Thursday, May 30, 2013

LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC



TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH


 


PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN

VÀ XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG 

 

NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013

 

Một mùa hè nóng bỏng đã đến. Nhà cầm quyền Trung Quốc lại quen thói, ra tuyên bố cấm đánh bắt cá ở Biển Đông – trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

 

Tiếp theo tuyên bố ngang ngược đó, Trung Cộng điều hàng chục tàu cá có sự yểm trợ của tàu chiến để đánh bắt trộm trên Biển Đông.

 

Trung Cộng đã ra tay đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, bắt giữ và áp giải tàu thuyền của ta đang đánh bắt trên ngư trường quen thuộc Hoàng Sa.

 

Hành động đó của nhà cầm quyền bành trướng Trung Cộng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.

 

Đồng bào hãy xuống đường, đem theo khẩu hiệu biểu ngữ hòa cùng dòng người hô vang khẩu hiệu Đả đảo Bành trướng Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.


Thời gian: 08h30 ngày Chủ Nhật 02.06.2013

Địa điểm tập trung:

Tại Hà Nội: Khu vực HỒ GƯƠM
Tại TP Hồ Chí Minh: CÔNG VIÊN 30/4

TỔ QUỐC VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM!
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TOÀN VẸN LÃNH THỔ MUÔN NĂM!

Wednesday, May 29, 2013

'VN vi phạm nghiêm trọng chủ quyền TQ'

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa có phản hồi sau khi Hà Nội trao công hàm phản đối Trung Quốc trong vụ việc mà Hà Nội nói rằng các tàu Trung Quốc đâm vào một tàu cá Việt Nam 'đe dọa tính mạng của ngư dân' tại quần đảo Hoàng Sa .









Người phát ngôn Hồng Lỗi nói “Chúng tôi hy vọng các bên liên quan sẽ tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa và không được có những hành động làm phức tạp và thổi phồng tình hình và đe dọa sự ổn định và an ninh tại Biển Nam Trung Hoa”. “Những cáo buộc của Việt Nam đối với Trung Quốc là hoàn toàn không đúng với những gì diễn ra trên thực tế. Thuyền đánh cá Việt Nam đã vào quần đảo Tây Sa của Trung Quốc (quần đảo Hoàng Sa) và tiến hành các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc và luật pháp Trung Quốc. “Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam có các biện pháp hiệu quả nhằm giáo dục ngư dân của mình ngưng các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp,” ông Hồng Lỗi nói thêm.

Wednesday, May 22, 2013

Nguồn Gốc và Ý Nghĩa của tên SÀIGÒN

 

Nguồn Gốc và Ý Nghĩa của tên SÀIGÒN

Vietsciences-Nguyễn Ngọc Huy                 22/09/2005
 

 

I/ Nguồn gốc  và ý nghĩa của tên Sài Gòn

Trong "Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị" của ông Huỳnh Tịnh Của thì Sài tức là củi thổi, Gòn: tên loại cây cỏ bông nhẹ xốp, nhẹ hơn bông thường, trong Nam hay dùng để dồn gối, dồn nệm. Về địa danh Sàigòn thì Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị ghi: tên riêng của đất Chợ Lớn, bây giờ lại hiểu là đất Bến Nghé.
Ðịnh nghĩa Sàigòn của quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị cho ta thấy rằng tên Sàigòn trước đây dùng để chỉ vùng Chợ Lớn hiện nay, còn vùng mà ta gọi là Sàigòn hiện nay thì trước đây lại gọi là Bến Nghé. Ðiều này được xác nhận nhờ hai người Anh là Crawford và Finlayson đã đến vùng này năm 1922. Cứ theo lời những người này thuật lại thì Sàigòn và Bến Nghé (mà các tác giả trên đây viết là Bingeh hay Pingeh) là hai thành phố phân biệt nhau và cách xa nhau độ 1 hay 2 dặm, Bến Nghé là nơi đồn binh và đạt cơ quan chánh phủ, còn Sàigòn là trung tâm thương mãi và là nơi cư ngụ của người Hoa kiều và các thương gia (tài liệu của Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises tức là Tập san của Hội Cổ Học Ấn Hoa, năm 1942, tập số 2). Vậy, Sàigòn và Bến Nghé là hai thành phố phân biệt nhau và có hai tên khác nhau đàng hoàng, nhưng đến khi người Pháp chinh phục ba tỉnh phía đông Nam Kỳ năm 1861, họ dùng tên Sàigòn để chỉ đất Bến Nghé cũ, mà họ dùng làm trung tâm hành chánh, vì Bến Nghé là một tiếng khó cho người ngoại quốc phát âm hơn Sàigòn. Người Việt Nam bắt buộc phải theo họ mà gọi Bến Nghé là Sàigòn, còn vùng trước đó gọi là Sàigòn thì được gọi là Chợ Lớn theo một cái tên mà sử gia Phan Khoang trong bộ Việt Sử, Xứ Ðằng Trong, cho là dường như đã có từ đời vua Gia Long.
Cũng theo quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của thì tên Sàigòn có nghĩa là củi gòn. Nhà học giả Trương Vĩnh Ký đã theo thuyết này mà ông cho biết là dựa vào bộ Gia Ðịnh Thông Chí của ông Trịnh Hoài Ðức. Trong tập Souvenirs historiques, ông Trương Vĩnh Ký lại kể lại rằng người Khmer xưa có trồng cây gòn chung quanh đồn Cây Mai và chính ông còn thấy vài gốc cổ thụ này tại vùng ấy năm 1885.
Sau ông Trương Vĩnh Ký, còn có ông đốc phủ Lê Văn Phát đi xa hơn trong thuyết kể trên đây. Theo ông Lê Văn Phát thì trước đây, vùng Sàigòn Chợ Lớn hãy còn bị rừng bao phủ và tên Sàigòn có lẽ phát xuất từ tên Khmer Prei Kor tức là Rừng Gòn (Forêt des Kapokiers). Prei Kor là tên mà người Khmer dùng để gọi một địa phương mà trọng tâm là Chùa Cây Mai ở Phú Lâm ngày nay. Mặt khác, ông Lê Văn Phát cũng cho biết rằng người Lào (mà ngôn ngữ gần như ngôn ngữ Thái) đã gọi vùng này là Cai Ngon, mà Cai Ngon theo tiếng Thái cũng có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn (Brousse des kapokiers).
Thuyết về nguồn gốc tên Sàigòn của các học giả Việt Nam trên đây sau này đã bị một số học giả khác bác bỏ. ông Vương Hồng Sến trong bộ Sàigòn Năm Xưa cho biết rằng theo tiếng Khmer thì Kor có nghĩa là gòn mà cũng có thể có nghĩa là con bò, và Prei Kor có thể là Rừng Bò chứ chưa ắt hẳn là Rừng Gòn.
Mặt khác, các nhà học giả Pháp nghiên cứu về nước Cam.Bu.Chia đã tìm được trong bộ sử chép tay của nước ấy một dữ kiện quan trọng về vùng này. Theo bộ sử ấy, năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đã đến Cam.Bu.Chia xin vua Cam.Bu.Chia cho đặt một số sở thuế ở vùng Prei Nokor va` Kas Krobey. Vua Cam.Bu.Chia lúc ấy có một hoàng hậu la` con gái chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên). Bởi đó, ông đã chấp nhận lời yêu cầu của chúa Nguyễn.
Theo ông Etienne Aymonier thì Nokor là xứ, quốc gia và Prei Nokor là rừng của vua (forf royale). Nhưng linh mục Tandart lại bảo rằng tiếng Nokor do tiếng nam phạn Nagaram mà ra, và có nghĩa là Thành phố của rừng hay thành phố ở giữa rừng (ville de la forêt). Bởi vậy theo ông, Prei Nokor có nghĩa là thành phố.
Nhà học giả Pháp Louis Malleret khi nêu ra tài liệu về Prei Nokor đã dựa vào ý nghĩa của tiếng Khmer này theo linh mục Tandart để bác bỏ thuyết của các học giả Việt Nam trước đó cho rằng Sàigòn có nghĩa là Củi Gòn. Ông đã theo ý kiến của một người Pháp khác là Maurice Verdeille theo đó tiếng Sàigo`n có lẽ phát xuất từ tiếng Tây ngòn có nghĩa là cống phẩm của phía tây (tribut de l'ouest). Tiếng Hán Việt có nghĩa là cống phẩm của phía tây nếu đọc theo V.N là Tây Cống và Tây Ngòn hẳn là Tây Cống, nhưng phát âm theo giọng Trung Hoa. Sở dĩ ông Malleret theo thuyết này là vì ông đã dựa vào một dữ kiện lịch sử do ông Trịnh Hoài Ðức chép lại, là khi Cam Bu Chia bị phân ra cho hai vua thì cả hai vua nầy đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở Prei Nokor, vốn là thủ đô của vua thứ nhì từ năm 1674 (trong khi vua thứ nhứt đóng đô ở Oudong ở phía bắc Nam Vang).
Một tác giả khác, ông Vương Hồng Sển, nhắc lại trong quyển Sàigòn Năm Xưa rằng người Hoa Kiều đã tập trung vào vùng Chợ Lớn ngày nay để mua bán năm 1778 sau khi Cù Lao Phố (gàn tỉnh lị Biên Hòa ngày nay) là nơi được thành lập để mua bán từ cuối thế kỷ thứ 17 đã bị Tây Sơn phá tan khi họ kéo vào đánh Miền Nam. Sau khi thành phố này đã vững, người Hoa Kiều đã đáp thêm bờ kinh Chợ Lớn, cẩn đá cho cao ráo kiên cố. Và có lẽ để ghi công việc này, họ đặt tên chỗ mới này là Ðề Ngạn, tức là bờ sông cao dốc trên có đe ngăn nước. Ðề Ngạn là tiếng Hán Việt, chớ người Trung Hoa phát âm theo giọng Quảng Ðông thì nói thành Tài Ngon hay Thầy Ngồnn. Ông Vương Hồng Sển cho rằng tiếng Sàigòn chính do Thầy Ngồnn mà ra.
Về đất Bến Nghé thì người Trung Hoa gọi là Xi Cong. Ông Vương Hồng Sển cho rằng đó là họ đọc trại lại tiếng Sàigòn của ta và khi viết ra Hán văn thì họ dùng hai chữ mà ta đọc là Tây Cống.
 
Vậy, có ba thuyết về nguồn gốc và ý nghĩa của tên Sàigòn:
1. Thuyết của các ông Trương Vĩnh Ký và Lê Văn Phát: Sàigon do tiếng Khmer Prei Kor mà ra, và có nghĩa là củi gòn.
2. Thuyết của ông Louis Malleret: Sàigòn do tiếng Tây Ngòn, tức là Tây Cống phát âm theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là cống phẩm của phía tây.
3. Thuyết của ông Vương Hồng Sển: Sàigòn do tiếng Thầy Ngồnn tức là Ðề Ngạn phát âm theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là bờ sông cao dốc trên có đê ngăn nước. Còn về tiếng Tây Cống, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng nó chỉ được người Trung Hoa dùng sau này để phiên âm lại tên Sàigòn sau khi tên này được dùng đẻ chỉ đất Bến Nghé cũ.
Ba thuyết trên đây cái nào cũng có vẻ có lý phần nào nhưng thật sự, không cái nào có thể làm cho chúng ta hoàn toàn thỏa mãn. Như thế có lẽ vì những người nêu ra các thuyết ấy đã quên để ý đến cách ông bà chúng ta đặt các địa danh ở Nam Kỳ trước đây. Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong việc đạt địa danh này, ông bà chúng ta đã theo một số nguyên tắc:
 
  1. Các cụ có thể phiên âm một địa danh Khmer đã có và bỏ dấu cho thành tiếng Việt Nam. Thí dụ như Psar Deck thiếng Khmer là Chợ Sắt đã được các cụ gọi lại là Sa Ðéc, hay Me So tiếng Khmer là Người Ðàn Bà Ðẹp hay nàng Tiên được các cụ gọi là Mỹ Tho. Trong một bài kỷ niệm ngày 30 tháng tư, đăng trong tờ Việt Báo, ông Phạm Nam Sách khi nói về tỉnh Ba Xuyên đã nhắc đến một địa danh mà ông nói là là Bảy Sào, Bải Sào, Bảy Sau hay Bải Sau chi đó. Thật sự đó là Bải Xào, một tiếng phát xuất từ tiếng Khmer Bai Xao có nghĩa là Cơm Sống. Ðịa danh này sở dĩ có là vì trong trận đánh nhau voói người Việt Nam, người Khmer đã thua chạy về đến đó và ngừng lại nấu cơm ăn, nhưng cơm chưa kịp chín thì quân Việt Nam lại kếo đến và người Khmer phải bỏ chạy. Ðể đánh dấu việc này, họ gọi đất đó là Cơm Sống, tiếng Khmer là Bai Xao và các cụ ta bỏ dấu thêm thành Bải Xào.
 
  1. Các cụ có thể dịch nghĩa một địa danh Khmer đã có. Thí dụ như tên Bến Nghé phát xuất từ tiếng Khmer Kompong Krabei có nghĩa la Vũng Trâu. Theo sử Khmer mà ông Malleret viện dẫn thì ngoài Prei Nokor, vua Cam.Bu.Chia còn cho chúa Nguyễn đạt sở thuế ở Kas Krobey. Chữ Krobey rất gần Krabei, và có thể Kas Krobey với Kompong Krobei cũng là một và có nghĩa là Vũng Trâu, Bến Trâu gì đó.
 
  1. Nhưng tên theo hai loại trên đây là do người Việt Nam bình dân đặt ra khi mới đến một địa phương, về sau, khi đã có nhiều người Việt Nam ở và triều đình Việt Nam đặt ra các đơn vị hành chánh, thì triều đình lại dùng tiếng Hán Việt như Trấn Biên, Phiên Trấn, Phước Long, Phước Tuy v.v... Mặt khác, khi viết sử hay viết sách địa lý mà gặp một tên nôm do người bình dân đã đặt, các cụ đã dịch phăng nó ra tiếng Hán Việt chớ ít khi chịu chép tên nôm. Như Ba Giỗng, các cụ dịch là Tam Phụ và Bến Nghé, các cụ dịch lại là Ngưu Chử khi chép vào sách chớ không chịu viết tên nôm là Ba Giồng, Bến Nghé.
 
 
Nếu lấy các qui tắc đặt địa danh của các cụ ngày xưa làm tiêu chuẩn dể suy luận thì ta thấy ngay các thuyết trên đây về nguồn gốc và ý nghĩa của Sàigòn không ổn.
 
  1. Nếu các cụ ta ngày xua muốn dịch tiếng Khmer Prei Kor ra tiếng Việt thì các cụ đã dùng tên Củi Gòn, Cây Gòn hay Rừng Gòn để đạt cho địa phương này, chớ không ghép một tiếng Hán Việt là Sài với một tiếng nôm là Gòn để thành Sàigòn, cũng nhu khi dịch Kompong Krabei ra tiếng Việt, các cụ đã gọi là Bến Nghé chớ không nói Tân Nghé, Chử Nghế hay Ngạn Nghé (Tân, Chử và Ngạn là những tiếng Hán Việt có nghĩa là cái cồn nhỏ, bến sông, bờ sông). Nếu bảo rằng gòn là một loại cây không có tên Hán Việt và các cụ đã dùng tên ấy như tiếng Hán Việt thì các cụ đã theo văn phạm Hán Việt mà gọi Củi Gòn là Gòn Sài chớ không thể gọi là Sài Gòn
  2. Chữ Sài là tiếng Hán Việt có nghĩa là Củi, nhưng cũng chữ ấy mà dùng làm chữ nôm thì lại đọc là Thầy. Vậy, nếu đọc theo tiếng nôm hoàn toàn hai chữ mà ông bà chúng ta dùng để chỉ tên đất ta đang nghiên cứu thì ta có Thầy Gòn. Tên này rất gần với Tây Ngòn hay Thầy Ngồnn là những tiếng Hán Việt Tây Công hay Ðề Ngạn đọc theo giọng Trung Hoa. Nhưng các cụ ngày xua rất sính dùng tiếng Hán Việt. Ðến như tiếng nôm hoàn toàn là Ba Giồng, Bến Nghé mà các cụ còn nhứt định phải dịch ra là Tam Phụ, Ngưu Chử khi viết vào sách vở thì không lý do gì các cụ lại không dùng các tiếng Hán Việt đã sẵn có là Tây Cống hay Ðề Ngạn, mà lại dùng tiếng Thầy Gòn là tiếng phiên âm theo giọng của người Trung Hoa.
Vậy, các thuyết kể trên đây đều không vững cả.
Cuối cùng, chỉ còn một dấu vết nhỏ trong các tài liệu nói về ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn có thể giúp ta một lối thoát: đó là việc ông Lê Văn Phát cho biết rằng người Lào đã gọi vùng Chợ Lớn ngày nay là Cai ngon, mà Cai ngon theo tiếng Thái có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn. Chúng tôi không biết tiếng Lào hay tiếng Thái nên không thể xác nhận được ý nghĩa của Cai Ngon theo tiếng Thái, nhưng nếu quả đúng như ông Lê Văn Phát nói thì tên Sàigòn do ông bà ta phiên âm từ tiếng Thái Cai Ngon và bỏ dấu theo giọng Việt Nam như thông lệ.
Xét về mặt nguyên tắc đạt địa danh của ông bà chúng ta ngày xưa, thì vấn đề này có thể kể là tạm giải quyết. Nhưng nghi vấn còn lại là tại sao lại có tiếng Lào hay tiếng Thái lọt vào đây? Hiện nay, không có nhiều tài liệu lịch sử giúp chúng ta có một sự hiểu biết rộng rãi và chánh xác về thời kỳ người Việt Nam mới vào ở đất Nam Kỳ. Chúng ta chỉ có thể dựa vào một số dữ kiện sau đây để suy luận:
1. Vào đầu thế kỷ 17, nước Cam Bu Chia đã bị người Xiêm (Thái Lan hiện nay) uy hiếp nặng nề, và chính vì muốn dựa vào người Việt Nam để chống lại Xiêm mà vua Chey Chetta II đã đi cưới công chúa Ngọc Vạn (là con gái chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên) về làm hoàng hậu năm 1620, rồi đén năm 1623 lại đẻ cho chúa Nguyễn đạt những cơ sở thâu thuế ở vùng Sàigòn, Chợ Lớn ngày nay.
2. Vùng Chợ Lớn chỉ trở thành một vùng thương mãi thạnh vượng từ năm 1788 với khối người Hoa Kiều tụ tập về đó sau khi Cù Lao Phố bị Tây Sơn phá hủy. Vậy, lúc chúa Nguyễn mới đạt cơ sở thuế hơn 150 năm về trước vùng này chưa có mua bán gì nhiều.
3. Người Việt Nam chỉ vào ở Nam Kỳ nhiều từ khi có lực lượng của ông Trần Thượng Xuyên đóng thường trực để bảo vệ cho họ từ năm 1680. Vậy, lúc chúa Nguyễn đạt sở thuế ở vùng Chợ Lớn ngày nay, hơn 50 năm trước đó, chưa có đông người Việt Nam và chưa có sản xuất nhiều lúa gạo để bán.
4. Như thế, cơ sở thuế của chúa Nguyễn chắc chỉ đánh vào một vài sự buôn bán nhỏ, không quan trọng lắm, và do đó mà vua Cam Bu Chia đã dễ dàng cho chúa Nguyễn thâu lấy nguồn lợi này, chớ nếu có sự mua bán quan trọng và quyền lợi thuế vụ lớn thì vua Cam Bu Chia lúc đó vốn còn hoàn toàn độc lập với chúa Nguyễn, chắc không phải chấp nhận dễ dàng lời yêu cầu của chúa Nguyễn. Vậy, sự mua bán đó dựa vào móng hàng gì? Có thể một trong những món hàng được buôn bán thời đó là gòn, vì vùng này có nhiều cây gòn, có lẽ không nhiều đến thành rừng, nhưng cũng đạt mức quan trọng để có thể gọi là rừng chổi được. Người Xiêm có thể đã đến đó mua gòn để đem về nước dồn gối, dồn nệm. Một ít thương gia Xiêm có thể đã có mặt ở vùng này trước khi chúa Nguyễn đạt sở thuế tại đó, và vì thấy vùng này có nhiều cây gòn, họ gọi nó là Cai Ngon tức là Rừng Chổi Cây Gòn, rồi các viên chức Việt Nam liên lạc với họ để đánh thuế lúc mới đến đã theo họ mà gọi đất này là Sàigòn, thay vì phiên âm hay dịch nghĩa tên Khmer của địa phương này.
5. Về cái tên Khmer này, các học giả đã không đồng ý kiến với nhau, người thì nói là Prei Kor, người thì nói là Prei Nokor. Ông Malleret đã dựa vào sử Khmer mà bảo đó là Prei Nokor và theo linh mục Tandart để dịch Prie Nokor là thành phố của rừng. Vì không biết tiếng Khmer và văn phạm Khmer, chúng tôi không thể đi sâu vào vấn đề này, nhưng vẫn thấy có những chỗ không ổn.
    1. Nếu Prei Kor có nghĩa là Rùng Gòn hay Rừng Bò thì văn phạm Khmer cũng như văn phạm Việt Nam đạt tiếng rừng lên trên, tiếng phụ nghĩa cho rừng ở dưới. Như vậy Prei Nokor dịch ra là rừng của vua như Aymonier thì vẫn hợp với văn phạm đó, còn dịch ra như linh mục Tandart là thành phố giữa rừng thì lại đi ngược với văn phạm đó rồi. Hiểu theo văn phạm như nói trên đây thì Prei Nokor là rừng của thành phố mới phải, nhưng tên Rừng của Thành Phố thì cố nhiên là không có ý nghĩa gì.
    2. Mặt khác, nếu Prei Nokor là thành phố giữa rừng hay rừng của vua thì nó chỉ có thể có từ năm 1674 là năm mà vua thứ nhì của Cam-Bu-Chia chua chúa Nguyễn đến đặt sở thuế tại đó thì đất này hãy còn là một thị xã nhỏ, không có vua ở nên không thể mang tên Prei Nokor là thành giữa rừng hay rừng của vua được.
Do các nghi vấn trên đây, chúng ta thấy rằng thuyết của ông Malleret không vững. Và chúng ta có thể đua ra giả thuyết khác: địa điểm mà vua Cam-Bu-Chia cho chúa Nguyễn đạt sở thuế vẫn tên là Prei Kor vì nơi đó có nhiều gòn và là nơi mua bán gòn, nhưng sau đó, khi vua thứ nhì của Cam-Bu-Chia đến đóng đô tại đó, nó có tên mới là Prei Nokor (hiểu theo nghĩa là rừng của vua hay thành phố giữa rừng đều được cả). Các sử gia Cam-Bu-Chia sau này chép lại việc cho chúa Nguyễn đến địa phương này đặt sở thuế đã chép lại tên Prei Nokor mà họ được biết nhiều hơn mà bỏ tên Prei Kor đi. Với giả thuyết này thì ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn có thể giải quyết được: đó là một tên phiên âm từ tiếng Xiêm Cai Ngon có nghĩa là Rừng Chổi Cây Gòn, và phù hợp vớ tên Khmer nguyên thủy Prei Kor cũng có ý nghĩa tương tự.
Vì không biết ngôn ngữ và văn phạm Khmer và Thái (Xiêm) nên chúng tôi không thể đi sâu vào vấn đề này và chỉ xin nêu ra những nhận xét trên đây. Chúng tôi mong ước rằng có vị nào thông thạo tiếng Khmer hay tiếng Thái lưu tâm đến vấn đề này để làm sáng thêm ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn yêu dấu của chúng ta.
(Viết vào thập niên 80).

Hình ảnh Sài Gòn xưa
Trích từ trang Việt Nam Quê Hương Tôi cùa Nguyễn Tấn Lộc :

Monday, May 20, 2013

BÀI THƠ YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN



Ơi đồng bào Việt Quốc !!!

Đất nước không chiến tranh
... Cớ chi đau thắt ruột
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh

Bọn cường quyền gian manh cơ hội
Đào bới bóc lột dân lành
Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng
Âm thầm bán từng mãnh đất quê hương

Tổ quốc thân yêu ơi!
Đồng bào thân yêu ơi!
Ôi, ta thương quá đi thôi!
Vết sẹo hằn sâu vào trái tim, trải dài theo năm tháng

Xuyên qua chiến tranh có những đống mồ hùng vĩ
Người phơi thây ngã xuống mắt trừng trừng nhìn nhau
“Hậu thế ơi hãy giữ gìn non sông”
Ôi đất nước giờ tả tơi từng mãnh trao cho giặc!

Sự hy sinh bất công!
Xứ sở linh thiêng có còn không?
Phật khóc, Thánh rơi lệ!
Công lý lưu lạc để đức tin chìm vào đáy biển

Tràn ngập hôn mê
Ơi thanh niên Việt Quốc!
Chúng ta là ai?
Hãy đứng lên trước vận mệnh tổ quốc

Giặc đang tràn tới ngõ
Hãy đứng lên đi
Đứng lên niềm tự hào để sử sách lưu danh
Đứng lên đi cho tự do tỏa sáng

Đứng lên đi giành lại nước của dân lành
Hỡi tất cả những ai là đồng bào Việt Quốc
Hãy chung tay gìn giữ cội nguồn cho con cháu mai sau.

NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN
See More

Monday, May 6, 2013

Công an P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú đánh Nguyễn Hoàng Vi đổ máu


http://www.chuacuuthe.com/2013/05/06/cong-an-p-phu-thanh-q-tan-phu-danh-nguyen-hoang-vi-do-mau/


VRNs (06.05.2013) – Sài Gòn – Theo tin chúng tôi vừa nhận được lúc 15g15: Nguyễn Hoàng Vi (blogger An Đổ Nguyễn) có mặt tại công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú (địa chỉ: 236, Lê Niệm, phường Phú Thạnh, Q. Tân Phú. Điện thoại: (08)38657968.) khoảng 14g45 chiều nay để đòi lại tài sản bị cướp chiều hôm qua. Tất cả công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú đã đánh hội đồng Hoàng Vi đến đổ máu.
Tiếng la thất thanh của người báo tin cho thấy tình hình rất nghiêm trọng.
Hôm qua Vũ Quốc Anh (blogger August Anh) cũng bị đánh đập dã man. Công an đã dùng roi điện dí vào lưng để lại một vết phỏng và gây đau nhức đến hôm nay chưa khỏi.
 
 
PV. VRNs

Dân oan tự thiêu tại công viên Dinh Độc Lập bị an ninh ngăn cản.

VRNs (06.05.2013) – Sài Gòn – Vào lúc 8 giờ 30 ngày 05.05.2013, cô Nguyễn Thị Hoa, Dân oan Vũng Tàu đã đổ xăng lên người và tự thiêu tại công viên 30 tháng 4, Đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1. Nhưng ngay sau đó, một an ninh chìm thấy thế liền vồ lấy cô Hoa và ngăn cản hành động tự thiêu của cô. Cô Hoa nói: “Tôi bức xúc quá nên tôi làm như vậy, để cho nhà cầm quyền nhận ra. Nhưng dù họ có tàn ác như thế nào thì tôi không khuất phục, sẵn sàng lấy cái chết để đòi lại công lý”. Cô Hoa và một số Dân oan khác ở Cần Thơ cùng nhau đi giăng biểu ngữ cùng với thời điểm và địa điểm của buổi dã ngoại nói về Quyền con người tại công viên 30 tháng 4, để đòi lại công lý cho chính gia đình cô cũng như cho các Dân oan khác. Trong khi họ giăng biểu ngữ, một số an ninh ra xô đẩy, giật và cướp biểu ngữ của bà con Dân oan và xô cô Hoa ngã xuống đất và bỏ chạy. Ngay sau đó, cô Hoa lấy bình xăng trong giỏ của cô đã được chuẩn bị từ trước, đổ lên người và để tự thiêu cháy cô, nhưng an ninh mặc thường phục đã ngăn cản kịp hành động tự thiêu của cô Hoa. Sau đó, công an khiêng cô Hoa và các Dân oan khác lên một chiếc xe buýt đã chờ sẵn. Cô Hoa nói, công an khiêng họ lên xe như một con vật. Trên xe buýt, có hai an ninh mặc thường phục đi theo cùng mọi người. Lúc này, cô Hoa cảm thấy khó chịu và người cô lừ đừ, nên bà con Dân oan đòi hai an ninh cho cô Hoa đi bệnh viện nhưng hai viên an ninh không cho. Một lúc sau tình trạng của cô Hoa trở nên nặng hơn và có triệu chứng như: nước mũi và nước dãi chảy ra liên tục, người cô Hoa nóng ran và co giật… thấy vậy bà con Dân oan ở trong xe buýt la ó và đòi hai an ninh này đưa cô Hoa đi bệnh viện. Thấy bà con Dân oan gây sức ép thì hai viên an ninh gọi cho cấp trên và cấp trên đã đồng ý cho cô Hoa vào bệnh viện Triều An để khám bệnh. Trong khi cô Hoa ở trong bệnh viện Triều An điều trị bệnh thì Cô Nô, một Dân oan ở Tiền Giang kiên quyết ở lại bệnh viện để chăm sóc cho cô Hoa, mặc cho hai an ninh này xua đuổi cô Nô không cho cô ở đây. Cô Nô nói với an ninh: “Nếu tôi không ở lại thì các ông thủ tiêu [cô Hoa] thì ai mà biết được”. Đây chính là lý do khiến cô Nô cương quyết ở lại với cô Hoa. Cô Hoa cho biết, hai viên an ninh này gọi điện thoại liên tục để nghe lệnh của cấp trên. Được biết, gia đình cô Hoa đã đi khiếu kiện đòi lại đất suốt 23 năm từ thời mẹ của cô. Bây giờ mẹ cô đang đau yếu và nằm liệt trên giường. PV. VRNs http://www.chuacuuthe.com/2013/05/06/dan-oan-tu-thieu-tai-cong-vien-dinh-doc-lap-bi-an-ninh-ngan-can/

Thất vọng, hai vợ chồng cùng bỏ Đảng CSVN

NGHỆ AN (NV) .- Lần đầu tiên, một tờ báo trong hệ thống truyền thông của chế độ Hà Nội đưa tin hai vợ chồng cùng là đảng viên, thất vọng cả về Đảng CSVN lẫn hệ thống chính quyền, cùng làm đơn xin ra khỏi đảng.

Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hảo bên mớ giấy tờ chứng minh họ đúng nhưng không ai thèm xem xét. (Hình: Tiền Phong)

Bài báo có tựa đầy đủ là “Chán nản, một cựu chiến binh xin ra khỏi Đảng”, được tờ Tiền Phong đăng hồi giữa tuần vừa qua, rồi “tự ý đục bỏ” mà không hề giải thích tại sao.

Theo bài viết vừa kể thì ông Nguyễn Thanh Hảo là một thương binh, bị thương trong một trận chiến với lính Trung Quốc. Sau khi giải ngũ, ông trở về quê (xã Minh Hợp, huyện Qùy Hợp, Nghệ An). Tại đó, ông được cấp một miếng đất để làm nhà. Kiếm chưa đủ tiền để làm nhà thì chính quyền địa phương “xin lại” miếng đất đã cấp để mở… “chợ trâu bò”.

Ba năm sau, ông Hảo tự bỏ tiền túi, mua lại một căn nhà tranh ba gian. Gia đình ông cư trú yên ổn tại đó trong 13 năm. Năm 2003, người hàng xóm cho rằng ông Hảo đã lấn của ông ta 2 mét chiều ngang mặt đường nên tổ chức phả bỏ hàng rào, dựng hàng rào mới, chiếm của ông Hảo 2 mét chiều ngang mặt đường. Ông Hảo khiếu nại.

Nhà cầm quyền từ huyện tới tỉnh thẩm tra, kết luận, những chứng cứ mà người hàng xóm trưng ra (các văn tự mua bán đất), lấy đó làm cơ sở để tự phá bỏ hàng rào, chiếm của ông Hảo 2 mét chiều ngang mặt đường đều là giả. Tuy nhiên ông Hảo chỉ “thắng” trên giấy tờ. Trong thực tế, người hàng xóm vẫn không trả lại đất.

Ông Hảo kêu cứu nhiều nơi, trong nhiều năm, song các “đồng chí” của ông không thèm đoái hoài.

Thất vọng, cả ông Hảo và vợ (cũng là đảng viên CSVN), cùng làm đơn xin ra khỏi Đảng CSVN.

Trong thực tế, có rất nhiều đảng viên CSVN đã công khai tuyên bố từ bỏ đảng này. Một số vốn là những nhân vật được nhiều người biết như: anh em ông Huỳnh Nhật Hải (Phó Chủ tịch thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên Thành ủy Đà Lạt), Huỳnh Nhật Tân (Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Ủy viên dự khuyết Tỉnh ủy Lâm Đồng), ông Phạm Đình Trọng (cựu đại tá quân đội CSVN), ông Nguyễn Chí Đức (người bị một sĩ quan an ninh đạp vào mặt khi tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội),…

Một số do uất ức vì bị chèn ép như những nông dân có đảng tịch ở Văn Giang, Hưng Yên,… Song số lặng lẽ rời bỏ Đảng CSVN mới là đáng kể.

Hồi tháng 6 năm 2012, nhân sự kiện bà Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu Quốc hội CSVN bị bãi nhiệm vì đã cố tình không nhận là đảng viên CSVN, khi khai lý lịch ứng cử, ông Đinh Văn Quế, cựu Chánh Tòa Hình sự của Tòa án Tối cao, có viết một bài với tựa là "Tự ra khỏi Đảng lặng lẽ”, gửi cho tờ Pháp Luật TP.HCM.

Trong bài, ông Quế cho biết, chuyện đảng viên CSVN “tự ra khỏi Đảng”, bằng cách “không nộp giấy chuyển sinh hoạt Đảng, hồ sơ đảng viên cho tổ chức Đảng nơi mà đảng viên được giới thiệu đến sinh hoạt” rất phổ biến trong nhiều giới như: công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước. Cán bộ, nhân viên các tổ chức xã hội. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an và quân đội.

Ông cựu thẩm phán này nhận định: “Đó là hình thức tự ra khỏi Đảng “trong sạch” và dễ dàng nhất mà nhiều đảng viên đang áp dụng”. Theo ông, thực trạng đó là do: Bây giờ, một bộ phận đảng viên không còn thiết tha với Đảng nữa. Khi hai chữ “đảng viên” không còn có tác dụng đối với họ thì họ tự ra khỏi Đảng. (G.Đ)

Friday, May 3, 2013

Liên tiếp nhận được nhiều cuộc điện thoại quấy rối, lực lượng Cảnh sát 113 An Giang đã tiến hành xác minh thì bất ngờ phát hiện “tác giả” là… 2 học sinh lớp 4.

Ngày 3/5, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) Công an tỉnh An Giang cho biết vừa thông báo với chính quyền địa phương, nhà trường và gia đình có trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở em N.T.M.H (SN 2001, học sinh lớp 4, ngụ xã Phú Hội, An Phú, An Giang) vì liên tục gọi điện thoại đến đường dây nóng Cảnh sát 113, dùng những lời lẽ thô tục, xúc phạm đến lực lượng làm nhiệm vụ.
H. (trái) và bạn học - "tác giả" những cuộc điện thoại quấy rối Cảnh sát 113 An Giang.
Sự việc xảy ra từ chiều 1/5, H. lấy điện thoại của mẹ để trên bàn rồi rủ bạn học chung gọi 34 cuộc vào đường dây nóng của Cảnh sát 113 Công an tỉnh An Giang, dùng những lời lẽ thô tục. Qua xác minh, trưa ngày 3/5 Cảnh sát 113 phát hiện “tác giả” là 2 học sinh lớp 4, đồng thời tiến hành lập biên bản thu giữ chiếc điện thoại dùng để “quấy rối” và nhắc nhở gia đình có biện pháp giáo dục con em mình.
Trước đó, Công an tỉnh An Giang đã phát hiện và xử lý 2 đối tượng gọi trên 70 cuộc điện thoại đến đường dây nóng Cảnh sát 113 với lời lẽ nhục mạ, xúc phạm. Cơ quan này cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính, giáo dục công khai trước dân đối tượng Nguyễn Tấn Tài (SN 1985, ngụ ấp 4, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang).
Vinh Ngã
Theo Infonet

Hạnh phúc thật đơn giản.