Việt LuậnXe "Tò Mò" trên Hỏa TinhChiều thứ Hai 6.8.12 đầu tuần này, sau 3 giờ một chút rất nhiều người trên thế giới phải chịu đựng "bảy phút kinh hoàng". Bảy phút này bắt đầu từ 3 giờ 8 phút (giờ Đông bộ Úc). May mắn "bảy phút kinh hoàng" đã kết thúc bằng tiếng reo hò vui mừng vào 3:15 phút. Đó là lúc chiếc xe mang tên "Curiosity, Tò Mò" đáp xuống Hoả Tinh.Đây là một bước rất dài của loài người sống trên trái đất tìm đến các hành tinh. Đặc biệt trong bước chân dài 566 triệu cây số từ trái đất đến Hoả Tinh, Úc đã góp phần không nhỏ.Vào ngày 26 tháng 11 năm ngoái, cơ quan thám hiểm không gian NASA của Hoa Kỳ phóng phi thuyền Atlas V 541 lên Hoả Tinh. Sau chín tháng lao vào không gian với tốc độ cực kỳ nhanh, Atlas V 541 đã tới nơi. Lúc tới nơi, phi thuyền bay với tốc độ 20,920km/giờ. Và trong vòng bảy phút phi thuyền phải thắng lại để giảm tốc độ còn 3 km/giờ.Bộ thắng của phi thuyền là hệ thống hoả tiễn phun lửa ngược chiều. Khi nào thì phải thắng và cần đạp thắng mạnh nhẹ như thế nào? Để trả lời hai câu hỏi này, người ta dùng computer để ra lệnh. Chương trình ra lệnh này do một người Úc làm trưởng toán thiết kế. Marcel Schoppers, cựu sinh viên từ đại học ANU, phải làm việc 25 tiếng đồng hồ mỗi ngày để bảo đảm chiếc xe Tò Mò nhẹ nhàng lăn bánh trên Hoả Tinh. Không riêng gì người Úc Marcel Schoppers mà gần hết nhân viên trong chương trình thám hiểm Hoả Tinh đều phải làm việc mỗi ngày thêm một tiếng đồng hồ vì... ngày trên Hoả Tinh dài hơn ngày tại trái đất một tiếng đồng hồ.Thật ra, Tò Mò, nặng 899 kg, không phải là xe thám hiểm đầu tiên do trái đất gởi lên Hoả Tinh. Đây là chiếc xe thứ bảy và là chiếc xe lớn nhất. Tò Mò có thể hoạt động trên Hoả Tinh từ hai cho đến bốn năm để tìm hiểu đã có đời sống trên hành tinh này hay không và trong tương lai con người có thể sống tại đây hay không.Khi chạm vào mặt đất của Hoả Tinh, từ địa chỉ Twitter @MarsCuriosity, xe thám hiển Tò Mò cất tiếng hót lên mạng xã hội "I'm safely on the surface of Mars. GALE CRATER I AM IN YOU!!! #MSL, Tôi đã tới mặt đất Hoả Tinh an toàn. Lòng chảo GALE ơi, tôi đang ở trong lòng của ông!!! ".Lòng chảo Gale được đặt tên theo một nhà thiên văn người Úc. Ông Walter Gale sinh năm 1865 tại Paddington, Sydney, là người say mê thiên văn học. Walter Gale khám phá ra bảy sao chổi. Trong đó, ba sao chổi mang tên của ông. Ngoài ra, Walter Gale ghi chú nhiều chi tiết của bề mặt Hoả Tinh. Ông cho biết đất Hoả Tinh không khác vùng đất Grand Canyon tại Hoa Kỳ. Đặc biệt nhà thiên văn Úc cho rằng có đời sống trên hành tinh màu đỏ này.Chính tại lòng chảo Gale mà NASA đã chọn cho xe Tò Mò đáp xuống. Lòng chảo này tọa lạc tại phần đáy phía Nam của Hoả Tinh nên ta có thể nói đây là chỗ của nước Úc tại hành tinh xa xôi này. Đến "đất Úc trên Hoả Tinh", xe Tò Mò với sáu bánh xe sẽ chạy lòng vòng trong lòng chảo rộng 154 cây số với tốc độ 160 cây số/giờ và leo lên ngọn núi có tên là Mount Sharp cao khoảng 5 ngàn mét.Đáp xuống Hoả Tinh, xe Tò Mò nhanh chóng gởi hình về trái đất. Tấm hình đầu tiên không về trung tâm chỉ huy NASA tại Pasadena nhưng hiện lên đầu tiên tại Úc. Giàn radar gồm có ba đĩa nhận tín hiệu (một cái có đường kính 70 mét và hai cái kia có đường kính 34 mét) đặt tại Tidbinbilla, phía Nam thủ đô Canberra, là nơi đầu tiên trên thế giới nhận hình. Ở bên ngoài Canberra Deep Space Communications Complex, Tidbinbilla -- hơn 200 người Úc túc trực để trở thành người đầu tiên trên trái đất nhìn thấy hình Hoả Tinh do chiếc xe Tò Mò gởi về. Mặc dầu được chuyển đi với tốc độ cực kỳ nhanh, tín hiệu từ Hoả Tinh đến trái đất phải mất 15 phút mới tới nơi. Và trái đất có ra lệnh gì cho xe Tò Mò thì cũng phải chờ thêm 15 phút nữa Tò Mò mới nhận được.Dựa vào kết quả thám hiểm của Tò Mò, trái đất sẽ gởi người lên Hoả Tinh. Theo chương trinh do tổng thống Barack Obama đề ra, vào năm 2030 con người từ trái đất sẽ đặt chân lên đó như Neil Armstrong, người Hoa Kỳ, đã đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969. Tuy nhiên, theo lời ông Charles Bolden giám đốc NASA: người đầu tiên đặt chân lên Hoả Tinh sẽ là một trong nhiều học sinh hôm nay đang học trung học. Em Bernanda Telalovic, 17 tuổi, đang học tại Casula High School, phía Tây Nam thành phố Sydney, Úc mong muốn được làm người ấy.Biết đâu mơ ước của em sẽ thành sự thật. Lúc đó, một người Úc từ trái đất sẽ bay 566 triệu cây số lên Hoả Tinh để đáp xuống nước Úc ở trên đó.Việt Luận
Wednesday, August 22, 2012
Tò Mò đáp xuống Úc châu ở Hỏa Tinh
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment