vẻ
ai hiểu nỗi bàng hoàng
Lòng nóng như lửa đốt
Bỏ đi, đi lang thang
Mong tìm sự an lạc
Quên nỗi đau của lòng
Không còn muốn nhắc đến
Tạ Phong Tần con ngông
Đã hai tháng qua rồi
Con ôi! là con ôi.!
Thân con trong tù tội
ôi thôi! tàn cuộc đời
Mẹ già đành bất lực
Vì cái chết đến rồi
Đôi bàn tay khô trắng
Đành chấp nhận cuộc đời
Biết con có còn sống
Hay đã chết đi rồi
Con ơi! mẹ thương nhớ
Nhưng đành gạt lệ rơi”.
Trong bài “Bé Hân” có hai câu liên quan đến cái “chết”. Một câu bà ám chỉ rõ là bà không biết cô Tần còn sống hay đã bị người ta giết chết, như mấy ngày trước đó, công an đã cho tay chân đến khủng bố rằng con bà sẽ bị giết, nếu cứ cứng đầu: “Biết con có còn sống / Hay đã chết đi rồi”. Băng khoăn này, chính Bà đã nói với VRNs vào dịp giáp tết âm lịch vừa qua. Với kinh nghiệm sống của Bà tại vùng Bạc Liêu này, bà tin rằng nhà cầm quyền dám giết con gái Bà, nếu Tần không nghe theo họ, nhất là sau khi bị công an dụ lên Sài Gòn thăm con, nhưng rồi lại không được gặp. Bà chỉ thực sự yên tâm và tin chắc chắn cô Tạ Phong Tần còn sống khi nhóm viếng thăm bà quả quyết cô Tạ Phong Tần còn sống.
Còn câu kia cũng nói về cái “chết”, nhưng không rõ có ám chỉ cô Tần hay không: “Mẹ già đành bất lực / Vì cái chết đến rồi”.
Nếu đây là câu bà nói xa nói gần về cái chết của Bà thì bài “Phải chịu thôi!” cho biết nguyên nhân dẫn đến cái chết.
Bài “Phải chịu thôi!”, Bà cho biết công an và tay chân của công an bao vây, theo dõi bà nhiều như “lũ kiến”. Dù ở ngoài đường, dù về nhà, thậm chí ngồi ở quán uống cà phê cũng bị theo dõi và phải nghe những lời khiêu khích. Bà Liêng cho biết họ không chỉ đe doạ con bà sẽ chết, mà còn trực tiếp đe doạ bà về cái chết: “Bà này gần chết chẳng lo”.
Bà tỏ ra xem thường những người dân không giúp dân, mà làm tay sai cho công an cách kịch kợm: “Khinh thường, xúc phạm, làm trò ta đây / An ninh theo dõi bà bây / Ra tuồng hãnh diện, được sai đi rình”. Những người công an sử dụng, theo đánh giá của bà Đặng Thị Kim Liêng là những thanh niên trẻ, đáng tuổi con bà, nhưng theo công an đâm ra mất dạy, khủng bố bà đêm ngày: “Tuổi đời chỉ đáng con mình / Thật buồn, chẳng biết tội tình chi đây / Rình đêm chưa thỏa rình ngày / Đi đâu cũng bị, họ thay nhau rình”.
Bà biết rõ, trong xã hội này không có chính quyền nào đáng tin để tố cáo những sai trái của bọn người khủng bố mình, vì họ đích thị là chính quyền khủng bố mà.
“Phải chịu thôi!
Ra đường lũ kiến vây quanh,
về nhà kẻ trộm, nhăn nanh liếc nhìn
Ngồi quán kéo ghế lại gần
Mắt nhìn không chớp “rì rầm” nhỏ to
Bà này gần chết chẳng lo,
Khinh thường, xúc phạm, làm trò ta đây
An ninh theo dõi bà bây
Ra tuồng hãnh diện, được sai đi rình
Tuổi đời chỉ đáng con mình
Thật buồn, chẳng biết tội tình chi đây
Rình đêm chưa thỏa rình ngày
Đi đâu cũng bị, họ thay nhau rình
Thật là hết sức bực mình
Cũng đành cam chịu biết trình với ai
Biết bao nhiêu đứa thày lay
Làm trò chế giễu, hằng ngày diễn ra.
Những người chứng kiến buổi tẩm liệm, suy đoán rằng nhà cầm quyền trước khi cho mang thi thể của bà Liên về nhà đã dung hoá chất tẩy xoá hết các vết cháy than trên mặt, nên nhìn khuôn mặt tuy đen, nhưng chỉ là đen nám chứ không bị cháy thành than, tóc vẫn còn nguyên, chỉ bị cháy xém nhẹ.
Tóc bà vẫn còn nguyên. Anh Phú con trai bà làm theo hướng dẫn của nhà sư, cho bà ăn cơm.
Sáng sớm 02.08.2012, VRNs hỏi cô Tú và cô Phụng: “Lúc đưa mẹ đi cấp cứu, thì mặt bà có bị cháy đen ra than hay cũng chỉ bị nám đen da như lúc liệm thôi?” Cô Phụng cho biết chỉ đen như vậy thôi.
Độc giả có nickname Lưamientrung khẳng định: “Rõ ràng bà Liêng không dài gì tự thiêu giữa lúc này. Đúng đây là một cái chết oan khiên có tổ chức dưới sự chỉ đạo và dàn dựng của đcs. Bà hiểu rằng hàng trăm người dân yêu nước tự thiêu giũă lúc này thì chỉ làm cho bọn cs khoái chí thôi. Chúng chỉ hơi nao lòng tý xíu khi mà trên 63 tỉnh thành ngày nào những tên đầu sọ cũng “bị nạn cũng bị đặt bộc phá và nổ mìn”. Đó mới là dấu hiệu thời đại mới. Bọn cs chỉ đạo sau khi thăm con trở về nhiều “bí mật” sẽ được phanh khui nên chúng đã thủ tiêu bằng “tự thiêu”, đó là bài của cs. Chúng còn cho người săn đuổi đến cả đám tang, còn chỗ nào để nói nữa. Đúng Mẹ là người thông minh kiên trinh “Sống khôn chết thiêng”… sẽ có những vụ án “minh oan như Lệ Chi Viên” của dân tộc đang nung nấu!
Đất nước mỗi ngày tội ác lên ngôi / Ta bước đi trên đất nước nghẹn lời!
Như vậy, nếu có việc “tự thiêu” thì chắc chắn cái cháy không lớn lắm, vì chỉ mới đủ sức làm nám da, và tóc còn nguyên. Xem ra muốn công nhận bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu trước dư luận càng ngày càng khó hơn.
PV.VRNs
 

Tìm hiểu cái chết uẩn khúc của bà Đặng Thị Kim Liêng (2)

Đăng bởi pleikly lúc

VRNs (21.08.2012) – Sài Gòn – Việc hồ nghi cái chết của Bà Đặng Thị Kim Liêng không do bà tự thiêu đã được dư luận bàn đến ngay khi nhận được hung tin sáng 30.07.2012.
Bạn T đặt vấn đề: “Sáng sớm lấy xăng đâu mà đốt?” Một đọc giả ẩn danh hỏi: “Tự thiêu ngay tại trụ sở Tỉnh uỷ, bảo vệ đâu sao không can hay dập lửa, mà để cháy cho đến chết?” và nhiều câu hỏi khác, nhất là tại sao công an lại bắt gia đình phải ký cam kết “không khiếu nại”? Tự thân bản cam kết “không khiếu nại” này không có chút giá trị pháp lý nào, nếu khi nhận ra sự việc liên quan đến cái chết của bà Liêng có bằng chứng uẩn khúc. Rồi tại sao bắt các con của bà Liêng phải xác nhận mẹ họ “tự nhiên tự thiêu”, trong khi đó, chính họ không chứng kiến tận mắt những gì xảy ra dẫn đến cái chết cho mẹ mình?
Cô Tú và cô Phụng, hai người con sống chung với bà Liêng, đều cho biết, lúc công an đến báo bà tự thiêu bị đưa vào bệnh viện tỉnh Bạc Liêu cấp cứu thì họ chỉ mới thức dậy. Tức là sự việc bà tự thiêu hay không tự thiêu, các con của bà không ai biết cách chắc chắn. Như vậy nếu bà thật sự tự thiêu, thì công an, hay nhân viên bảo vệ của Tỉnh uỷ Bạc Liêu hoặc cán bộ trực ban của tổ chức Đảng cộng sản VN tại tỉnh Bạc Liêu này mới là người phải ký xác nhận rằng bà Liêng “tự nhiên tự thiêu” hay bị “người khác thiêu”. Tại sao họ lại không dám ký để làm chứng, mà buộc các con bà Liêng phải ký trước khi giao xác về cho gia đình?
Cù Huy Hà Bão đã nhìn nhận sự việc này theo một hướng khác. Vị độc giả này đã làm cả bài thơ để phản hồi sau bài viết: Tìm hiểu cái chết uẩn khúc của Bà Đặng Thị Kim Liêng (1), do danlambao đăng lại từ VRNs như sau:
“Có phải đúng là mẹ tự thiêu
Công an khủng bố chúng làm liều
Ra tay đánh chết rồi thiêu xác
Cộng sản thường hay giở độc chiêu
Mẹ đã sống linh hãy chết thiêng
Chỉ ra tội ác bọn cường quyền
Để toàn nhân loại cùng lên tiếng
Đánh đổ cộng nô đến ngả nghiêng
Đảng bắt mẹ Liêng đấu tố con
Bằng không bôi nhọ khắp làng thôn
Kiên cường anh dũng không nghe đảng
Mẫu tử tình thâm giữ sắc son
Đặng Thị Kim Liêng Mẹ Việt Nam
Anh hùng bất khuất Chống hung tàn
Mẹ là sao sáng soi đêm tối
Rọi lối cho con giữa bóng đêm
Xin thắp Cho bà một nén nhang
Dưng dưng khoén mắt lệ hai hàng
Người đi để tiếng thơm còn mãi
Nhà báo tư do đến chịu tang”
Trong khi đó, chị Bùi Thị Minh Hằng, một người đã trực tiếp đến viếng linh cữu của Bà Liêng và đã thay mặt cô Tạ Phong Tần chịu tang nhận xét:
“Bất luận do chúng đánh chết hay Mẹ Liêng TỰ THIÊU thì tôi luôn khẳng định cái chết này đều do bàn tay của nhà cầm quyền. Cái ông Tuấn, ông Tùng kia là ai mà lại săn đón và bắt Mẹ Liêng phải viết thư cho cô Tần theo cách ông ta đọc ra? Tại sao ông ta xuất hiện tại nhà cô Tần và đòi thu giữ tiền phúng điếu?
Tại sao ông ta yêu cầu em cô Tần đi mua đồ để ông ta “Trông nhà dùm” Chỉ chừng đó thôi đã đủ cho mọi người nhìn ra CHÂN DUNG KẺ SÁT NHÂN rồi.
Hơn nữa đám tang Mẹ cô Tần còn bị ngăn cản bởi cả một hệ thống chính quyền như mọi người đã chứng kiến vậy thì theo kết luận ban đầu của tôi ĐÂY LÀ MỘT VỤ ÁN BỨC TỬ VÀ GIẾT NGƯỜI CÓ TỔ CHỨC.
Nếu không điều tra ra thì yêu cầu Quốc Tế chứng minh giùm”.
VRNs xin cung cấp thêm thông tin:
Sáng ngày 02.08.2012, trước lúc cầu siêu và động quan, cô Tạ Minh Tú kể với VRNs, có cô Tạ Khởi Phụng cùng nghe: “Sáng sớm hôm đó, như thường, nghe tiếng kéo cửa, biết bà ra khỏi nhà đi tập thể dục, nhưng có mùi lạ là mùi dầu hôi”. Sau khi hung tin Bà tự thiêu đến, người nhà không thấy chai dầu hôi thường ngày dùng để nấu ăn ở đâu cả.
Tuy nhiên, mùi dầu hôi mà cô Tú nói có nghe xảy ra lúc cô đang nửa mê nửa tỉnh trong giấc ngủ, và nhất là chỉ nói ra điều đó sau khi gia đình đã phải ký vào bản cam kết rằng bà Liêng “tự nhiên tự thiêu”. Khi VRNs hỏi bình hay chai đựng dầu hôi tối hôm trước ngày 30.07.2012 có dầu hôi nhiều không thì cả hai cô Tú và Phụng không biết rõ. Thông thường một gia đình nghèo, mua dầu nấu ăn thường mua vừa đủ ngày nào đun ngày đó, không mua nhiều, và giả như chai dầu ấy có đầy thì liệu một chai dưới 1 lít có thể đủ sức làm cháy bà Liêng không?
Về bút tích của bà Đặng Thị Kim Liêng, hôm nay VRNs tiếp tục công bố hai trang là hai bài thơ viết về cô Tạ Phong Tần.
Bài đầu tiên không thấy bà Liêng đặt tựa là gì, nhưng bắt đầu ngay với những bất ngờ vì sự dối trá của nhà cầm quyền nói về cô Tần. Qua bài thơ này cho thấy Bà biết rõ cô Tần sống ở sài Gòn rất khổ, có những lúc phải ăn nhờ ở đậu nhiều người, ngay cả với người thất nghiệp, chứ không đúng như công an nói với bà rằng cô Tần con bà là người bất hiếu, làm có tiền Mỹ mà để mẹ khổ ở quê nhà.
Ở bài thơ này Bà cho thấy bà biết rõ các lần cô Tần bị bắt, bị đánh. Bà kể về lần cô Tần bị công an bắt tại nhà cô Nghệ, một người bạn cùng học trường luật với cô Tần, vào ngày 01 tháng 06 năm 2010. Đây là một trò đánh lừa của người bạn với một người bạn, để công an bắt cô Tần, cùng với một số thanh niên đang tìm hiểu ơn gọi tu trì DCCT cùng đi theo.
Bà cũng nói về những lần cô Tần bị bắt trong mùa biểu tình năm 2011 tại Sài Gòn.
“Thế mà người ta bảo con giàu có
Khi hiểu ra là khổ đói nghèo
Ăn cơm của người không có việc
Phải dựa vào đạo giáo nhà thờ
Bị gài bẫy bởi con bạn tốt
Học cùng trường tên Nghệ rất thân
Mời đến nhà vội vàng đóng cửa
Đánh tưng bừng, túi bụi lột trần
Đem máy quay để rồi làm nhục
Đánh bất ngờ, bốn đánh mới thôi
Lại còn thưa ngược lấy thương chứng
Đánh bà già ! Thật tội nghiệp con.
Bao lần bắt lên rồi bắt giữ
Nhốt không cho ăn – phòng kín – đánh người
Ôi ! Nghe sao ! Ta khổ ! Đau thay
Ta là mẹ đau long – Vì sao thế?”
Còn bài thơ thứ hai được bà đặt tựa là những bài thơ không tên. Đây là tâm tình của bà Đặng Thị Kim Liêng dành riêng cho cô Tạ Phong Tần. bà yêu thương và kỳ vọng rất nhiều về cô Tần. Bây giờ tuy biết cô tù tội oan sai tại nhà giam Phan Đăng Lưu, bà vẫn thương yêu con.
Bà cũng cho VRNs biết, khi từ Bạc Liêu lên Sài Gòn vào khoảng tháng 10 năm 2011, rằng công an đưa tiền xe cho bà lên thành phố thăm con, để thuyết phục con nhận tội. Nhưng bà không đồng tình. Bà nói nếu con bà có tội thì nó nhận chứ không có tội thì nó nhận cái gì? Bà cũng cho biết, bà đã nói với công an rằng con bà mấy chục năm được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, đã phục vụ xã hội, đã theo đảng, mà bây giờ ra như thế này thì chính nhà cầm quyền phải biết chế độ này như thế nào?

Từ trái qua: cha Thanh, bà Liêng, cha Thoại, cô Tú, cháu bé đứng phía trước là con của cô Phụng, bà thường xuyên đưa cháu này đi học.
Có lẽ công an biết không thể thuyết phục bà “khuyên” cô Tần nhận tội, nên mặc dù chính họ đã gọi và đưa tiền xe cho bà đến số 4 Phan Đăng Lưu, nhưng họ đã không cho bà gặp người con gái lớn yêu quý của Bà.
“Những bài thơ không tên
Nuôi con từ thuở còn thơ
Biết bao hy vọng mong chờ về sau
Con thơ dù có thế nào
Cũng là con mẹ dạt dào yêu thương
Nay con đang gặp tai ương
Tấm thân tù tội cùng đường khổ thay
Mẹ đây niệm Phật đêm ngày
Mong con ra khỏi đoạ đầy thế gian.
Thương con lo lắng vô vàn
Biết lam sao giúp lệ tràn long đau
Đứng ngoài cổng mẹ nghẹn ngào
Phan Đăng Lưu đó con vào ngày năm
Số mười sáu con thang năm
Tháng chin, mười một con lâm tai nạn
Bình Thạnh chốn ấy tù oan.
Con khờ phải chịu dăm ngần đến than
Không cho mẹ được gặp contrở về lặng lẽ tủi hờn lệ rơi
Con ơi ! Con hỡi ! Con ơi !
Lệ tràn đau xót mong trời giúp con”.
VRNs sẽ tiếp tục tổng hợp ý kiến, công bố bút tích của bà Đặng Thị Kim Liêng, và cung cấp thêm những thông tin khác trong kỳ tới.
Chúng tôi có gởi kèm với bài viết này (2) là âm thanh bài thơ Ngọn Lửa Soi Đời- thơ Ngô Minh Hằng, giọng ngâm: Mỹ Thanh. Kính mời quý vị cùng nghe.
PV.VRNs
 

Tìm hiểu cái chết uẩn khúc của bà Đặng Thị Kim Liêng (3)

Đăng bởi pleikly lúc


VRNs (22.08.2012) – Sài Gòn – “Ở đó đâu chỉ có chính quyền, những người dân ở đó có tận mắt chứng kiến cảnh tự thiêu đó không? Sao không một ai ở khu vực đó dám lên tiếng? Dẫu chỉ là thông tin thôi, để người dân cả nước và thế giới có chút thông tin cơ bản chứ?” Đây là thắc mắc của một độc giả có nickname Vitcondaodat nêu ra sau khi đọc bài Tim hiểu cái chết uẩn khúc của bà Đặng Thị Kim Liêng (2).
Phóng viên VRNs, trong những ngày tang sự của bà Đặng Thị Kim Liêng, đã hai lần đi tìm dấu vết “tự thiêu” của Bà, nhưng tuyệt nhiên chung quanh, bên ngoài trụ sở Tỉnh uỷ Bạc Liêu không có chỗ nào có dấu vết. Khu vực Tỉnh uỷ là khu vực mới xây dựng, dân cư chỉ có ở phía sau (nơi có hẻm dẫn vào nhà bà Liêng), phía trước hoàn toàn không có dân cư. Theo các con của bà Liêng phỏng đoán, nếu có “tự thiêu” xảy ra thì sự “tự thiêu” diễn ra trong sân sau của Tỉnh uỷ, tức là vào hẳn bên trong trụ sở và ở phía sau toà nhà chính. Do đó sự thật của cái chết này sẽ khó có ai chịu trách nhiệm rõ ràng bằng chính Đảng cộng sản Việt Nam, tỉnh Bạc Liêu.
Bài “Bé Hân”, trang bút tích của bà Đặng Thị Kim Liêng, VRNs giới thiệu hôm nay, xin độc giả lưu ý: Hân là tên của cô Tạ Phong Tần lúc ở nhà (người miền Nam hay có cách ở nhà gọi một tên, lên trường đi làm gọi một tên khác, thường gọi là tên khai sanh). Tuy cô Tần đã lớn, nhưng đối với bà Liêng, cô vẫn chỉ là “bé Hân” của bà.
Đây là bài thơ bà làm nhân kỷ niệm hai tháng cô Tần bị bắt. Bà tâm sự với “bé Hân” về nỗi đau tê tái của mình, khi con tù tội, mà vẫn phải cố gắng tươi cười với mọi người. Bà ý thức rõ sự tàn nhẫn của nhà tù làm tàn đời con gái bà, nhưng bà bất lực vì tuổi cao sức yếu, không thể làm được gì hơn cho con.
“Bé Hân !
ngày 5 tháng 9 gặp nạn 2011
5-11-2011 đã 2 tháng qua rồi.
Thương con khờ gặp nạn
Mẹ đau xót vô vàn
Lệ rơi âm thầm đẳm
Che dấu chẳng thở than
Miệng tươi cười vui vẻ
ai hiểu nỗi bàng hoàng
Lòng nóng như lửa đốt
Bỏ đi, đi lang thang
Mong tìm sự an lạc
Quên nỗi đau của lòng
Không còn muốn nhắc đến
Tạ Phong Tần con ngông
Đã hai tháng qua rồi
Con ôi! là con ôi.!
Thân con trong tù tội
ôi thôi! tàn cuộc đời
Mẹ già đành bất lực
Vì cái chết đến rồi
Đôi bàn tay khô trắng
Đành chấp nhận cuộc đời
Biết con có còn sống
Hay đã chết đi rồi
Con ơi! mẹ thương nhớ
Nhưng đành gạt lệ rơi”.
Trong bài “Bé Hân” có hai câu liên quan đến cái “chết”. Một câu bà ám chỉ rõ là bà không biết cô Tần còn sống hay đã bị người ta giết chết, như mấy ngày trước đó, công an đã cho tay chân đến khủng bố rằng con bà sẽ bị giết, nếu cứ cứng đầu: “Biết con có còn sống / Hay đã chết đi rồi”. Băng khoăn này, chính Bà đã nói với VRNs vào dịp giáp tết âm lịch vừa qua. Với kinh nghiệm sống của Bà tại vùng Bạc Liêu này, bà tin rằng nhà cầm quyền dám giết con gái Bà, nếu Tần không nghe theo họ, nhất là sau khi bị công an dụ lên Sài Gòn thăm con, nhưng rồi lại không được gặp. Bà chỉ thực sự yên tâm và tin chắc chắn cô Tạ Phong Tần còn sống khi nhóm viếng thăm bà quả quyết cô Tạ Phong Tần còn sống.
Còn câu kia cũng nói về cái “chết”, nhưng không rõ có ám chỉ cô Tần hay không: “Mẹ già đành bất lực / Vì cái chết đến rồi”.
Nếu đây là câu bà nói xa nói gần về cái chết của Bà thì bài “Phải chịu thôi!” cho biết nguyên nhân dẫn đến cái chết.
Bài “Phải chịu thôi!”, Bà cho biết công an và tay chân của công an bao vây, theo dõi bà nhiều như “lũ kiến”. Dù ở ngoài đường, dù về nhà, thậm chí ngồi ở quán uống cà phê cũng bị theo dõi và phải nghe những lời khiêu khích. Bà Liêng cho biết họ không chỉ đe doạ con bà sẽ chết, mà còn trực tiếp đe doạ bà về cái chết: “Bà này gần chết chẳng lo”.
Bà tỏ ra xem thường những người dân không giúp dân, mà làm tay sai cho công an cách kịch kợm: “Khinh thường, xúc phạm, làm trò ta đây / An ninh theo dõi bà bây / Ra tuồng hãnh diện, được sai đi rình”. Những người công an sử dụng, theo đánh giá của bà Đặng Thị Kim Liêng là những thanh niên trẻ, đáng tuổi con bà, nhưng theo công an đâm ra mất dạy, khủng bố bà đêm ngày: “Tuổi đời chỉ đáng con mình / Thật buồn, chẳng biết tội tình chi đây / Rình đêm chưa thỏa rình ngày / Đi đâu cũng bị, họ thay nhau rình”.
Bà biết rõ, trong xã hội này không có chính quyền nào đáng tin để tố cáo những sai trái của bọn người khủng bố mình, vì họ đích thị là chính quyền khủng bố mà.
“Phải chịu thôi!
Ra đường lũ kiến vây quanh,
về nhà kẻ trộm, nhăn nanh liếc nhìn
Ngồi quán kéo ghế lại gần
Mắt nhìn không chớp “rì rầm” nhỏ to
Bà này gần chết chẳng lo,
Khinh thường, xúc phạm, làm trò ta đây
An ninh theo dõi bà bây
Ra tuồng hãnh diện, được sai đi rình
Tuổi đời chỉ đáng con mình
Thật buồn, chẳng biết tội tình chi đây
Rình đêm chưa thỏa rình ngày
Đi đâu cũng bị, họ thay nhau rình
Thật là hết sức bực mình
Cũng đành cam chịu biết trình với ai
Biết bao nhiêu đứa thày lay
Làm trò chế giễu, hằng ngày diễn ra.
Những người chứng kiến buổi tẩm liệm, suy đoán rằng nhà cầm quyền trước khi cho mang thi thể của bà Liên về nhà đã dung hoá chất tẩy xoá hết các vết cháy than trên mặt, nên nhìn khuôn mặt tuy đen, nhưng chỉ là đen nám chứ không bị cháy thành than, tóc vẫn còn nguyên, chỉ bị cháy xém nhẹ.

Tóc bà vẫn còn nguyên. Anh Phú con trai bà làm theo hướng dẫn của nhà sư, cho bà ăn cơm.
Sáng sớm 02.08.2012, VRNs hỏi cô Tú và cô Phụng: “Lúc đưa mẹ đi cấp cứu, thì mặt bà có bị cháy đen ra than hay cũng chỉ bị nám đen da như lúc liệm thôi?” Cô Phụng cho biết chỉ đen như vậy thôi.
Độc giả có nickname Lưamientrung khẳng định: “Rõ ràng bà Liêng không dài gì tự thiêu giữa lúc này. Đúng đây là một cái chết oan khiên có tổ chức dưới sự chỉ đạo và dàn dựng của đcs. Bà hiểu rằng hàng trăm người dân yêu nước tự thiêu giũă lúc này thì chỉ làm cho bọn cs khoái chí thôi. Chúng chỉ hơi nao lòng tý xíu khi mà trên 63 tỉnh thành ngày nào những tên đầu sọ cũng “bị nạn cũng bị đặt bộc phá và nổ mìn”. Đó mới là dấu hiệu thời đại mới. Bọn cs chỉ đạo sau khi thăm con trở về nhiều “bí mật” sẽ được phanh khui nên chúng đã thủ tiêu bằng “tự thiêu”, đó là bài của cs. Chúng còn cho người săn đuổi đến cả đám tang, còn chỗ nào để nói nữa. Đúng Mẹ là người thông minh kiên trinh “Sống khôn chết thiêng”… sẽ có những vụ án “minh oan như Lệ Chi Viên” của dân tộc đang nung nấu!
Đất nước mỗi ngày tội ác lên ngôi / Ta bước đi trên đất nước nghẹn lời!
Như vậy, nếu có việc “tự thiêu” thì chắc chắn cái cháy không lớn lắm, vì chỉ mới đủ sức làm nám da, và tóc còn nguyên. Xem ra muốn công nhận bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu trước dư luận càng ngày càng khó hơn.

Wednesday, August 22, 2012

New Orleans thông qua nghị quyết ngưng giao thương với Việt Nam

Ðỗ Dzũng/Người Việt

NEW ORLEANS (NV) -Hội Ðồng Thành Phố New Orleans, Louisiana, hôm 26 Tháng Bảy vừa bỏ phiếu 7-0 thông qua Nghị Quyết R-12-166, kêu gọi thành phố ngưng giao dịch thương mại với Việt Nam vì chế độ cầm quyền tại quốc gia này vẫn còn đàn áp nhân quyền.
Công nhân Việt Nam may quần áo xuất cảng sang Mỹ. Hội Ðồng Thành Phố New Orleans vừa thông qua nghị quyết kêu gọi ngưng giao thương với Việt Nam vì chế độ cầm quyền vẫn còn đàn áp nhân quyền. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

R-12-166, do Nghị Viên Stacy Head, chủ tịch Hội Ðồng Thành Phố, soạn thảo và giới thiệu, cũng kêu gọi phái đoàn dân biểu liên bang của tiểu bang Louisina ủng hộ Dự Luật H 1410, do Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hòa-New Jersey) đưa ra tại Hạ Viện Hoa Kỳ, cổ vũ tự do và dân chủ tại Việt Nam.
Nghị quyết của Hội Ðồng Thành Phố New Orleans, được đưa ra ngày 7 Tháng Sáu, cũng kêu gọi Tổng Thống Barack Obama ủng hộ tất cả mọi đề nghị, kể cả Dự Luật H 1410, nhằm cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Ông Lê Hồng Thanh, phó chủ tịch nội vụ Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, một người có mặt tại buổi bỏ phiếu và phát biểu ủng hộ nghị quyết, cho biết R-12-166 là một “hình thức ngăn chặn Cộng Sản len lỏi vào cộng đồng.”
Ông nói với nhật báo Người Việt rằng: “Chúng tôi là người Việt tị nạn chống chế độ Cộng Sản theo đuổi chúng tôi bao nhiêu năm nay. Họ len lỏi vào cộng đồng, tiếp tục lấn sân. Nghị quyết này không cho phép Cộng Sản dùng thương mại lấn sân chúng ta. Vì thế, chúng tôi nhận thấy phải ủng hộ nghị quyết này nên chúng tôi vận động.”
Ông Thanh cho biết ông và một phụ nữ Việt Nam khác, tên Cindy Nguyễn, thuộc tổ chức V.I.E.T, phát biểu tại buổi họp, kêu gọi Hội Ðồng Thành Phố thông qua R-12-166.
Ngoài ra, có một người Mỹ lên phát biểu chống đối, cho rằng thành phố nên tiếp tục buôn bán với Việt Nam để phát triển kinh tế.
“Tuy nhiên, phản đối của ông này khá yếu ớt,” ông Thanh nhận xét.
Ông Thanh cũng cho rằng “giao thương giữa New Orleans và Việt Nam không có lợi cho người dân.”
“Buôn bán với Việt Nam chỉ có lợi cho chế độ Cộng Sản,” ông Thanh nói. “Kinh tế Việt Nam hiện nay do tư bản đỏ nắm hết, chứ người dân không được gì cả.”
Nhật báo Người Việt có gọi điện thoại đến New Orleans để phỏng vấn Nghị Viên Stacy Head, nhưng được chuyển qua phát ngôn viên thành phố. Tuy nhiên, cho tới khi bài báo lên khuôn, vẫn chưa thấy ai gọi lại.
Hội Ðồng Thành Phố New Orleans, có bảy thành viên, là cơ quan lập pháp của thành phố. Trong bảy thành viên này, năm người do cử tri năm khu vực trực tiếp bầu ra, còn hai thành viên khác do cử tri toàn thành phố bầu, trong đó có Nghị Viên Stacy Head.
Ðứng đầu thành phố là thị trưởng, có quyền hành pháp, do cử tri toàn thành phố trực tiếp bầu.
Theo thống kê năm 2011 do Cục Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ đưa ra, New Orleans có khoảng 370,000 cư dân, trong đó có khoảng 28,000 người gốc Việt.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=153753&zoneid=1#.UDSFzhhTSm0.facebook

Tò Mò đáp xuống Úc châu ở Hỏa Tinh

Việt Luận
Xe "Tò Mò" trên Hỏa Tinh
Chiều thứ Hai 6.8.12 đầu tuần này, sau 3 giờ một chút rất nhiều người trên thế giới phải chịu đựng "bảy phút kinh hoàng". Bảy phút này bắt đầu từ 3 giờ 8 phút (giờ Đông bộ Úc). May mắn "bảy phút kinh hoàng" đã kết thúc bằng tiếng reo hò vui mừng vào 3:15 phút. Đó là lúc chiếc xe mang tên "Curiosity, Tò Mò" đáp xuống Hoả Tinh.
Đây là một bước rất dài của loài người sống trên trái đất tìm đến các hành tinh. Đặc biệt trong bước chân dài 566 triệu cây số từ trái đất đến Hoả Tinh, Úc đã góp phần không nhỏ.
Vào ngày 26 tháng 11 năm ngoái, cơ quan thám hiểm không gian NASA của Hoa Kỳ phóng phi thuyền Atlas V 541 lên Hoả Tinh. Sau chín tháng lao vào không gian với tốc độ cực kỳ nhanh, Atlas V 541 đã tới nơi. Lúc tới nơi, phi thuyền bay với tốc độ 20,920km/giờ. Và trong vòng bảy phút phi thuyền phải thắng lại để giảm tốc độ còn 3 km/giờ.
Bộ thắng của phi thuyền là hệ thống hoả tiễn phun lửa ngược chiều. Khi nào thì phải thắng và cần đạp thắng mạnh nhẹ như thế nào? Để trả lời hai câu hỏi này, người ta dùng computer để ra lệnh. Chương trình ra lệnh này do một người Úc làm trưởng toán thiết kế. Marcel Schoppers, cựu sinh viên từ đại học ANU, phải làm việc 25 tiếng đồng hồ mỗi ngày để bảo đảm chiếc xe Tò Mò nhẹ nhàng lăn bánh trên Hoả Tinh. Không riêng gì người Úc Marcel Schoppers mà gần hết nhân viên trong chương trình thám hiểm Hoả Tinh đều phải làm việc mỗi ngày thêm một tiếng đồng hồ vì... ngày trên Hoả Tinh dài hơn ngày tại trái đất một tiếng đồng hồ.
Thật ra, Tò Mò, nặng 899 kg, không phải là xe thám hiểm đầu tiên do trái đất gởi lên Hoả Tinh. Đây là chiếc xe thứ bảy và là chiếc xe lớn nhất. Tò Mò có thể hoạt động trên Hoả Tinh từ hai cho đến bốn năm để tìm hiểu đã có đời sống trên hành tinh này hay không và trong tương lai con người có thể sống tại đây hay không.
Khi chạm vào mặt đất của Hoả Tinh, từ địa chỉ Twitter @MarsCuriosity, xe thám hiển Tò Mò cất tiếng hót lên mạng xã hội "I'm safely on the surface of Mars. GALE CRATER I AM IN YOU!!! #MSL, Tôi đã tới mặt đất Hoả Tinh an toàn. Lòng chảo GALE ơi, tôi đang ở trong lòng của ông!!! ".
Lòng chảo Gale được đặt tên theo một nhà thiên văn người Úc. Ông Walter Gale sinh năm 1865 tại Paddington, Sydney, là người say mê thiên văn học. Walter Gale khám phá ra bảy sao chổi. Trong đó, ba sao chổi mang tên của ông. Ngoài ra, Walter Gale ghi chú nhiều chi tiết của bề mặt Hoả Tinh. Ông cho biết đất Hoả Tinh không khác vùng đất Grand Canyon tại Hoa Kỳ. Đặc biệt nhà thiên văn Úc cho rằng có đời sống trên hành tinh màu đỏ này.
Chính tại lòng chảo Gale mà NASA đã chọn cho xe Tò Mò đáp xuống. Lòng chảo này tọa lạc tại phần đáy phía Nam của Hoả Tinh nên ta có thể nói đây là chỗ của nước Úc tại hành tinh xa xôi này. Đến "đất Úc trên Hoả Tinh", xe Tò Mò với sáu bánh xe sẽ chạy lòng vòng trong lòng chảo rộng 154 cây số với tốc độ 160 cây số/giờ và leo lên ngọn núi có tên là Mount Sharp cao khoảng 5 ngàn mét.
Đáp xuống Hoả Tinh, xe Tò Mò nhanh chóng gởi hình về trái đất. Tấm hình đầu tiên không về trung tâm chỉ huy NASA tại Pasadena nhưng hiện lên đầu tiên tại Úc. Giàn radar gồm có ba đĩa nhận tín hiệu (một cái có đường kính 70 mét và hai cái kia có đường kính 34 mét) đặt tại Tidbinbilla, phía Nam thủ đô Canberra, là nơi đầu tiên trên thế giới nhận hình. Ở bên ngoài Canberra Deep Space Communications Complex, Tidbinbilla -- hơn 200 người Úc túc trực để trở thành người đầu tiên trên trái đất nhìn thấy hình Hoả Tinh do chiếc xe Tò Mò gởi về. Mặc dầu được chuyển đi với tốc độ cực kỳ nhanh, tín hiệu từ Hoả Tinh đến trái đất phải mất 15 phút mới tới nơi. Và trái đất có ra lệnh gì cho xe Tò Mò thì cũng phải chờ thêm 15 phút nữa Tò Mò mới nhận được.
Dựa vào kết quả thám hiểm của Tò Mò, trái đất sẽ gởi người lên Hoả Tinh. Theo chương trinh do tổng thống Barack Obama đề ra, vào năm 2030 con người từ trái đất sẽ đặt chân lên đó như Neil Armstrong, người Hoa Kỳ, đã đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969. Tuy nhiên, theo lời ông Charles Bolden giám đốc NASA: người đầu tiên đặt chân lên Hoả Tinh sẽ là một trong nhiều học sinh hôm nay đang học trung học. Em Bernanda Telalovic, 17 tuổi, đang học tại Casula High School, phía Tây Nam thành phố Sydney, Úc mong muốn được làm người ấy.
Biết đâu mơ ước của em sẽ thành sự thật. Lúc đó, một người Úc từ trái đất sẽ bay 566 triệu cây số lên Hoả Tinh để đáp xuống nước Úc ở trên đó.
Việt Luận

Abby và Brittany, hai cô gái với một thân hình!

Thượng đế an bài?
Abby và Brittany, hai cô gái với một thân hình!
Chu Nguyễn



















Đầu tháng Tám vừa qua, kênh truyền hình TLC của Mỹ đã ghi lại cuộc sống đầy hứa hẹn vui tươi của hai cô gái song sinh Abigail (Abby) và Brittany Hensel. Đôi song sinh Abby và Brittany này khác với các cặp song sinh khác: Hai thân thể dính liền nhưng có bộ phận đầu khác nhau và là hai cá thể hoàn toàn độc lập. Khoa học dự đoán cặp này khó sống sau khi sinh thế mà họ đã 22 tuổi, tốt nghiệp cao đẳng và chuẩn bị tìm việc làm cũng như hứa hẹn với bạch mã hoàng tử.





Khi Abby và Brittany ra đời vào năm 1990, các bác sĩ cho cha mẹ họ biết cặp này khó sống sót qua đêm. Điều này khoa học có chứng cớ. Trong dĩ vãng có thể thống kê được, thì chỉ có một cặp trong 40.000 cặp song sinh là có phần thân thể dính liền và chỉ có 1 phần trăm “ca” này là có thể sống quá một tuổi. Nhưng trường hợp Abby và Brittany lại trở thành ngoại lệ làm giới khoa học ngạc nhiên. Họ đã tiếp tục lớn và đỏ da thắm thịt. Vào tuổi lên 6, đáp lại sự quan tâm theo dõi của mọi người, hai cô bé xuất hiện trên chương trình Oprah và trên trang bìa báo Life, rồi câu chuyện về cặp này được tờ Time thuật lại và chương trình Dicovery khai thác. Rồi từ đó dư luận cho dù thèm biết tin về họ, nhưng họ đã được cha mẹ là Patty và Mike nuôi dưỡng “kín cổng cao tường” đối với giới truyền thông hay tò mò, tại một miền quê ở Minnesota, hy vọng hai bé có thể trưởng thành trong một môi trường tự nhiên khỏi bị ai dòm ngó.

Abby và Brittany “tái xuất giang hồ” vào tháng 8 năm 2012, ở tuổi 22, đã làm cho mọi người ngạc nhiên. Họ xuất hiện sinh động và yêu đời, rõ ràng là hai cô gái hơ hớ xuân xanh nhiều phần kiều mị. Nào hình họ chụp tươi cười trong nắng ấm, hay lúc thư giãn trên bãi biển, hoặc lúc họ trong lễ phục nhận bằng tốt nghiệp và cả lúc họ lái xe. Có ai ngờ trong bấy nhiêu năm cả hai đều tốt nghiệp cao đẳng tại đại học Bethel University ở St. Paul, Minn., có bằng lái xe riêng, sở thích riêng và đang tìm việc làm. Họ hoàn toàn là các thiếu nữ bình thường. Hơn nữa, dù chung một cơ thể nhưng Abby điều khiển bên tay mặt và bên trái là quyền của Brittany. Chẳng những chỉ khác nhau về một phần của thể xác mà kể cả về tính tình. Brittany cho biết: “Hãy tin tôi, chúng tôi là hai người hoàn toàn khác nhau”. Tuy nhiên ở họ có mối thần giao cách cảm (telepathic) nên “tuy hai mà một và tuy một mà hai”.



Một cặp song sinh đặc biệt khi chào đời

Abigail (Abby) và Brittany là cặp song sinh một cơ thể hai đầu (dicephalus) và trong lịch sử y học cho tới nay được coi là trong nhóm bốn cặp sống sót sau khi sinh và là cặp duy nhất trưởng thành về mọi mặt.

Thực là đặc biệt. Cặp này có một cơ thể chung, hai đầu và nhiều nội tạng khác nhau: Hai đầu nối xuống dưới bằng hai cột sống khác nhau, hai trái tim riêng biệt, hai thực quản, hai dạ dày riêng, ba trái thận, hai túi mật, bốn lá phổi (hai lá phổi dính vào nhau) một lá gan, một khung sườn chung, hệ tuần hoàn chung và chia sẻ một phần hệ thần kinh. Từ eo lưng trở xuống bao gồm những bộ phận chung: một tiểu trường, một đại trường, một bàng quang và một hệ sinh dục.

Có điều, cặp đôi Abby và Brittany ra đời ngoài dự liệu của cha mẹ. Bà mẹ Patty lúc đó đang làm y tá tại một bệnh viện ở Minnesota. Hoài thai tới tháng gần sinh mà vẫn không ngờ mình sinh đôi, tạm gọi là “quái thai”, cho tới khi lâm bồn tại một bệnh viện địa phương và lúc đó y bác sĩ ở đó mới báo cho bà ta biết tình trạng thai nhi hiếm hoi này và đưa sản phụ tới một bệnh viện lớn hơn. Vào ngày 7 tháng Ba 1996, cặp sinh đôi hiếm hoi này cất tiếng khóc chào đời nhờ sự trợ giúp của kỹ thuật trợ sinh tối tân và các y bác sĩ chuyên môn cao. Giới khoa học giải thích rằng hiện tượng “quái thai” này do một trứng thụ tinh trong dạ con đã không tách rời đúng cách nên mới có bào thai dị dạng. Khoa học cũng dự đoán hài nhi sẽ khó qua khỏi trong đêm và nếu có thể sống sót thì cũng yểu mạng trong vòng năm đầu. Giả sử chúng có may mắn lớn lên thì hai trẻ này mỗi đứa chỉ có một tay và một chân thì làm sao mà sống và vào đời?

Khoa học lại một phen lầm lẫn.

Trước hết nhờ vai trò người mẹ, bà Patty. Patty là một từ mẫu, ngay từ phút trông thấy đứa trẻ hai đầu, bà vẫn vui sướng tràn trề. Bà đã hôn Abigail, rồi áp má vào mặt Brittany, ủ thêm cho chúng sức sống và niềm tin. Từ đó hai trẻ được cha mẹ săn sóc dưới mái gia đình ấm cúng tại một trang trại ở Minnesota, miền trung tây nước Mỹ, cùng với hai em Dakota và Morgan.

Mặc dầu thuở trưởng thành Brittany thường yếu đau, dễ bị cảm lạnh và hai lần sưng phổi nhưng sau đó đôi trẻ ở tình trạng sức khỏe tốt sau một vài cuộc giải phẫu. Thuở sơ sinh, một cánh tay chưa phát triển của chúng được cắt bỏ và ở tuổi 12 chúng được giải phẫu để nới rộng lồng ngực để tránh sau này hô hấp khó khăn.

Abby và Brittany lớn lên được mẹ bế tới trường và theo học một trường tư của giáo hội và hòa đồng dần với bọn trẻ đồng trang lứa.

Bà mẹ Patty, có am hiểu về tâm sinh lý, đã khuyến khích con gái phát triển nhân cách riêng. Trước trăm ngàn cặp mắt chăm chú vào chúng khi chúng xuất hiện, có thể làm thương tổn chúng. Bà Patty truyền cho chúng niềm tin, rằng chúng không phải quái thai hai đầu mà là hai trẻ khác nhau có cơ thể dính liền mà thôi.

Cũng vì thế mỗi khi dẫn chúng đi dự cuộc vui, nhạc hội hay phim ảnh, bà Patty bao giờ cũng mua hai ghế riêng cho hai con cho dù chúng chỉ dùng một ghế. Trong giờ ăn cũng thế, thức ăn, thức uống của chúng tùy ý thích và khác nhau. Abigail, bé gái mập hơn, cứng đầu hơn, thích nước cam trong bữa điểm tâm. Còn Brittany, hay vui đùa, cười cợt chỉ thích uống sữa. Hằng năm, bánh sinh nhật, cha mẹ cũng mua hai chiếc với đèn cầy cho từng đứa. Patty và Mike cũng la rầy riêng từng bé nếu một bé phạm lỗi chứ không trách chung cả hai đứa trẻ mà định mệnh đã gắn vào nhau.

Khi chúng ăn chúng có đĩa thức ăn riêng, một bé cầm nĩa, một bé cầm dao để cắt thực phẩm, và lần lượt đút thức ăn vào miệng bé kia.

Mặc dù Brittany, bé bên trái, không cảm thấy những gì xảy ra ở bên mặt của cơ thể và Abigail, bé bên mặt, không cảm thấy những gì ở phía trái cơ thể chúng, nhưng lạ thay chân tay chúng có sự phối hợp đồng bộ chẳng khác ở một người ngay cả khi gửi e-mail trên computer.

Khi chơi đàn dương cầm thì Abigail phụ trách phần tay mặt, còn Brittany bên trái và phối hợp kỳ lạ tạo ra khúc nhạc du dương. Khi lái xe thì mỗi cô gái dùng một tay để trên tay lái. Brittany tiết lộ: “Abby phụ trách phần ga và cần số, còn tôi lo đèn hiệu”. Thêm một điểm phân biệt về tính tình là Abby thích lái nhanh và không hiểu nếu vượt đèn đỏ hay chạy quá tốc lực thì cô nào bị phạt hay bị phạt cả hai?

Tại học đường hai cô gái phải đối phó với những khó khăn khác nhau và trong kỳ khảo hạch họ trả lời khác nhau và viết câu trả lời bằng tay của mình. Một nhà giáo ở trung học, Kevin Boozikee, tiết lộ về Abby và Brittany: “Họ trả lời câu hỏi một cách khác nhau, suy nghĩ độc lập và được điểm không tương tự”.

Một điểm đặc biệt nữa là trong cuộc sống, cả hai có thể hòa hợp mặc dù tính tình khác biệt. Họ ít khi cãi lẫy, mặc dù Abigail luôn luôn muốn làm người lãnh đạo và như người mẹ cho biết cô ta muốn làm chủ cơ thể chung của chúng.

Bên ngoài y phục có thể tùy thích, kẻ ưa màu hồng, người ưa màu tím, nhưng Abby và Brittany tỏ ra tương thông trong sinh hoạt và sinh tồn. Một cô gái có thể gãi chỗ ngứa cho người chị em không thể với tay làm được việc này. Khi phải dùng bàn tay để đếm trong giờ toán, thì cô kia để tay mình yên một chỗ cho người kia làm việc. Người mẹ kể rằng, khi Brittany bị sưng phổi phải uống thuốc nhưng không nuốt thuốc được thì Abigail tình nguyện thay thế Brittany tống thuốc giùm.

Chỉ có một lần khi còn nhỏ Abigail tỏ ra bực bội, khó chịu và đòi tách rời cơ thể chung vì Brittany sưng phổi phải nằm trên giường. Nhưng khi nghe Brittany gào khóc thì Abigail an ủi “chị em” rằng mọi việc sẽ bình thường và hứa không bao giờ họ phân cách cả.

Vào tuổi teeen, Abigail đã khẳng định: “Không, chẳng bao giờ chúng tôi muốn tách rời nhau - vì chúng tôi không thể làm những việc mà chúng tôi hiện có thể làm được... như chơi softball, bowling và các môn thể thao khác”.

Mặc dù họ lạc quan, người nọ tận tụy với người kia và cảm thấy hạnh phúc, nhưng đã tới tuổi yêu đương liệu Abby và Brittany có thể hóa giải mọi mâu thuẫn không? Chẳng hạn một cô yêu một chàng trai mà cô kia ghét? Lại còn vấn đề con cái? Một công việc phải được phối hợp đồng bộ vì họ có chung một cơ quan sinh sản.

Cặp song sinh cho biết đã bàn bạc về vấn đề tương lai có con cái vì không có lý do y học nào cấm cản họ trở thành bà mẹ. Chính ông bà Mike và Patty, cha mẹ hai cô gái, cũng tin rằng hai con gái của họ sẽ có ngày kết hôn. Tuy nhiên, hiện giờ hai cô gái kín miệng về chuyện hẹn hò mặc cho thiên hạ đồn đoán, họ chỉ mỉm cười mặc cho số mệnh định đoạt.