Friday, November 30, 2012

Garden Grove thông qua nghị quyết ngăn CSVN

Bác đang cùng các cháu hành quân.

 
 

Trung Quốc tăng áp lực, đuổi tàu Việt khỏi vùng biển ‘chủ quyền’

HẢI NAM (NV) - Nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam vừa ra một quyết định được hiểu ngầm là theo lệnh của Bắc Kinh leo thang áp lực đối với Việt NamPhilippines trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.


Tờ Trung Quốc Nhật báo, bản Anh ngữ, hôm Thứ Tư 28/11/2012 đưa tin cảnh sát biên phòng tỉnh Hải Nam được lệnh lên tàu và khám xét các tàu bị coi là “xâm nhập bất hợp pháp” vào vùng biển thuộc thẩm quyền tỉnh này.




Một tàu Hải giám của Trung quốc hộ tống tàu đánh cá của họ hồi Tháng Bảy vừa qua, hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. (Hình: AP photo)


Bấm vào đây để xem ý kiến độc giả về 'Hộ chiếu lưỡi bò'


Quyết định, có hiệu từ đầu Tháng Giêng 2013, đã được nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam thông qua hôm Thứ Ba 27/11/2012 cho quyền cảnh sát biên phòng leo lên tàu nước ngoài “xâm phạm bất hợp pháp vùng biển chủ quyền” hoặc ra lệnh cho những tàu đó “hoặc đổi hướng hoặc ngừng chạy”.


Báo trên nói có 6 trường hợp hoạt động của tàu hoặc thuyền viên nước ngoài bị coi là bất hợp pháp, chẳng hạn như “lên các đảo thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam, phá hỏng các cơ sở phòng vệ bờ biển và thi hành các chiến dịch công khai gây tổn hại cho an ninh quốc gia”.


Bản tin nói trên tường thuật thêm “Nếu tàu hoặc thuyền viên ngoại quốc vi phạm quy định, cảnh sát có quyền nắm quyền điều khiển (chiếm) tàu và các phương tiện liên lạc.


Quyết định còn nhấn mạnh cảnh sát biên phòng còn tăng cường tuần tra các vùng biển thuộc thành phố Tam Sa và phối hợp hoạt động với các hoạt động tuần tiễu thường xuyên trên biển Nam Hải để bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển.”


Rõ ràng, quyết định nói trên nhắm phần lớn vào tàu thuyền Việt Nam rồi tới Philippines.


Quyết định của tỉnh Hải Nam được lệnh thi hành diễn ra sau khi Việt Nam, Philippines phản ứng lại hộ chiếu in hình bản đồ Trung quốc có vẽ 9 đoạn “chủ quyền” chiếm 80% Biển Đông, hình “Lưỡi Bò” nuốt trọn những khu vực đang tranh chấp với Việt Nam và Philippines.


Hành động này chứng tỏ dù Bắc Kinh thay đổi lãnh tụ nào thì cái chủ trương bá quyền bành trướng của họ không có gì thay đổi. Về mặt tuyên truyền thì ngoại giao của họ nói giọng hòa hoãn, không muốn gia tăng căng thẳng với các nước chung quanh. Nhưng trong thực tế vẫn tiếp tục các hành động lấn tới, đẩy thêm áp lực.


Gia tăng áp lực


Những năm qua, các vụ bắt giữ nhắm phần lớn vào các ngư dân Việt Nam khai thác thủy sản gần quần đảo Hoàng Sa, nay với cái quyết định mới này, Bắc Kinh bắn tín hiệu leo thang cái trò thách thức Việt Nam và Philippines.


Tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh tuyên bố thành lập “thành phố Tam Sa cấp huyện” trực thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các vùng biển rộng lớn hơn 2 triệu km2, nuốt trọn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và những vùng biển tranh chấp với Philippines. Sau đó, thành lập Bộ chỉ huy quân sự Tam Sa ở đặt ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa.


Gần đây liên tiếp đưa tin tăng tốc xây dựng đường xá, nhà cửa, nhà máy lọc nước, nhà máy “xử lý” rác, nhà bưu điện, cơ sở khí tượng ở Phú Lâm. Nhìn những tấm hình gần đây, người ta đã thấy trên đảo Phú Lâm một cơ sở Radar quân sự khá đồ sộ ngoài phi đạo cho phi cơ đã hoàn tất nhiều năm trước.


Ngày 23/11 vừa qua, Tân Hoa Xã loan báo nhà cầm quyền Bắc Kinh cho phát hành một bản đồ Trung Quốc mới trên đó gồm cả “thành phố Tam Sa”. Nhiều tài liệu cổ mà Việt Nam có được, trên đó các bản đồ Trung Quốc không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Liệu trong tương lai, ngư dân Việt Nam đánh cá trên biển Đông trong phạm vi “Lưỡi Bò” có bị sách nhiễu, áp lực, thậm chí đâm chìm tàu hay bắt giữ như ở gần quần đảo Hoàng Sa hay không, theo quyết định mà Hải Nam nhận lệnh từ Bắc Kinh?


Thậm chí, ngay cả các tàu hải quân hay tàu “công vụ”, cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong những vùng biển mình tuyên bố chủ quyền nhưng nằm trong cái “Lưỡi Bò” có còn đi lại ở đó hay không? Ngư dân Việt Nam sẽ phải nằm bờ chờ chết đói? Tàu hải quân hay cảnh sát biển CSVN sẽ chỉ quanh quẩn ở sát bờ? Đây là những câu hỏi chờ đợi các phản ứng của Hà Nội.


Bắc Kinh có rất nhiều thủ đoạn và kế hoạch nham hiểm tạo căng thẳng và nhức đầu cho các nước láng diềng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=158408&zoneid=1

Death by China – Chết bởi Trung Quốc

Đăng bởi pleikly lúc
VRNs (30.11.2012) - Sài Gòn - Tác phẩm nổi tiếng Death by China - Chết bởi Trung Quốc đã có phiên bản tiếng Việt chính thức, đã phát hành tại Hoa Kỳ, tháng 9.2012 và tại Việt Nam, tháng 11.2012.
Tác phẩm Death by China - Chết bởi Trung Quốc của hai tác giả giả danh tiếng là Tiến sĩ Kinh tế Peter Navarro tốt nghiệp đại học Harvard, hiện đang giảng dạy tại UC Irvine, và Giáo sư Greg Autry của Trường Quản Trị Merage, sách phát hành tháng 6, 2011 và là best seller. Vào tháng 12.2011, VRNs đã có dịp loạt bài viết tóm tắt và phân tích về tác phẩm này.
Mới đây, VRNs được tin, tác phẩm này đã được Tiến sĩ kinh tế Trần Diệu Chân, một người hoạt động đấu tranh nhân quyền, dân chủ trong 30 năm qua, đã dịch ra tiếng Việt. Sách đã phát hành tại Hoa Kỳ từ tháng 09.2012.
Theo dịch giả Trần Diệu Chân: “Hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đã vẽ lên một bức tranh tổng thể về đại họa con Rồng Đỏ Tim Đen với những sản phẩm độc hại tung ra trên thị trường thế giới và tham vọng đế quốc của Trung Cộng trong tác phẩm “Death By China”
Bà nhận định: “Trung Quốc đang gieo rắc cái chết đến với nhân loại từ chính những tham vọng phát triển của chủ nghĩa Đại Hán. Có những cái chết gây ra trực tiếp từ những sản phẩm của Trung Quốc, nhưng có những cái chết gây ra bởi hệ lụy của các chủ trương phát triển vô lối của Trung Quốc. Hàng hóa Trung Quốc hiện chiếm 80% trên thị trường Việt Nam. Nói cách khác, Việt Nam đang vừa lệ thuộc, vừa là sân sau của mọi sản phẩm từ Trung Quốc. Những sản phẩm độc hại của Trung Quốc đang tràn ngập Việt Nam, và Việt Nam luôn là nơi tiêu thụ đầu tiên cũng như bãi chứa cuối cùng cho những mặt hàng độc hại đã bị thế giới lên án và ruồng bỏ. Đây là một thực tế nhưng ít người hiểu rõ hoặc quan tâm”.
Ngoài ra trong lần xuất bản đầu tiên bằng tiếng Việt của tác phẩm Death by China - Chết bởi Trung Quốc, độc giả còn được đọc thêm tiểu Luận Những Vấn Đề Trung Quốc Của Dân Tộc Việt Nam của tiến sĩ Trần Diệu Chân. Tiểu luận này cung cấp cho độc giả những số liệu mới nhất về vấn đề Biển Đông, các nước lien quan và nhất là sinh mệnh của đất nước Việt Nam trong tương quan với Trung Quốc, một đất nước đang bị đảng cộng sản cai trị.
Tiểu luận của tiến sĩ Trần Diệu Chân tập trung vào ba điểm chính: 1/ Vì sao lãnh đạo Bắc Kinh, bất chấp mọi sự lên án của thế giới, đã có những thái độ ngông cuồng muốn thôn tính biển Đông? 2/ Trung Cộng đã khống chế CSVN như thế nào? 3/ Bài toán giải quyết vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm ở đâu?
Được biết ngoài tập sách Death By China, hai tác giả còn thực hiện một bộ phim tài liệu cùng tên dài 79 phút để trình chiếu khắp nơi, hầu tác động vào lòng người về những nguy cơ đối với Mỹ và thế giới trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Hiện bộ phim đã hoàn tất và công chiếu. Tiến sĩ Trần Diệu Chân đang cùng với hai tác già là tiến sĩ Peter Navarro và giáo sư Greg Autry dịch và lòng tiếng Việt cho phi này.
Bộ phim này được các nhà đấu tranh dân chủ cho Trung Hoa, Tây Tạng, Miến Điện, Việt Nam ... ở Hoa Kỳ ủng hộ.
Để có bản chính thức của tác phẩm này(có bản quyền của các tác giả và dịch gia), quý vị có thể liên lạc với dịch giả qua Email trandieuchan@gmail.com .
Tiến sĩ Trần Diệu Chân cho biết sách sẽ phân phối với giá $20 usd/quyển + cước phí. Toàn bộ số tiền thu được từ bán sách này ở hải ngoại sẽ cho quỹ Dân Chủ Việt Nam.
Đọc tác phẩm này, chúng ta sẽ nhận thấy các tác giả không chỉ là những lý thuyết gia, nhưng là những người nghiên cứu trực tiếp và cũng đưa ra những đề nghị cụ thể nhằm ngăn ngừa, hoặc nếu có thể thì chấm dứt tình trạng độc hại từ Trung cộng.
Đây là những đế nghị cụ thể:
  • Không mua hàng Made in China do rẻ, vì thực tế, người dùng sẽ trả giá rất đắt với hiểm họa lâu dài về sức khỏe, môi trường bị hủy diệt, hạ tầng sản xuất tiêu tùng v...v...
  • Cải cách luật lệ đối với gian thương, luật thương giao để đối phó với những thao túng của Trung cộng ....
  • Khôi phục nhân quyền như một yêu tố của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ.
PV,VRNs
 
 

Thursday, November 29, 2012

Cuộc chiến Việt Nam đã để lại biết bao nhiêu cuộc tình éo le sầu thảm.





Một thời để yêu và một thời để chết. Một thời bên nhau, đại bác xa xa vọng về và hỏa châu thắp sáng chân trời. Rồi tù đầy chia cắt. Anh trở về dang dở đời em. Nhiều trường hợp sau hơn 10 năm ngục tù, anh trở về , em đã đem con qua Mỹ và đi xa hơn nữa, em đã sang ngang. Cũng như hàng trăm người khác, chuyện cô gái sông Hương mà...
tôi kể cho quý vị hôm nay cũng vậy mà thôi.

Nhưng đây là câu chuyện trong gia đình anh chị em cùng khóa của chúng tôi, xin kể lại để quý vị nghĩ rằng đây là khổ đau hay hạnh phúc.( Ảnh : Trên: Lan Hương với quân phục Thủy Quân Lục Chiến,ảnh dưới Người cha của bác sĩ Việt, Cha nuôi, Cha ruột và Cha vợ )

Ðặc biệt đây là câu chuyện liên quan đến mặt trận Quảng Trị năm 1972.

Chàng là sĩ quan thủy quân lục chiến, tốt nghiệp Ðà Lạt, cùng khóa với chúng tôi. Năm đó đã trên 30 tuổi, ly dị vợ, sống độc thân, đẹp trai và có thể nói là hào hoa phong nhã.

Ðời thủy quân lục chiến, 12 tháng anh đi, nay đây mai đó. Còn nhớ bài ca của lính mũ xanh. Tháng hai đem quân ra Huế... và ở đó trung tá Nguyễn đã gặp cô Lan Hương, sinh viên văn khoa, người con gái sông Hương. Lúc đó vào đầu thập niên 70, em mới 20 tuổi. Cô gái Huế cũng có nhiều bạn trai theo đuổi và phần cô cũng rất đào hoa. Ðược coi là người đẹp văn khoa xứ Huế. Gặp chàng sĩ quan Bắc Kỳ, áo mầu lính biển với mũ xanh, mang vóc dáng của người hùng thời chinh chiến, Lan Hương bỏ tất cả để theo chàng.

Chị cả một gia đình lễ giáo bảo thủ, cha mẹ cô hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân hết sức phiêu lưu. Anh chàng Bắc kỳ hơi lớn tuổi, quá khứ chẳng biết ra sao, đi thứ lính không biết chết ngày nào, không ai lại muốn con gái sớm thành góa phụ.

Nhưng cô gái sông Hương bướng bỉnh đã bỏ nhà theo sư đoàn thủy quân lục chiến vào Saigon mất tăm dạng. Nàng chỉ trở về với đứa con trong bụng để rồi gia đình cũng phải đành chấp nhận cho chàng rể bất đắc dĩ ra mắt nhạc gia và chờ đón đứa cháu ra đời.

Lúc đó đúng vào giai đoạn trung tá Nguyễn cùng với lữ đoàn đang chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Lan Hương đau bụng vào nhà thương khi Bắc quân tấn công thủy quân lục chiến tại Ái Tử.

Hương kể rằng đại bác chẳng biết từ đâu vọng về ngày đêm. Rồi bom nổ, tiếng máy bay xé ngang trời. Dân chúng bị thương, bị chết đem vào bệnh viện cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1972 đứa con trai đầu lòng của cô gái sông Hương ra đời. Ðặt tên cháu là Vũ.

Cũng ngày hôm đó, từ mặt trận trung tá Nguyễn bay trực thăng về hậu cứ, rồi xe nhà binh cùng với binh sĩ ào vào thăm vợ con được ít phút rồi lại ra đi.

Lính tráng đi với ông thầy, súng đạn đầy người, áo quần tơi tả, đến rồi đi tưởng như trong phim ảnh.

Cô sinh viên nay trở thành bà mẹ trẻ ôm con khóc không biết rồi đây anh có trở về không ? Ðó là những ngày đầu của người con gái nếm mùi đau thương chinh chiến. Mấy năm trước, dù Mậu Thân với bom đạn và xác người chôn ở vườn nhà, tuy có sợ hãi nhưng vẫn còn ở tuổi ngây thơ. Bây giờ chiến tranh mới thâm nhập vào da thịt.


Suốt 6 tháng dài từ tháng 4 tới tháng 9 năm 1972 Lan Hương thực sự sống với chiến trường Quảng Trị. Theo tin chiến sự mỗi ngày. Quân ta quân địch đánh nhau ở đâu. Thủy quân lục chiến rút lui ra sao, rồi đơn vị về Huế dưỡng quân để lên đường vượt Mỹ Chánh thế nào.

Người con gái sông Hương cùng thở theo hơi thở của cả đoàn quân mũ xanh. Khi đánh vào Cổ Thành, lính bên ta chết bao nhiêu, xác đem về đầy các xe nhà binh, máy bay chở về Saigon không kịp còn nằm chờ ở phi trường.

Cô sống trong những cơn ác mộng ngày đêm, không đêm nào là không có cơn mộng dữ. Ðứa con đầu lòng đã sống trong niềm lo bất tận của mẹ.

Tiếp theo là 1 tin vui trong giai đoạn mới của binh nghiệp. Trung tá Nguyễn đổi về Saigon làm trung đoàn trưởng 1 trung đoàn bộ binh. Mặt trận miền Ðông cũng không kém phần ác liệt, tuy nhiên không khí thủ đô làm cho gia đình có được những giây phút tương đối an toàn.

Mới đây, từ bên Arizona, đọc những bài viết về trận Quảng Trị và dự trù làm phim, cô Lan Hương đã viết cho gia đình tôi một đoạn email:
“Ðọc những chuyện về trận Quảng trị 37 năm về trước, em hết sức xúc động. Ðó là một phần cuộc đời của em không bao giờ quên được. Cuộc đời làm vợ lính thủy quân lục chiến, làm mẹ lần đầu. Và do những tình cờ em lại quen biết với gia đình anh chị suốt bao năm nay.”

Tháng Tư, ngày định mệnh

Mặc dù là bạn cùng khóa, nhưng tôi không hề biết về gia cảnh của Trung tá Nguyễn. Hai tuần trước ngày 30 tháng 4-1975, tôi có dịp đi cùng người anh của Nguyễn lên chiến trường miền Ðông để thăm trung đoàn tại Bến Cát. Anh của Nguyễn là trung tá Tâm, cùng làm việc với chúng tôi tại Tổng Tham Mưu.

Xem tình hình tại chỗ, thấy hoàn cảnh của Nguyễn, với trách nhiệm chỉ huy tại chiến trường, rõ ràng là việc di tản hoàn toàn không có điều kiện.

Sáng 30 tháng 4-1975, chúng tôi đi bằng tàu quân vận tại Khánh Hội, theo sau đoàn tàu Hải quân. Gia đình anh Tâm chạy theo chúng tôi lại có cả cô em dâu và 1 đứa con 3 tuổi. Cô em dâu lại đang mang bầu, chính là Lan Hương của trung tá Nguyễn. Người con gái sông Hương của thủy quân lục chiến và đứa con trai là thằng bé ra đời trong thời gian mùa hè 72 tại Quảng trị.

Mang bầu đứa con thứ hai, với thằng bé 3 tuổi, chạy theo anh chị, xuống tàu ra khơi. Lúc đó, thực sự tất cả chúng tôi cũng mơ hồ không biết đi đâu. Có thể về miền Tây, ra Phú quốc, ra Côn sơn theo Hải quân hay chờ tàu Mỹ vớt. Nhiều gia đình hy vọng thoát cơn hồng thủy, nhưng Lan Hương tan nát trong lòng. Biết thế này em ở lại Saigon chờ anh Nguyễn.

Sau cùng, trải qua chuyến hải hành đầy nước mắt, mẹ con theo anh chị đến đảo Guam thì cô quyết định xin ghi danh theo con tàu Việt Nam Thương Tín để trở về. Tuy nhiên vì sắp đến ngày sanh, lại thấy những người xin về có những hoạt động đấu tranh quá dữ dội nên sau cùng cô ở lại. Khóc thì vẫn khóc.

Qua đến miền đông nước Mỹ, Lan Hương sanh đứa con trai thứ nhì trong trại tỵ nạn Fort Chaffee đặt tên là thằng Việt.

Họ Ðạo miền Trung Mỹ bảo trợ cho Lan Hương nuôi con. Hai đứa bé còn thật nhỏ. Những bà vú Hoa Kỳ tình nguyện thay phiên đến trong nhà trông con để mẹ đi học. Xứ Huế với dòng sông Hương, gia đình cha mẹ, các em vẫn xa tít mù khơi. Không có tin tức gì về anh Nguyễn. Nào biết còn sống hay chết. Ðã đi tù hay mất tích.

Những buổi tối mùa đông của miền băng giá, cô vẫn lặn lội đi học. Xa cách những vùng có đông người Việt. Gia đình anh chị bên nhà Nguyễn cũng bận rộn về sinh kế. Những đứa con còn nhỏ dại. Cô sinh viên văn khoa của sông Hương lầm lũi trở thành bà mẹ trẻ học trò tỵ nạn trong kiếp sống cô đơn.

Lỡ bước sang ngang

Trong hoàn cảnh đó, trải qua gần 5 năm hấp thụ nền văn minh Mỹ quốc, Lan Hương gặp ông giáo sư dạy chương trình điện toán. Ông thầy Mỹ cũng đã ly dị vợ từ lâu đem lòng thương yêu cô gái Việt và xin cưới.

Trung tá Tâm, anh của Nguyễn, điện thoại cho chúng tôi nói rằng 2 người đến nói chuyện để xin phép được lập gia đình. Tuy là vai anh chồng và là bác của những đứa con nhưng làm sao trả lời được.

Ai mà có thể quyết định Yes hay No.

Nếu không đồng ý thì cũng không ngăn cản được. Vả lại, nếu cô Hương ở vậy làm sao nuôi con thành người . Những đứa nhỏ sắp sửa vào trường. Rồi trung học, đại học. Tin nhà không có. Biết Nguyễn sống chết ra sao và sẽ chờ đến bao giờ.

Hơn nữa cũng chẳng phải thuần túy vì sinh kế. Cô gái sông Hương ngày xưa đã có một thời nhiệt tình để yêu. Ðã có can đảm bỏ nhà đi theo sư đoàn thủy quân lục chiến.

Ngày nay nàng đã tìm thấy hơi ấm tình yêu mới bên cạnh ông thầy đại học vào những lớp tối mùa đông. Cô ở vào tuổi 30 khi gặp anh chàng người Mỹ, cũng cao lớn đẹp trai vững vàng như trung tá Thủy quân lục chiến của mùa hè Quảng Trị ngày xưa.

Ngày cưới đã ấn định. Tháng 7 năm 1980. Hai đứa con trai nhỏ vô tư vui vẻ làm quen với người cha Hoa Kỳ bao dung và tận tụy.

Nhưng số mệnh vẫn còn nhiều cay đắng. Ba ngày trước khi làm đám cưới, Lan Hương nhận được thư nhà từ Huế gửi qua. Kèm theo là mẩu giấy nhỏ nhắn tin của Nguyễn, còn sống, vẫn ở tù, chẳng biết ở đâu. Không biết còn sống được bao lâu. Nhưng còn sống.

Lan Hương nhớ lại, những ngày xa xưa của năm 80, gần 30 năm về trước là những giờ phút hết sức trăn trở. Vui mừng cho 2 đứa con vẫn còn bố. Nhưng bẽ bàng cho duyên phận. Sau cùng, đám cưới vẫn tiến hành qua những ngày đầy nước mắt.

Rồi ngày tháng trôi qua, cuộc sống trên đất Mỹ với người chồng yêu thương, hết sức quân tử đã tạo thành 1 gia đình kiểu mẩu. Lan Hương có nhiều cơ hội giúp đỡ cha mẹ và các em. Gửi quà về tiếp tế cho Nguyễn trong trong trại tù từ Bắc vào Nam.

Từ trong trại, anh Nguyễn mơ hồ biết là vợ con đã qua Mỹ nhưng không có nhiều tin tức. Sau hơn 13 năm “ lao động cải tạo “ người anh hùng TQLC một thời được trở lại Saigon.

Biết tin vợ con hạnh phúc trong gia đình mới. Anh tìm lại người vợ cũ, làm hồ sơ HO đưa tất cả qua Hoa Kỳ. Ðịnh cư tại miền Trung Mỹ. Tuy giấy tờ là 1 gia đình nhưng Nguyễn vẫn sống độc thân như thời kỳ trước 75 . Gia đình mới của Lan Hương bây giờ đã dọn qua sống tại miền Tây.

Anh trở về, dang dở đời em...

Mùa xuân năm 1991, cô gái sông Hương giờ đây đã 40 tuổi, đem 2 con qua miền Ðông gặp bố lần đầu tiên. Trước khi đi, người chồng Mỹ cầm tay Hương mà nói rằng: “Em hãy đi và thử hỏi lòng mình 1 lần cho rõ ràng. Nếu đây là lần chúng ta chia tay, anh cũng đành chấp nhận. Chuyện của chúng ta sau 10 năm, đến đây là đoạn cuối. Nhưng nếu em trở lại, thì xin nói lời chia tay rõ ràng với Mr. Nguyễn. Ðối với anh, Nguyễn luôn luôn là 1 người anh hùng. Nếu cần thì anh cũng phải hy sinh. Cảm ơn em đã cho anh một gia đình trong 10 năm hạnh phúc.

Tiếp đến cuộc gặp gỡ đầy đau thương của vợ chồng và bố con ông HO. Trời mùa đông Hoa Kỳ hình như có cả cơn gió Lào thổi về Quảng trị. Nguyễn cũng có tâm trạng ước mong đoàn tụ nhưng rồi chợt biết là đã ngàn trùng xa cách. Nàng đã có gia đình mới. Mẹ con thấm nhuần văn hóa Mỹ. Anh không thể và cũng không có khả năng phá vỡ được bức tường ngăn cách đã xây dựng từ 15 năm qua.

Ðành để cho định mệnh đóng vai trò quyết định. Dự trù ra đi 1 tuần nhưng 4 ngày sau Lan Hương đã đem con trở về với ông bố Mỹ. Và 1 lần nữa người cha Hoa Kỳ sung sướng đón mẹ con Việt Nam trong vòng tay mở rộng. Gia đình Lan Hương sống tại San Francisco nên có cơ hội gần gia đình chúng tôi như cô em gái. Chúng tôi biết hết gia cảnh, và cô cũng vui lòng kể hết chuyện đời.

Cay đắng nở hoa...

Tháng 5 năm 2002, chúng tôi nhận được thiếp mời đi dự đám cưới cháu Việt tại Arizona. Bác sĩ Việt 27 tuổi lấy cô vợ Mỹ, bạn học thời sinh viên tại nơi tiểu bang đồng khô cỏ cháy nhưng mang đầy truyền thống hết sức Hoa Kỳ.

Gia đình nhà vợ giàu có và bề thế. Bạn bè anh chị em nhà cô dâu Mỹ rất khích động ồn ào khi đón được chú rể bác sĩ Việt Nam đẹp trai độc đáo như tài tử Kong Fu Bruce Lee.

Lễ cưới cử hành long trọng tại nhà thờ. Ông bố vợ đại diện gia đình nhà gái chào mừng nhà trai và quan khách. Nhà trai của bác sĩ Việt gồm cả 2 quốc gia Hoa Kỳ-Việt Nam từ bốn phương kéo về.

Ông bố chồng Hoa Kỳ đứng lên giới thiệu ông bố chồng Việt Nam là trung tá Nguyễn của chúng ta. Vị giáo sư điện toán của đại học nói rằng đây là người anh hùng Thủy quân lục chiến Việt Nam, đã chiến đấu 20 năm cho miền Nam tự do từ Tết Offensive 68 cho đến Easter Offensive 72. Ðã trải qua hơn 13 năm làm tù binh trong trại tù cộng sản. Mr. Nguyễn là anh hùng của ngày xưa và là anh hùng của ngày hôm nay.

Với tư cách là bạn bè và là khách của nhà trai, tôi có dịp lên tiếng nhắc lại những ngày Nguyễn chiến đấu tại Quảng Trị, những ngày anh ở lại Bến Cát cho đến khi Tư lệnh sư đoàn tự vẫn và ông bị bắt vào tù. Mrs. Nguyễn mang bầu đi cùng chúng tôi ra khơi, được tàu Mỹ vớt, sanh cháu Việt trong trại tỵ nạn. Ðặt tên Việt để nhớ mãi về quê hương. Và hôm nay... Không khí cảm động và hơi căng thẳng, nên chúng tôi tìm cách kết luận nhẹ nhàng,... và hôm nay, Dr.Việt bỏ người cha Marin Corp Việt Nam và cả người cha giáo sư đại học Hoa Kỳ để về ở rể với người cha vợ Arizona chỉ vì cậu bác sĩ của chúng tôi đi theo tiếng gọi của ái tình...

Tiếp theo, MC là em gái của cô dâu giới thiệu bà mẹ Lan Hương đi lên chứng kiến lễ cưới của con trai. Ông chồng cũ Việt Nam đi 1 bên, ông chồng hiện tại Hoa Kỳ đi 1 bên. Cô gái sông Hương khoác tay cả 2 chàng đi lên bàn thờ. Quan khách vỗ tay tán thưởng còn nhiều hơn là dành cho cô dâu chú rể.

Trong đời chúng tôi, chưa từng dự 1 đám cưới nào như vậy. Chú rể mới chụp hình kỷ niệm với 3 ông bố. Bức hình là một di tích lịch sử của gia đình.

> Họp khóa mùa Xuân

Tháng 3 năm 2004, kỷ niệm 50 năm của 1 khóa quân trường. Anh em chúng tôi vào trường Ðà lạt tháng 3 năm 1954. 50 năm sau anh em gặp lại tại Orange County, điểm danh xem ai còn ai mất.

Cô Lan Hương đến dự đi cùng gia đình chúng tôi. Anh Nguyễn độc thân từ miền Ðông về gặp anh em. Ði cùng gia đình trung tá Tâm, chúng tôi đều là những ông già 70 tuổi.

Riêng cô gái sông Hương vẫn còn trẻ như ngày xưa. Anh em họp mặt hết sức cảm động. Giới thiệu từng trung đội của năm 1954 xa xôi. Thời gian đó chúng tôi xa Hà Nội năm lên 18 chưa từng biết yêu. Ðến năm 1975 thì bao nhiêu mộng đẹp bay ra thành khói tan theo mây chiều.

Từ Vũ thế Quang, Nguyễn hữu Luyện và anh Nguyễn của đại đội 5, cho đến các bạn của đại đội 6 như Lại Thọ, Trần quốc Lịch, Lê xuân Ðịnh.

Tiết mục sau cùng là người đẹp trao vòng hoa chiến thắng một đời cho các chiến sĩ cao niên. Chị Thiều, nữ sinh Sài Gòn trao vòng hoa cho nhẩy dù Ngô quang Thiều như chuyện tình năm xưa của thời chiến dịch Hoàng Diệu. Lan Hương của xứ Huế trao hoa cho anh Nguyễn, thủy quân lục chiến.

Bây giờ anh Thiều và một số bạn khác đã ra đi, nhưng Nguyễn và Lan Hương vẫn còn đây. Vẫn là cha mẹ của những đứa con, là ông bà của các cháu, nhưng chàng trai Hà Nội và cô gái xứ Huế chỉ còn biết nhau trong tình bạn.

Vì đây là chuyện thật nên vào tháng 10 năm nay 2009, nếu các bạn tò mò muốn biết mặt những nhân vật từ trong tiểu thuyết bước ra cuộc đời, thì xin đến San Jose. Khóa chúng tôi họp mặt lần cuối, kỷ niệm 55 năm kể từ khi ra trường tháng 10 năm 1954.

Sau này, có lẽ lực bất tòng tâm. Năm 2014 kỷ niệm 60 năm nhập ngũ, anh em chúng tôi sẽ tổ chức tại gia. Nhà ai nấy làm. Chỉ có thể mời cô Lan Hương đến dự. Vì cô gái sông Hương mãi mãi tuổi 20.



Tân Sơn Hòa - HNPĐ
 
 

This debate is too important for Washington to get it wrong


The White House, Washington
Hello --

Today, I met a woman named Lyn Lyon. She's a senior citizen from Virginia, and we invited her to the White House because she wrote in to explain why it is so important for all of us to make sure that taxes don't go up on the middle class.

"Let's show the rest of the world we are adults," she said. "Living in a democracy, we can solve our problems by working together."

All of us here in Washington have a little more than a month to find the kind of solution that Lyn describes. If Congress does nothing, every family in America will see their taxes automatically go up at the beginning of next year. A typical middle-class family of four would see its taxes rise by $2,200. That means less money to buy groceries or fill a prescription. It means a tougher choice between paying the rent and paying tuition.

So right now, I'm asking you to join Lyn and thousands of other Americans who are speaking out. Add your voice to this debate, and I'll ask Congress to listen to the people who sent us here to serve.

Tell us why you think it's important to keep taxes from going up on the middle class.

A year ago, during our last fight to protect middle-class families, tens of thousands of working Americans took action. They wrote in to us, and we put their stories on the front page of the White House website. They called, tweeted, and brought in their friends on Facebook -- and sure enough, it worked. Congress listened.

The same thing happened earlier this year, when college students across the country stood up and demanded that Congress keep rates low on student loans. Lawmakers got that message loud and clear.

When enough people get involved, we have a pretty good track record. And that’s important, because this is our biggest challenge yet -- and it's one we can only meet together. I'm going to do my part -- not just by sitting down with CEOs, labor leaders, and leaders in Congress -- but by taking this to the American people.

I'll go anywhere and do anything it takes until we get this done. But I can't do it alone.

So I'm asking you to join me -- and folks like Lyn. Add your voice to ours, and share your story. Because this debate is too important for Washington to get it wrong.

Will you tell us what $2,000 means to you?

http://www.whitehouse.gov/my2k

Thanks,

President Obama


__________________

Mai Thi - Nhà khoa học gốc Việt thích nhảy Hiphop




Nhà hóa học Nguyễn Kim Mai Thi, đồng thời là nghiên cứu sinh tiến sĩ người Đức gốc Việt, vừa giành giải nhất trong vòng thi Falling Walls Lab được tổ chức tại Cologne - Đức, và sau đó giành giải ba tại vòng chung kết ở Berlin. Cuộc thi này là cơ hội để các sinh viên, nghiên cứu sinh, doanh nhân trẻ tham gia đệ trình các sáng kiến hoặc những khám phá có thể ứng dụng trong tương lai. Những ý tưởng tốt nhất sẽ được chọn vào chung kết và các ứng viên sẽ có ba phút để trình bày ý tưởng trước hội đồng giám khảo, bao gồm các cá nhân nối tiếng trong lĩnh vực khoa học và kinh tế. Ý tưởng của chị Mai Thi trong cuộc thi này là tổng hợp một thiết bị sử dụng công nghệ nano để đưa thuốc vào bên trong tế bào của bệnh nhân bị ung thư, nhưng không làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh khác. VOA ban Việt Ngữ đã có cơ hội trò chuyện vài phút với chị cho chuyên mục Câu chuyện phụ nữ tuần này.




Nghe bài phỏng vấn

Trước khi tiếp xúc với Mai Thi, ắt hẳn sẽ có nhiều người hình dung một nhà hóa học luôn cặm cụi làm việc trong phòng thí nghiệm và ít tiếp xúc với thế giới xung quanh. Tuy nhiên quan niệm về nhà khoa học vừa nhắc tới này dường như không còn đúng với tất cả mọi người nữa, nhất là đối với Mai Thi, một nhà hóa học thích nhảy Hiphop. Mặc dù luôn nỗ lực hết sức làm việc trong phòng thí nghiệm và đạt được thành công lớn trong cuộc thi Falling Walls Lab vừa rồi, nhưng theo Mai Thi, làm khoa học đòi hỏi phải sáng tạo, nếu suốt ngày chỉ biết làm việc thì khó mà có thể sáng tạo được. Chính vì vậy, sau khi rời phòng thí nghiệm, hoạt động mà Mai Thi chọn để thư giãn hàng ngày đó chính là chơi piano và nhảy Hiphop. Xin mời quý vị cùng theo dõi cuộc phỏng vấn mà cô gái thú vị này đã dành cho VOA Việt Ngữ.

VOA: Một lần nữa chúc mừng bạn đã chiến thắng tại giải ở Cologne và sau đó là ở Berlin. Vậy bạn đã nảy ra ý tưởng giúp bạn chiến thắng đó là khi nào và như thế nào?

Mai Thi: Thực ra đó là công trình nghiên cứu khi mình học vài tháng ở MIT, Boston. Lúc đó mình làm thí nghiệm nghiên cứu với một cộng sự. Ông ấy vừa được phong hàm phó giáo sư ở trường Philadelphia Temple University. Ông ấy vốn là một kỹ sư y sinh, còn mình là một nhà hóa học. Ông ấy là người đã có những ý tưởng về khả năng ứng dụng y sinh còn mình thì tham gia vào công trình với những kiến thức về hóa học. Đây chính là dự án mà mình đã nói tới tại cuộc thi ở Berlin.

VOA: Bạn học được điều gì từ lần làm nghiên cứu này?

Mai Thi: Như mình đã nói với bạn lúc trước, khi mà mình mới bắt đầu cuộc nghiên cứu này, đó là lần đầu tiên mình làm một công trình nghiên cứu thực sự. Dĩ nhiên là mình có được hướng dẫn cách làm việc trong phòng thí nghiệm sao cho đúng, nhưng
x
​​mà trước đó mình chưa có tự tay làm thí nghiệm bao giờ. Cuối cùng thì ở Boston mình cũng cơ hội làm nghiên cứu thật sự lần đầu tiên. Mình nhớ là trước đó, khi đã gần tới lúc chương trình thạc sĩ kết thúc rồi, lúc nào mình cũng nghĩ là mình sắp lấy bằng thạc sĩ rồi mà mình chưa bao giờ dám tưởng tượng sẽ tự tiến hành làm một công trình nghiên cứu vì thực sự mình chưa bao giờ làm nghiên cứu một mình cả, làm sao mà mình có thể làm được đây. Nhưng mà sau đó thì mình đã có một công trình nghiên cứu thử nghiệm rất tuyệt vời, có rất nhiều người giúp đỡ mình, hướng dẫn mình làm việc, và mình đã học được rất nhiều điều từ họ. Ví dụ như là làm cách nào để nghĩ ra được một ý tưởng nào đó, hay làm thế nào để sáng tạo, làm việc một cách có hệ thống, hay là tiếp cận vấn đề. Mình càng làm nhiều thì mình càng học hỏi được nhiều điều. Đến khi chương trình thạc sĩ của mình kết thúc thì mình cảm thấy tự tin hơn rất nhiều và mình cảm thấy sẵn sàng tiếp tục chương trình tiến sĩ. Lúc đó thì mình đã nghĩ, bây giờ thì mình có thể hoàn toàn tự làm nghiên cứu được rồi. Thực sự thì mình đã học được rất nhiều điều khi mình ở Boston.

VOA: Về mặt lý thuyết thì ý tưởng của bạn không quá khó hiểu, nhưng để áp dụng lý thuyết đó vào thực tế thì nó khó như thế nào?

Mai Thi: Thực sự là rất khó. Riêng trong vấn đề chữa ung thư bằng phương pháp nano cũng đã có rất nhiều phương pháp nghiên cứu rồi. Không thể nói chỉ có một phương pháp đúng khi nghiên cứu ung thư bởi vì có rất nhiều dạng ung thư phải không nào. Đối với mình, một nhà hóa học, với kiến thức của mình về hóa, trước tiên là mình vẫn còn phải học nhiều điều lắm. Nhưng kể cả nếu mình đã biết rất nhiều về hóa rồi, thì cũng không giúp ích cho mình nhiều lắm về việc nghiên cứu ung thư bởi vì đây là một vấn đề nghiên cứu yêu cầu hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, mình sẽ phải tìm lời khuyên hay làm việc với một nhà sinh học, người có kiến thức về cơ thể con người, các tế bào … Nói tóm lại, điều đầu tiên mình phải xác định là đây sẽ phải là cuộc nghiên cứu có sự tham gia của nhiều nhà khoa học từ các lĩnh vực khác nhau. Điều thứ hai bạn sẽ phải tiến hành một loạt các thí nghiệm như ở trong lọ thủy tinh, trên các tế bào trong phòng thí nghiệm, và trên chuột trước khi mà bạn có thể đem nó ứng dụng ở con người và đưa nó trở thành một phương pháp điều trị chính thức. Nói ngắn gọn, thực sự rất khó. Nhưng mà bản thân mình nghĩ thì sẽ có rất nhiều điều xảy ra trong một vài năm tới hoặc trong thập kỉ tới. Mình rất lạc quan về điều đó.

VOA: Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các dạng ung thư không?

Mai Thi: Mình và cộng sự hi vọng tìm được một cách để chế tạo ra một dụng cụ chuyên chở thuốc chung cho tất cả các loại thuốc chữa ung thư. Hiện tại chúng mình vẫn đang ở giai đoạn bắt đầu của cuộc nghiên cứu, nhưng điểm mạnh trong ý tưởng này nếu kết quả thử nghiệm thành công là chất liệu đó sẽ chuyên chở được hết tất cả các loại thuốc. Và dĩ nhiên là điều này sẽ rất tuyệt vời rồi!

VOA: Giả sử phương pháp này thành công và được áp dụng trong tương lai, phương pháp điều trị này có tốn kém không? Liệu tất cả các bệnh nhân trên khắp thế giới, đặc biệt những bệnh nhân sống ở những nước nghèo, kém phát triển hoặc đang phát triển, họ có thể được tiếp cận với phương pháp này không?

Mai Thi: Điều quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa thuốc chế tạo bằng công nghệ nano và vật liệu chuyên chở thuốc là ở hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất đó là việc điều chế thuốc chữa bệnh ung thư thì chúng mình không có nghiên cứu điều này. Còn khía cạnh thứ hai là cách làm thế nào để đưa thuốc vào trong cơ thể. Dĩ nhiên việc điều chế thuốc rất quan trọng nhưng hiện tại thì việc này còn khá bị động cho nên hiện giờ rất khó trả lời câu hỏi này của bạn. Còn về vật liệu mà chúng mình tổng hợp để chuyên chở thuốc thì lại không đắt và cũng không quá phức tạp để tổng hợp. Như vậy có thể nói, mặc dù trí tưởng tượng của mình có thể là hơi phong phú, nhưng mình nghĩ là các bệnh nhân đều có thể có cơ hội sử dụng thiết bị này. Nhưng cần phải lưu ý rằng, vật liệu này không phải là liệu pháp chữa ung thư mà chỉ là một thiết bị đưa thuốc vào trong cơ thể mà thôi.

VOA: Trong quá trình nghiên cứu, ắt hẳn bạn có gặp phải không ít khó khăn hay thử thách. Bạn có thể chia sẻ một vài khó khăn hay một câu chuyện thú vị nào đó không?

Mai Thi: Một lẽ dĩ nhiên là bạn luôn phải nỗ lực hết sức trong quá trình nghiên cứu. Nhưng điều quan trọng nhất cho bản thân đó là đừng làm quá sức. Mình thấy điều quan trọng nhất đó là phải tham vọng và sẵn sàng nỗ lực hết sức cho một dự án nào đó. Tuy nhiên, với nhiều nhà khoa học, mình nghĩ thách thức lớn nhất là biết khi nào cần phải nghỉ ngơi, thư giãn. Làm khoa học đòi hỏi bạn phải sáng tạo, nếu bạn suốt ngày chỉ biết có làm việc thì khó mà có thể sáng tạo được. Bạn không thể cứ lao vào công việc liên tục, năm này qua năm khác, bạn sẽ không thể đạt được kết quả tốt nhất. Đây là điều mà bạn cũng phải chú ý tới. Bản thân mình cũng vậy. Hiện tại cho dù mình đang theo học chương trình tiến sĩ nhưng mình luôn cố gắng dành chút thời gian chơi thể thao, làm những gì mình thích, và điều này giúp mình làm việc hiệu quả hơn cho ngày hôm sau.

VOA: Bạn có nhắc mấy lần tới việc thư giãn, nghỉ ngơi, hay làm cái gì đó cho vui, vậy sở thích của bạn là gì? Bạn thường làm gì để xả stress?

x
Mai Thi (đứng đầu) cùng nhóm nhảy Hiphop tại một cuộc biểu diễn nhảy Hiphop ở trường MIT, Boston
​​Mai Thi: Khi mình còn đi học hồi nhỏ, mình học chơi piano, violin, mình chơi trong dàn nhạc giao hưởng. Nhưng mà khi đi học thì mình không thể mang đàn theo được, cho nên sau đó mình bắt đầu chuyển sang nhảy “tab dancing” (dậm chân xuống sàn để tạo ra giai điệu) cho tới tận năm 2009. Khi ở Boston, mình bắt đầu biết đến nhảy Hiphop và bây giờ thì mình còn dạy nhảy Hiphop ở trường Aachen, trường hiện tại mình theo học tiến sĩ. Và thực sự nhảy rất vui! Sau khi trở về từ Boston và bắt đầu học tiến sĩ ở Aachen, mình cũng mang theo đàn piano vì mình nghĩ là mình cần phải tập chơi piano lại thôi. Quan trọng nữa là vì mình đã bắt đầu với âm nhạc, nhảy từ khi còn rất nhỏ rồi, cho nên tới giờ, mình không thể chịu được việc đi làm về và không làm gì nữa cả.

Bình thường mình về nhà chỉ kịp vớ tạm lấy cái gì đó để ăn, lấy đồ và lại ra khỏi nhà ngay. Thực sự thì mình không cảm thấy stress. Khi mình đi dạy Hiphop, mình cảm thấy rất vui. Đôi lúc trước khi đi dạy, mình cảm thấy kiệt sức, chỉ muốn về nhà đi ngủ hoặc xem tivi, nhưng sau khi dạy thì mình luôn thấy rất vui, cảm thấy khá hơn rất nhiều.


VOA: Lúc nãy bạn có nói tới việc về nhà và chỉ kịp vớ tạm lấy cái gì đó để ăn, cho nên mình vừa có một câu hỏi mới chỉ vụt qua trong đầu thôi. Bạn có thích đồ ăn Việt Nam không?

Mai Thi: Ôi có, mình rất yêu món ăn Việt! Ở Đức không có nhiều nơi hay nhà hàng bán đồ ăn Việt thực sự bởi vì phần lớn đồ ăn đã được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị người Đức, cho nên khi nào mình muốn ăn món ăn Việt thì mình phải về nhà ăn đồ ăn do bố mẹ mình nấu. Khi mình ở Mỹ, mình cũng đi ăn đồ ăn Việt nhiều lắm vì ở Mỹ phục vụ rất nhiều.

VOA: Có khi nào bạn nghĩ tới việc về Việt Nam để thưởng thức những món ăn Việt đậm chất Việt không?

Mai Thi: Có. Mình mới chỉ về Việt Nam duy nhất một lần năm mình 12 tuổi. Từ lần đó đến giờ, gia đình mình vẫn chưa sắp xếp được thời gian để cùng về. Nhưng mình đang lên kế hoạch về Việt Nam vào khoảng tầm này năm sau, vào mùa đông, vì lần trước mình về vào mùa hè và lúc đó thì trời rất nóng. Nói chung mình rất muốn về và hi vọng trong khoảng vài tuần mình về, mình có thể cải thiện vốn Tiếng Việt của mình một chút. Bình thường mình vẫn nói chuyện với bố mẹ mình bằng Tiếng Việt nhưng mình chỉ có thể đọc được một chút vì nó không quá khó, nhưng viết thì mình chưa học được.

VOA: Xin cám ơn Mai Thi rất nhiều đã dành thời gian trò chuyện với VOA. Chúc bạn thành công trong cuộc sống nói chung, và mong rằng bạn và các cộng sự sẽ sớm thành công với nghiên cứu của mình.

http://www.voatiengviet.com/content/mai-thi-nha-khoa-hoc-goc-viet-thich-nhay-hiphop/1553948.html

Hình NO-U

Wednesday, November 21, 2012

Trần Huỳnh Duy Thức với sách lược giáo dục

Trần Huỳnh Duy Thức với sách lược giáo dục



Lê Thăng Long (Danlambao) - Chúng ta biết nhiều đến Trần Huỳnh Duy Thức như một doanh nhân, một nhà kinh tế. Nhưng anh còn là người rất quan tâm đến việc giáo dục dù ở tư cách của một người cha trong gia đình, một lãnh đạo doanh nghiệp hay một nhà đấu tranh vì dân chủ và thịnh vượng cho đất nước. Bài viết này giới thiệu quan điểm của anh về cách để phát triển giáo dục cho đất nước.

Trong quyển sách Con đường Việt Nam có đề nghị 5 sách lược lớn là cải cách kinh tế, giáo dục, pháp luật, biển Đông và Tây nguyên. Trong quyển sách này quan điểm giáo dục không đề cập đến những vấn đề quá hiển nhiên như triết lý giáo dục, phương pháp dạy học, cách tổ chức hệ thống giáo dục đào tạo v.v... Thức nói đây là những cốt lõi sống còn của giáo dục mà không được phép sai hay thử nghiệm liên tục. Phải dựa vào kinh nghiệm thành công của thế giới và những bậc tiền bối mà Việt Nam không thiếu như giáo sư Hoàng Tụy, nhà văn Nguyên Ngọc, v.v... Sách lược giáo dục được quyển sách Con đường Việt Nam tiếp cận từ góc độ kinh tế.

Trước tiên, Việt Nam cần nhìn ra một cách thức mà qua đó việc đầu tư cho giáo dục là một phương thức để tăng trưởng kinh tế, không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn tạo nên nguồn vốn xã hội và giá trị tinh thần to lớn cho cả dân tộc. Mà thiếu những cái này thì quốc gia không bao giờ phát triển văn minh được. Tư duy phổ biến của xã hội và những người hoạch định chính sách vĩ mô dù luôn nói giáo dục là quốc sách nhưng lại xem nó như một gánh nặng nhưng phải đầu tư vì sự nghiệp lâu dài. Chính lối suy nghĩ này đã triệt tiêu động lực tự nguyện đầu tư vào giáo dục của toàn xã hội, làm nó thiếu hụt trầm trọng so với nhu cầu học hành để đổi đời của hàng chục triệu dân.

Thức rất phê phán các dự án đầu tư công “khủng” như đóng tàu, mua tàu, sản xuất thép, nhà máy lọc dầu, v.v... Anh bảo rằng thật là thiếu khôn ngoan khi đầu tư vào những ngành công nghiệp mà năng lực chung của thế giới toàn cầu hóa đã trở nên dư thừa, thực chất chỉ để khai thác tài nguyên, lao động ít kỹ năng và chi phí xả thải công nghiệp rất rẻ ra môi trường của Việt Nam mà thôi. Thức đã nói và viết nhiều về những điều này từ năm 2007 đến khi bị bắt (05/2009). Lúc đó anh đã cho rằng ngoài những dự án đầu tư nước ngoài để khai thác lợi thế giá rẻ nói trên, các dự án đầu tư công vào các lĩnh vực này sẽ sớm bị phá sản. Những phê phán này của Thức đã được dùng làm bằng chứng để cáo buộc: “phá hoại, đả kích quyết liệt các chủ trương của Đảng và chính sách kinh tế của Chính phủ”. Trong tù anh Thức nói đùa với tôi: “ước gì những phê phán của mình phá hoại được các chính sách kinh tế đó thì Vinashin đã không phải vỡ nợ. Mấy năm tù cũng đáng so với 80 ngàn tỷ”. Vừa cười vui xong anh lại trầm tư nói rằng số tiền đó có thể xây cả ngàn trường học vùng nông thôn, cho cả triệu em được học hành đàng hoàng. Nó không chỉ tạo ra tăng trưởng kinh tế ngay lập tức mà còn tạo nên hàng triệu con người có kiến thức, có kỹ năng để đất nước có thể xây dựng những nền công nghiệp dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Nhờ vậy họ được trả lương cao thay vì bị khai thác như một lực lượng lao động giá rẻ trong một đất nước bị biến thành vùng trũng công nghiệp của thế giới.
Trần Huỳnh Duy Thức thời còn trẻ (Ảnh do gia đình cung cấp)
Vào khoảng năm 2000 tôi về quê Thức chơi ở Đất đỏ (Bà Rịa - Vũng tàu). Những người bà con của anh ở đó kể lại rằng có một lần Thức về thăm quê trong một tâm trạng rất buồn mà họ không rõ lý do gì, vào khoảng 1987-1988. Thức thấy nghĩa trang liệt sĩ được xây lại rất hoành tráng, tượng đài anh hùng Võ Thị Sáu sừng sững bên cạnh một rạp hát bị đổ sụp từ tháng 4 năm 1975 vì chiến tranh. Anh đi thăm lại hai ngôi trường từng học cấp 1 và cấp 2 thì vẫn thấy sập xệ tồi tàn, trong đó có một ngôi trường mang tên Võ Thị Sáu. Tối đó có một đoàn hát cải lương về diễn tại chính sân trường cấp 1 nói trên (trường Phước Thạnh). Những dịp như vậy luôn làm người dân quê háo hức chờ đợi hàng tháng trời và lũ lượt kéo nhau đến chật kín cả sân trường để được xem hát tuồng. Bất kể tuổi tác, từ già đến trẻ, cả những đứa bé mới hai, ba tuổi cũng được mẹ bồng trên tay, tay kia dắt theo những đứa con khác cũng chỉ mới năm, sáu tuổi. Thức cũng đến nhưng không còn vé và nhìn thấy hàng ngàn ánh mắt hạnh phúc của những người may mắn bước qua được cổng soát vé. Họ đi từ rất sớm. Rất nhiều người phải thức dậy từ giữa khuya để làm trước những việc cần trong ngày để chiều có thể đi xem hát tuồng từ sớm. Sân khấu bắt đầu diễn thì Thức quay về ngủ lại nhà một người anh họ nằm trên mặt đường lộ cách sân trường Phước Thạnh vài trăm mét. Những người trong nhà anh họ, cũng như bao gia đình có nhà gần sân khấu, tối đó đều tắt TV để lắng nghe câu hát cải lương vọng đến từ xa. Nhưng diễn chưa được 30 phút thì một cơn mưa lớn kinh khủng đổ ập xuống bất ngờ. Gần cả ngàn người ùa chạy và la lớn át cả tiếng mưa. Thức trong nhà nghe những tiếng chân chạy, những tiếng gọi nhau í ới. Không chỉ mưa mà những cơn giông lớn cũng đang kéo về nên nhà người anh họ phải đóng chặt cửa. Nhưng Thức vẫn đề nghị mở cửa để Thức ra ngoài. Nhưng cửa mở chưa kịp đi đâu thì cả nhà đã thấy một chị khoảng 25 tuổi đang bồng đứa bé khoảng 2 tuổi trên tay lạnh cóng. Hai đứa con nhỏ khác đứng dưới chân run rẩy lập cập. Chị ấy ôm đứa bé, xoay lưng mình để chắn những cơn giông lớn không thổi té tát vào nó. Nhưng nó vẫn tím tái và chị bắt đầu khóc lớn gọi tên con. Thức lao ra xốc bế chị vào nhà và hét gọi mọi người trong nhà nhóm hết các bếp lửa lên để sơ cứu đứa trẻ. Thức cũng không quên kêu mấy đứa cháu bước ra đường thét lớn: “ai có con nít bị lạnh thì đưa vào đây”. Rồi cả nhà cùng nhau xoa dầu, cạo gió, sưởi ấm và lấy hết mền trong nhà quấn cho mấy đứa trẻ. Cơn mưa kéo dài cả hai tiếng nữa mới ngưng tạnh. Nhưng thời gian đó đủ để những đứa trẻ và những người mẹ của chúng hồi phục có thể đi về nhà. Đêm ấy Thức không ngủ.

Sáng sớm hôm sau Thức đến gặp một người dượng là một quan chức khá to ở thành phố HCM đã về hưu sống ở quê anh. Không còn giữ chức vụ gì nhưng ông là người có ảnh hưởng lớn đối với chính quyền địa phương vì đã từng là bí thư khu ủy tại vùng quê này thời chống Pháp. Thức bức xúc kể cho ông về câu chuyện đêm qua và gay gắt phản đối việc vì sao không xây lại rạp hát để người dân phải chịu cảnh thương khốn như vậy, mà lại lấy tiền xây nghĩa trang, tượng đài. Rồi Thức gần như bùng nổ khi nói về những ngôi trường ngày càng mục nát, còn tệ hơn 10 năm trước lúc anh còn học ở đó. Người dượng này là một người cộng sản bảo thủ, có phần giáo điều nhưng rất tốt bụng. Không những có uy tín ở địa phương mà ông còn có vai vế trong dòng họ nên chẳng mấy ai dám nói với ông bằng những thái độ như vậy. Ông la Thức là uống nước không nhớ nguồn, dù ông cũng thật tình thương cảm cho tình cảnh người dân như vậy. Nhưng ông bảo rằng phải lo đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để có được hôm nay trước, còn nghèo thiếu quá nên không thể làm một lúc hết cả trường học và nhà hát được. Thức hỏi: “Những người đã nằm xuống họ sẽ mãn nguyện khi phải chứng kiến những người thân của mình phải sống và học như vậy? Đó là điều họ hy sinh để đổi lấy sao? Đây là một sai lầm ấu trĩ chỉ vì dượng và chính quyền muốn chứng tỏ mình là những người uống nước nhớ nguồn.” Anh ra về trong khi người dượng nóng bừng mặt và không chịu thừa nhận đó là sai lầm. Tuy vậy không lâu sau đó ông đã âm thầm làm việc với chính quyền địa phương để dừng những công trình nghĩa trang, tượng đài định xây dựng ở các xã khác để sửa lại trường Trung học Võ Thị Sáu. Rồi một vài năm sau đó rạp hát Đất Đỏ cũng được xây lại sau khi bị bỏ hoang phế cả 15 năm.

Nhưng ngay cả đến bây giờ, khoảng 25 năm đã trôi qua từ câu chuyện trên của Thức mà cái tư duy ấu trĩ ấy vẫn tồn tại phổ biến với mức độ còn nặng hơn. Nhà bảo tàng hàng chục ngàn tỷ, tượng đài, nhà lưu niệm mọc lên như nấm tràn lan khắp mọi địa phương bất chấp trường học, bệnh viện thiếu trầm trọng, bất chấp cả tính mạng những đứa trẻ ham học phải băng ruộng, lội suối hàng chục cây số mỗi ngày, phải đu dây qua sông và nhiều đứa đã phải bỏ mình trên những chiếc xuồng là phương tiện duy nhất để đến được trường tìm con chữ. Chưa kể những sai lầm về chiến lược đầu tư kinh tế đã thiêu rụi hàng trăm ngàn tỷ đồng, không những đẩy đất nước vào khủng hoảng kinh tế mà còn nhấn chìm luôn cơ hội học hành để đổi đời của cả triệu trẻ em nghèo khó. Những thảm họa đó bây giờ mọi người đã nhìn thấy nhưng chúng đã khiến cho Trần Huỳnh Duy Thức trăn trở từ hàng chục năm trước. Và anh đã ra sức làm tất cả những gì mình có thể, những mong đất nước đừng bị rơi vào đó. Nhưng, như chính anh đã nhận ra và cảnh báo, thời cuộc bây giờ không chỉ có người bảo thủ như ông dượng của anh mà đã tồn tại lan tràn những kẻ cơ hội, tham nhũng đang lợi dụng vào sự ấu trĩ giáo điều của bảo thủ mà trục lợi. Do vậy những kẻ đó mới biến những lời cảnh báo nặng lòng vì dân tộc thành những nguy cơ “diễn biến hòa bình”, thành “thế lực thù địch” để khéo léo khống chế luôn cả những người bảo thủ. Và để chứng minh những nguy cơ và thế lực đó là ”có thật”, những kẻ cơ hội tham nhũng đã biến những người đã nhìn ra và dám vạch trần những âm mưu của chúng thành những tội phạm “kinh khủng” đe dọa an ninh quốc gia, những vụ án thế kỷ. Bằng cách như vậy họ dồn những lãnh đạo cấp tiến phải co cụm lại để mặc sức tung hoành. Để giờ đây đất nước phải lãnh những hậu quả chưa biết đến bao giờ mới khắc phục nổi.

Sai lầm của một sách lược kinh tế có thể mất 10 năm để giải quyết. Nhưng sai lầm về sách lược giáo dục sẽ đánh mất một thế hệ, đưa quốc gia đến một tương lai tăm tối. Vì vậy mà Thức đã không tiếc sức ngày đêm để nghiên cứu, phân tích chi tiết mối liên hệ giữa đầu tư giáo dục và tăng trưởng kinh tế để tìm ra những quy luật thực chứng làm nền tảng khoa học cho việc hoạch định sách lược đầu tư vào giáo dục như một ngành kinh tế chiến lược. Công trình nghiên cứu này lấy dữ liệu từ hơn 10 quốc gia bao gồm ở Đông Á, Tây Âu, Bắc Âu, Mỹ và đòi hỏi những chuyên gia đắt tiền. Chi phí có thể đến hàng trăm ngàn USD. Nhưng Thức đã thuyết phục bạn bè mình ở các nước về mục tiêu phi lợi nhuận của mình để họ trợ giúp miễn phí. Có người trong số này hỏi anh sao không lập nên một tổ chức phi lợi nhuận để tìm kiếm tài trợ cho công trình nghiên cứu ý nghĩa đó, mà cho Việt Nam nữa thì rất dễ gây quỹ vào thời điểm đó. Thức nói rằng xin được cái giấy phép ấy ở Việt Nam xong thì nền kinh tế chắc đã suy sụp hết rồi. Cuối cùng thì hầu hết bạn bè cũng đồng ý giúp Thức mà không lấy tiền. Nhưng anh vẫn phải bỏ ra hàng chục ngàn USD tiền túi của mình để hoàn thành được việc đó. Từ cuối năm 2007, khi mà kinh tế Mỹ chưa bị khủng hoảng tài chính, Thức đã làm nhiều người ngạc nhiên khi nghe anh phân tích rằng nền kinh tế Mỹ sẽ gặp khó khăn lớn và sẽ mất ít nhất 10 năm để hồi phục. Nhưng nếu Mỹ không nhìn ra vấn đề căn bản để điều chỉnh sai lầm từ chính sách đầu tư vào giáo dục của họ thì thời gian để hồi phục sẽ còn lâu hơn nữa, có khi còn sụm luôn nếu không hành động ngay và hiệu quả. Nền giáo dục Mỹ đã trở thành chuẩn mực ước mơ mà nói như thế thì đúng là gây sốc. Đến cuối 2008 khi khủng hoảng tài chính đã lan rộng ở Mỹ dẫn đến suy thoái kinh tế, cũng là lúc chúng tôi (anh Thức, anh Định và tôi) đang tập trung viết quyển sách Con đường Việt Nam. Anh Thức đã trình bày cho tôi rất mạch lạc về sách lược giáo dục từ đích nhắm chiến lược là “Đầu tư cho hạ tầng giáo dục”. Anh nói phải xem cái này là tối quan trọng như là hạ tầng giao thông vậy. Rồi Thức đưa ra những số liệu quốc tế để cho thấy sẽ thừa và thiếu những loại nguồn nhân lực theo từng loại kỹ năng, chuyên môn nào. Từ đó chỉ ra Việt Nam cần đầu tư hạ tầng giáo dục như thế nào để chiếm lợi thế nhân lực ở các lĩnh vực nào, cần tránh chạy theo những cái gì. Thức phân tích số liệu của Mỹ để chỉ ra sai lầm của nước này ở chỗ đã để cho thị trường tự điều tiết trong việc đầu tư vào giáo dục. Điều này đã khiến cho nguồn nhân lực của Mỹ phát triển rất nhanh vào các lĩnh vực kinh tế tri thức, tạo ra những thành công vượt bậc ở ngành này nhưng cũng tạo ra một lỗ hổng về đầu tư vào đào tạo nghề cho những lĩnh vực kinh tế bị dịch chuyển.

Lúc đó Thức đã nói rằng Mỹ đang và sẽ thiếu hụt lớn các chuyên viên quản lý dây chuyền sản xuất, mà thiếu một chuyên viên loại này sẽ làm nước Mỹ mất đi việc làm của khoảng 100 công nhân trên các dây chuyền sản xuất cho dù họ rất lành nghề và có hiệu suất cao. Vì không tìm được các chuyên viên này nên xu hướng dịch chuyển nhà máy lắp ráp ra khỏi nước Mỹ ngày càng mạnh theo sự mở rộng của môi trường toàn cầu hóa. Nhưng chính phủ của đảng Cộng hòa vốn luôn coi trọng khả năng điều tiết tất cả của thị trường nên không quan tâm có những chính sách cần thiết. Do vậy, Thức nói nếu Obama không thắng cử thì nước Mỹ sẽ chìm ngập trong khó khăn. Nhưng Thức tiếp: “Obama sẽ thắng vì nước Mỹ có nền tảng dân chủ để tự điều tiết các vấn đề chính trị”.

Bây giờ nhìn lại thì những gì đã diễn ra ở Mỹ chẳng khác những gì Thức đã nói hồi 4 năm trước. Lúc đó anh Thức nói tiếp với tôi rằng: các nước Bắc Âu đã có chính sách điều tiết rất tốt từ nhà nước. Họ hiểu rõ đâu là chỗ bàn tay vô hình của thị trường sẽ vận hành rất tốt, đâu là nơi cần bàn tay hữu hình của nhà nước. Do vậy dù vẫn tạo ra được những doanh nghiệp điển hình về kinh tế tri thức như Nokia nhưng các lĩnh vực khác của họ vẫn duy trì được sự ổn định vì không mất việc làm. Chính phủ của họ đã nhìn trước được nên đã dùng chính sách để bổ khuyết rất hiệu quả cho việc đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Trong khi đó Việt Nam cũng nhân danh điều tiết cần thiết của nhà nước nhưng lại nhúng tay chi chít vào hầu hết các yếu tố kinh tế vi mô nên làm cho thị trường bị tê liệt và méo mó. Chưa kể cách dùng các tập đoàn kinh tế nhà nước để điều tiết vĩ mô là một phương pháp phản tác dụng. Chúng hút sạch các nguồn lực đầu tư quốc gia làm cho cả nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nguồn vốn nước ngoài và làm thiếu hụt những việc cần đầu tư chiến lược như giáo dục. Chính phủ Việt Nam không những không có chính sách bổ khuyết mà nhiều lúc còn làm cho sự thiếu hụt đó càng nghiêm trọng hơn. Trong phần sách lược cải cách kinh tế của quyển sách Con đường Việt Nam anh Thức còn có cả một công trình nghiên cứu để định ra những nguyên lý khoa học giúp xác định những gì nhà nước cần điều tiết, những gì phải để thị trường tự điều tiết. Căn bản là: hàng hóa và dịch vụ nào mà người dùng không thể nhận biết được hiệu quả và hậu quả của chúng trong dài hạn thì nhà nước phải có tầm nhìn xa để điều tiết chúng. Nhưng phương pháp điều tiết phải là tác động vào các yếu tố chiến lược để chúng vận hành theo các quy luật của thị trường nhằm tạo ra kết quả mong muốn, chứ không phải can thiệp để cản trở sự vận hành theo quy luật đó. Áp dụng nguyên lý này Thức chỉ ra hàng loạt những sai lầm, từ những thiếu sót trong việc quản lý an toàn thực phẩm đến sự nguy hại trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội ngắn hạn lẫn dài hạn của quốc gia. Các chiến lược này đã thúc đẩy những động lực của xã hội dồn nguồn lực đầu tư vào các ngành kinh tế bong bóng như chứng khoán, bất động sản và những ngành công nghiệp nhằm khai thác sức lao động, tài nguyên và xả thải giá rẻ, thay vì hút đầu tư vào giáo dục, y tế. Nói cách khác nhà nước đã không thực hiện được vai trò điều tiết có tầm nhìn mà còn làm cho những thói quen ăn xổi ở thì trầm trọng hơn.

Quản trị chiến lược là một sở trường đặc biệt của Thức. Anh luôn cố gắng phải nhìn ra được quy luật vận hành của sự việc mình cần giải quyết để xác định những đích nhắm chiến lược cần tập trung với nguồn lực tối thiểu, từ đó sẽ tạo ra được những kết quả tối đa nhờ sự vận hành và lan tỏa theo quy luật đó. Áp dụng phương pháp này cho sách lược giáo dục. Thức đưa ra được một chiến lược đầu tư hạ tầng giáo dục mà không đòi hỏi phải tăng thêm tỷ trọng ngân sách cho giáo dục nhưng sẽ đầu tư tập trung vào một số trọng tâm chiến lược, đồng thời khai thông những rào cản và tạo xúc tác bằng những chính sách khuyến khích để tạo nên một môi trường thuận lợi cho các quy luật vận hành. Nhờ vậy các trọng tâm chiến lược đó sẽ tạo ra sự đột phá và lan tỏa mạnh mẽ, thu hút nhân lực, tài lực trong và ngoài nước đầu tư vào giáo dục. Với sự trợ giúp của những người ủng hộ Thức đã chỉ ra chi tiết các trọng tâm chiến lược này cùng với những tính toán cụ thể về những chỉ số kinh tế. Qua đó cho thấy tăng trưởng trong ngắn hạn không kém đi là bao nhưng sẽ tạo nên những sự bứt phá mạnh trong trung hạn và dài hạn, trái ngược với các chiến lược hiện tại tập trung vào các ngành kinh tế bong bóng và công nghiệp bẩn giá rẻ. Sách lược này cũng nhấn mạnh cần chú trọng đầu tư hạ tầng giáo dục, hạ tầng giao thông và hạ tầng nông nghiệp cho các vùng nông thôn thì mới tạo ra được sự phát triển ổn định và bền vững.

Thật tiếc là những kế hoạch đầy tâm huyết như vậy của Thức và những người bạn đã không còn vì chúng bị cáo buộc là “một kế hoạch tổng thể hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” nên phải tịch thu các máy tính xách tay chứa các kế hoạch đó và đem bán sung công. Nếu còn thì quyển sách này sẽ giới thiệu chúng đầy đủ để độc giả có thể cảm nhận rõ hơn về tầm nhìn và tài năng cũng như lòng yêu nước của Trần Huỳnh Duy Thức thông qua những trăn trở nặng lòng của anh về sự nghiệp giáo dục của đất nước.

20/11/2012

Con gái thầy giáo Đinh Đăng Định: Phiên tòa sơ thẩm chỉ toàn là công an

VRNs (21.11.2012) – Sài Gòn – Trong cuộc phỏng vấn với cô Thảo, con gái của thầy giáo Đinh Đăng Định vào tối 20.11.2012, một ngày trước phiên phúc thẩm xử thầy giáo Định, tại tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông. Thầy Định bị kết án 6 năm tù giam sau phiên sơ thẩm với tội danh bị cáo buộc theo điều 88 Bộ luật hình sự là “Tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam”. Điều 88 cùng với điều 79 đang bị các tổ chức nhân quyền, tổ chức phi chính phủ và chính phủ các nước tự do kêu gọi phải bị xóa bỏ. Qua cuộc phỏng vấn này con gái thầy Định cho biết trong những ngày qua, viên mật vụ theo dõi thầy Định trước kia đã đến và gọi điện thoại hỏi về một số thông tin liên quan đến tài chánh của gia đình và cả về thông tin luật sư, như ai mách bảo mời luật sư Lương tham gia bào chữa, tiền đâu để trả cho luật sư… Cũng được biết thầy Định bị bệnh chảy máu dạ dày mà không được chữa trị đúng mức tại nhà tù. Ngoài ra gia đình đã làm đơn để chuyển thầy ra ngoài điều trị cũng không được chấp nhận. Thầy Định còn bị đau cột sống, nhồi máu não. Thầy Định đang bị giam tù với vài người đang chờ tử hình bằng thuốc độc. Tuy nhiên thầy đã kết bạn được với họ nên có phần nào an tâm về tính mạng. Gia đình và cả chính thầy Định hy vọng ông sẽ trắng án trong phiên phúc thẩm sáng nay, ngày 21.11.2012, do Tòa án tối cao tại Đà Nẵng thực hiện phiên tòa xét xử. Hiện tại gia đình không có giấy báo về phiên xử phúc thẩm này, trong phiên sơ thẩm trước kia cũng vậy. Được biết trong phiên sơ thẩm trước kia, thì một phiên tòa gọi là công khai nhưng chỉ thấy toàn là công an và mật vụ. Nên gia đình nghĩ phiên phúc thẩm cũng không có gì là khác so với phiên sơ thẩm. Gia đình muốn vụ xét xử thầy Định phải công khai và minh bạch chứ đừng như những vụ án xử 3 blogger tại Sài Gòn trước đây. Mời quý vị lắng nghe cuộc phỏng vấn của chúng tôi với cô Thảo, con gái của thầy Định. Chúc bình an Thomas Việt, VRNs

CA Hà Nội xua quân trấn áp dân oan, nhiều người nhập viện




Âm thanh cuộc phỏng vấn từ hiện trường do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện

Danlambao - Hôm nay, 21/11/2012, lực lượng công an & côn đồ tiếp tục được huy động nhằm trấn áp cuộc biểu tình của dân oan tại vườn hoa Lý Tự Trọng. Hai dân oan lớn tuổi từ Quảng Bình và Đà Nẵng đã bị công an xô xát thô bạo, dẫn đến ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu. Cụ bà Lê Hiền Đức nghe tin vội đến can thiệp đã bị một nhóm công an thường phục bao vây, xô đẩy khiến bà Đức ngã đập đầu xuống vỉa hè.


Người đầu tiên bị đánh đến ngất xỉu vào trưa nay, 21/11, là cụ bà Nguyễn Thị Hồng, dân oan Quảng Bình.

Qua facebook, chị Bùi Thị Minh Hằng đã công bố bức ảnh chụp bà Hồng đang phải nằm cấp cứu, truyền dịch tại bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội).

Bà Nguyễn Thị Hồng đang nằm trong khoa cấp cứu nội 1, bệnh viên Sanh Paul.

Trường hợp thứ hai cũng bị công an xô xát đến bất tỉnh là cụ ông Nguyễn Xuân Hiền, 75 tuổi, dân oan Đà Nẵng.

Nhà báo Trần Quang Thành đã gửi đến bản tin chi tiết như sau: Vào hồi 15h30 chiều nay, thứ Tư 21/11/2012, hàng chục Dân oan từ Đà Nẵng ra thủ đô Hà Nội khiếu kiện đòi đất đai bị cướp đoạt đã đổ về khu tượng đài Lý Tự Trọng căng biểu ngữ đả đảo bọn cướp đât, yêu cầu Thanh tra nhà Nước khẩn cấp can thiệp.

Một lực lượng lớn an ninh, công an, dân phòng quận Tây Hồ và phường Thụy Khuê đã xô đẩy những ngươi đi khiêu kiện, giằng giật biểu ngữ của họ.

Cụ Nguyễn Xuân Hiền, 75 tuổi, người ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng không chịu đưa biểu ngữ đã bị một thanh niên dân phòng giật ngã khiến cụ ngất xỉu. Hiện nay, mọi người đã đưa cụ Nguyễn Xuân Hiền đến cấp cứu tại bệnh viện 354, phố Đốc Ngữ, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Ông Nguyễn Xuân Hiền, dân oan Đà Nẵng bị đánh ngất khi đi khiếu kiện và bị một nhóm côn đồ giả dạng đến gây sự. Ảnh: Facebook JB Nguyễn Hữu Vinh

Nhận dược tin báo, cụ Lê Hiền Đức đã nhanh chóng đến can thiệp, đồng thời yêu cầu công an lập biên bản về việc dùng bạo lực xô xát với dân oan.

Trong lúc cụ Đức đang tiêp xúc lăng nghe bà con dân oan phản ánh nỗi oan khuất của mình thì công an và dân phong lai kéo đến đòi giải tán. Cụ Lê Hiền Đức đã bị xô ngã, đâu đập vào vỉa hè.

Nhà báo Trần Quang Thành mau chóng gọi về hiện trường phỏng vấn cô Dương Thị Xuân và cụ Lê Hiền Đức tại khu tượng đài Lý Tự Trọng. Dưới đây là phần âm thanh phỏng vấn:



Tính đến hôm nay, đã xảy 5 trường hợp công an dùng bạo lực đối với dân oan khiếu kiện.

Trước đó, một trường hợp bị công an đánh đập đến mức phải nhập viện là cô Trần Ngọc Anh, dân oan Vũng Tàu. Cô Ngọc Anh nhập viện từ hôm 13/11/2012, hiện sức khỏe vẫn còn đang rất yếu.

* Cô Trần Ngọc Anh vẫn còn đang điều trị tại bệnh viện Sanh-Pôn. Ăn được vài thìa cháo lại ói ra hết. Nhưng phía bệnh viện đang một mực yêu cầu cô phải xuất viện (Ảnh: Facebook Bùi Hằng)

Chị Bùi Thị Minh Hằng cho biết, cô Trần Ngọc Anh đã chuyển sang điều trị tại bệnh viện Sanh-Pôn được vài ngày, hiện nay đi lại vẫn phải có người dìu. Tuy nhiên, phía bệnh viện dưới áp lực của công an đang tìm cách buộc cô phải xuất viện. Phía an ninh cũng đang chầu chực, chờ khi cô Ngọc Anh xuất viện sẽ áp giải về Vũng Tàu.

Sau cái chết uất hận của cụ bà Hà Thị Nhung, CA Hà Nội đã công bố nguyên nhân khiến cụ bà Nhung tử vong là do 'bị cảm' và 'tai biến mạch máu não'. Trên thực tế, các nhân chứng khẳng định chính công an đã xô xát làm cụ bà Nhung ngã xuống chết trong uất ức.

Với hành động bao che tội ác như trên, CA Hà Nội đã 'bật đèn xanh' cho những hành vi trấn áp ngày càng dã man, thô bạo đối với dân oan khiếu kiện, đặc biệt là những dân oan lớn tuổi.

Tuesday, November 20, 2012

10 điều khác biệt thú vị về hoạt động của não bộ giữa phụ nữ và đàn ông.

Human Brain Analysis - Man vs. Woman......A MUST READ!

1. MULTI-TASKING
Women - Multiple process
Womens brains designed to concentrate multiple task at a time.
Women can Watch a TV and Talk over phone and cook.
Men - Single Process
Mens brains designed to concentrate only one work at a time. Men can not watch TV and talk over the phone at the same time. they stop the TV while Talking. They can either watch TV or talk over the phone or cook.

2. LANGUAGE
Women can easily learn many languages. But can not find solutions to problems. Men can not easily learn languages, they can easily solve problems. That's why in average a 3 years old girl has three times higher vocabulary than a 3 years old boy.

3. ANALYTICAL SKILLS
Mens brains has a lot of space for handling the analytical process. They can analyze and find the solution for a process and design a map of a building easily. But If a complex map is viewed by women, they can not understand it. Women can not understand the details of a map easily, For them it is just a dump of lines on a paper.

4. CAR DRIVING.
While driving a car, mans analytical spaces are used in his brain. He can drive a car fastly. If he sees an object at long distance, immediately his brain classifies the object (bus or van or car) direction and speed of the object and he drives accordingly. Where woman take a long time to recognize the object direction/ speed. Mans single process mind stops the audio in the car (if any), then concentrates only on driving.

5. LYING
When men lie to women face to face, they get caught easily. Womans super natural brain observes facial expression 70%, body language 20% and words coming from the mouth 10%. Mens brain does not have this. Women easily lie to men face to face.
So guys, do not lie face to face.

6. PROBLEMS SOLVING
If a man have a lot of problems, his brain clearly classifies the problems and puts them in individual rooms in the brain and then finds the solution one by one. You can see many guys looking at the sky for a long time. If a woman has a lot of problems, her brain can not classify the problems. she wants some one to hear that. After telling everything to a person she goes happily to bed. She does not worry about the problems being solved or not.

7. WHAT THEY WANT
Men want status, success, solutions, big process, etc... But Women want relationship, friends, family, etc...

8. UNHAPPINESS
If women are unhappy with their relations, they can not concentrate on their work. If men are unhappy with their work, they can not concentrate on the relations.

9. SPEECH
Women use indirect language in speech. But Men use direct language.


10. HANDLING EMOTION
Women talk a lot without thinking. Men act a lot without thinking.
Collapse this post