Tuesday, December 25, 2012

Gương sinh hùng tử đạo thời đại mới.


Ảnh: Vị Thánh tử đạo người Ba Lan thời hiện đại. Tử đạo năm 1984 thời CS.

Lễ kính Chân Phước Tử Đạo Jerzy Popieluszko

Trong niên lịch Công Giáo, mỗi năm ngày 19 tháng 10, Giáo Hội dành để kính nhớ Chân Phước Tử Đạo Jerzy Popieluszko. Người dân Ba Lan, dành 24 tiếng đồng hồ trong ngày này để kính nhớ vị linh mục anh hùng dân tộc đã bị mật vụ Ba Lan giết ngày 19 tháng 10 năm 1984.

Chân Phước tử đạo Jerzy Popieluszko sinh ngày 14 tháng 9 năm 1947 trong một gia đình nông dân Công giáo rất đạo hạnh tại miền Đông Ba Lan. Năm 1965, sau khi tốt nghiệp phổ thông, cậu Jerzy được chọn vào học tại một chủng viện ở thủ đô Warszawa (Vacsava).

Ngày 28 tháng 5 năm 1972, thầy Jerzy Popieluszko được Đức Hồng Y Stefan Wyszynsk, Tổng giám mục Warszawa, truyền chức linh mục. Và sau đó vị linh mục trẻ này được giao đảm trách nhiều công việc mục vụ khác nhau.

Tháng 8 năm 1980, dưới sự khởi xướng và cổ võ của Công đoàn Đoàn kết (Solidarnosc), phong trào đình công đòi tăng lương, phản đối các chính sách chính trị, kinh tế, xã hội bất công và biểu tình chống độc tài và đòi dân chủ lan rộng tại Ba Lan.

Trong những ngày đình công đó, công nhân tại một nhà máy thép ở Warszawa đã đến gặp Đức Hồng Y Wyszynsk xin ngài gửi một linh mục đến dâng lễ cho họ và Đức Hồng Y đã chọn linh mục Popieluszko.

Và sự bổ nhiệm này đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của cha Popieluszko vì kể từ đó đến lúc bị giết cha luôn là chỗ dựa tinh thần cho các công nhân và là nguồn động viên, khích lệ cho Công đoàn Đoàn kết.

Ngày 13 tháng tháng 12 năm 1981, chính quyền cộng sản tại Ba Lan ban hành thiết quân luật và bắt đầu chiến dịch sách nhiễu, bắt bớ, xử án nhiều thành viên của Công đoàn Đoàn kết. Cha Popieluszko là điểm tựa cho chính những nạn nhân đó và cả gia đình của họ. Ngài thường tham gia các vụ xử án để an ủi, nâng đỡ và khích lệ những người bị xử cũng như thân nhân của họ.

Và cũng chính nhờ những lần tham dự các vụ xử án này, cha đã có sáng kiến dâng lễ cho các nạn nhân bị giam giữ, bắt bớ và gia đình của họ và cho đất nước Ba Lan.

‘Những thánh lễ cho tổ quốc – messes pour la patrie’ được tổ chức mỗi tháng tại nhà thờ Saint-Stanislas-Kostka. Trong những bài giảng tại các thánh lễ đó, ngoài khía cạnh thiêng liêng, cha còn lên tiếng phản đối và chống lại những chính sách bất công của chính quyền cộng sản và khuyến khích mọi người can đảm đứng lên đấu tranh cho công lý, lẽ phải.

Kể từ đó, Ngài trở thành ‘cái gai’ trong mắt chính quyền cộng sản vì không chỉ có hàng chục ngàn người tới tham dự những thánh lễ đó mà các bài giảng của ngài cũng được đài châu Âu Tự do (Radio Free Europe) phát sóng trên toàn Ba Lan.

Và để loại trừ ‘cái gai’ ấy, chính quyền cộng sản Ba Lan đã dùng những chiêu bài, thủ thuật khác nhau đối với Ngài.

Vào mùa thu năm 1983, tướng Jaruzelski, thủ tướng Ba Lan, gửi ĐHY Józef Glemp, TGM Warszawa, một danh sách 60 linh mục được cho là ‘những linh mục cực đoan’ và muốn ĐHY buộc những linh mục đó phải im lặng. Cha Popieluszko là một trong những người đứng đầu danh sách đó.

Không thành công, chính quyền cộng sản dùng những hình thức khác như sách nhiễu, vu cáo, thóa mạ, tạo chứng giả, khám xét, tra hỏi, bắt bớ, truy tố, án tù đối với cha nhưng cha vẫn không chịu im lặng, không chịu khuất phục vì cha tin rằng là một ki tô hữu, là một linh mục cha có bổn phận phải công bố và làm chứng cho sự thật.

Sau những thất bại đó, cách duy nhất mà chính quyền cộng sản có thể buộc cha Popieluszko im lặng là thủ tiêu ngài. Ngày 13 tháng 10 năm 1984 họ tạo dựng một tai nạn xe hơi nhằm giết cha nhưng ngài đã thoát nạn.

Không chịu bỏ cuộc, sáu ngày sau đó, ngày 19 tháng 10, mật vụ Ba Lan đã cho ba nhân viên của mình chặn xe và bắt cóc cha khi cha trở về nhà sau khi dâng thánh lễ tại một nhà thờ ngoại ô Warszawa. Họ đã đánh đập cha một cách dã man cho đến khi cha ngất xỉu rồi vứt cha xuống con sông Vistula. Và mãi hơn 11 ngày sau đó người ta tìm thấy xác cha.

Trong thánh lễ cuối cùng đó cha đã mời gọi cộng đoàn “hãy cầu nguyện để vượt lên mọi nỗi sợ hãi, chiến thắng những lời đe dọa, và trên hết, để ta thoát khỏi hận thù và bạo lực”.

Cái chết của cha Popieluszko đã gợi nên một nỗi thương tiếc, xúc động vô ngàn trên toàn đất nước Ba Lan. Đã có khoảng 250000 người tham dự thánh lễ an táng của cha, trong đó có Lech Walesa, người đứng đầu Công đoàn Đoàn kết.

Hơn nữa sự dấn thân và lòng can đảm của cha đã khơi dậy lòng quả cảm nơi biết bao người Ba Lan, giúp họ dám mạnh dạn đứng lên đấu tranh cho dân chủ, công lý. Và nhờ có những linh mục, những con người can đảm đấu tranh cho công lý như ngài, Ba Lan không chỉ dẹp bỏ được chế độ độc tài mà còn đóng một vai trò quan trọng việc giúp thống nhất châu Âu.

Trong cuộc sống của ngài, trong những lời giáo huấn của ngài, đặc biệt là trong các Thánh lễ cho quê hương, ngài tiêu biểu cho sự trung tín hoàn toàn với những đòi buộc trong Tin Mừng của Chúa Kitô, và sự trung thành tuân theo giáo huấn của Giáo Hội.

Cha Popieluszko được người dân Ba Lan âu yếm gọi là “vị Sứ Giả của Sự Thật” – The Messenger of Truth vì ngài mạnh mẽ và can đảm kêu gọi tôn trọng nhân quyền, cho quyền lợi của người lao động và nhân phẩm của người, tất cả trong ánh sáng của Tin Mừng.

Ngài đã nên chứng tá anh hùng, cho Ba Lan và cho toàn thế giới, qua các nhân đức của một linh mục dũng cảm, luôn trung thành với Thiên Chúa, với thập giá của Chúa Kitô và Tin Mừng của Người, được thể hiện cụ thể nơi một tình yêu nồng nhiệt dành choThiên Chúa và quê hương. Nói cách khác, ngài đại diện cho tinh thần yêu nước theo đúng nghĩa Kitô giáo.

(text:vietcatholic)
Ảnh: Vị Thánh tử đạo người Ba Lan thời hiện đại. Tử đạo năm 1984 thời CS.

Lễ kính Chân Phước Tử Đạo Jerzy Popieluszko

Trong niên lịch Công Giáo, mỗi năm ngày ...19 tháng 10, Giáo Hội dành để kính nhớ Chân Phước Tử Đạo Jerzy Popieluszko. Người dân Ba Lan, dành 24 tiếng đồng hồ trong ngày này để kính nhớ vị linh mục anh hùng dân tộc đã bị mật vụ Ba Lan giết ngày 19 tháng 10 năm 1984.

Chân Phước tử đạo Jerzy Popieluszko sinh ngày 14 tháng 9 năm 1947 trong một gia đình nông dân Công giáo rất đạo hạnh tại miền Đông Ba Lan. Năm 1965, sau khi tốt nghiệp phổ thông, cậu Jerzy được chọn vào học tại một chủng viện ở thủ đô Warszawa (Vacsava).

Ngày 28 tháng 5 năm 1972, thầy Jerzy Popieluszko được Đức Hồng Y Stefan Wyszynsk, Tổng giám mục Warszawa, truyền chức linh mục. Và sau đó vị linh mục trẻ này được giao đảm trách nhiều công việc mục vụ khác nhau.

Tháng 8 năm 1980, dưới sự khởi xướng và cổ võ của Công đoàn Đoàn kết (Solidarnosc), phong trào đình công đòi tăng lương, phản đối các chính sách chính trị, kinh tế, xã hội bất công và biểu tình chống độc tài và đòi dân chủ lan rộng tại Ba Lan.

Trong những ngày đình công đó, công nhân tại một nhà máy thép ở Warszawa đã đến gặp Đức Hồng Y Wyszynsk xin ngài gửi một linh mục đến dâng lễ cho họ và Đức Hồng Y đã chọn linh mục Popieluszko.

Và sự bổ nhiệm này đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của cha Popieluszko vì kể từ đó đến lúc bị giết cha luôn là chỗ dựa tinh thần cho các công nhân và là nguồn động viên, khích lệ cho Công đoàn Đoàn kết.

Ngày 13 tháng tháng 12 năm 1981, chính quyền cộng sản tại Ba Lan ban hành thiết quân luật và bắt đầu chiến dịch sách nhiễu, bắt bớ, xử án nhiều thành viên của Công đoàn Đoàn kết. Cha Popieluszko là điểm tựa cho chính những nạn nhân đó và cả gia đình của họ. Ngài thường tham gia các vụ xử án để an ủi, nâng đỡ và khích lệ những người bị xử cũng như thân nhân của họ.

Và cũng chính nhờ những lần tham dự các vụ xử án này, cha đã có sáng kiến dâng lễ cho các nạn nhân bị giam giữ, bắt bớ và gia đình của họ và cho đất nước Ba Lan.

‘Những thánh lễ cho tổ quốc – messes pour la patrie’ được tổ chức mỗi tháng tại nhà thờ Saint-Stanislas-Kostka. Trong những bài giảng tại các thánh lễ đó, ngoài khía cạnh thiêng liêng, cha còn lên tiếng phản đối và chống lại những chính sách bất công của chính quyền cộng sản và khuyến khích mọi người can đảm đứng lên đấu tranh cho công lý, lẽ phải.

Kể từ đó, Ngài trở thành ‘cái gai’ trong mắt chính quyền cộng sản vì không chỉ có hàng chục ngàn người tới tham dự những thánh lễ đó mà các bài giảng của ngài cũng được đài châu Âu Tự do (Radio Free Europe) phát sóng trên toàn Ba Lan.

Và để loại trừ ‘cái gai’ ấy, chính quyền cộng sản Ba Lan đã dùng những chiêu bài, thủ thuật khác nhau đối với Ngài.

Vào mùa thu năm 1983, tướng Jaruzelski, thủ tướng Ba Lan, gửi ĐHY Józef Glemp, TGM Warszawa, một danh sách 60 linh mục được cho là ‘những linh mục cực đoan’ và muốn ĐHY buộc những linh mục đó phải im lặng. Cha Popieluszko là một trong những người đứng đầu danh sách đó.

Không thành công, chính quyền cộng sản dùng những hình thức khác như sách nhiễu, vu cáo, thóa mạ, tạo chứng giả, khám xét, tra hỏi, bắt bớ, truy tố, án tù đối với cha nhưng cha vẫn không chịu im lặng, không chịu khuất phục vì cha tin rằng là một ki tô hữu, là một linh mục cha có bổn phận phải công bố và làm chứng cho sự thật.

Sau những thất bại đó, cách duy nhất mà chính quyền cộng sản có thể buộc cha Popieluszko im lặng là thủ tiêu ngài. Ngày 13 tháng 10 năm 1984 họ tạo dựng một tai nạn xe hơi nhằm giết cha nhưng ngài đã thoát nạn.

Không chịu bỏ cuộc, sáu ngày sau đó, ngày 19 tháng 10, mật vụ Ba Lan đã cho ba nhân viên của mình chặn xe và bắt cóc cha khi cha trở về nhà sau khi dâng thánh lễ tại một nhà thờ ngoại ô Warszawa. Họ đã đánh đập cha một cách dã man cho đến khi cha ngất xỉu rồi vứt cha xuống con sông Vistula. Và mãi hơn 11 ngày sau đó người ta tìm thấy xác cha.

Trong thánh lễ cuối cùng đó cha đã mời gọi cộng đoàn “hãy cầu nguyện để vượt lên mọi nỗi sợ hãi, chiến thắng những lời đe dọa, và trên hết, để ta thoát khỏi hận thù và bạo lực”.

Cái chết của cha Popieluszko đã gợi nên một nỗi thương tiếc, xúc động vô ngàn trên toàn đất nước Ba Lan. Đã có khoảng 250000 người tham dự thánh lễ an táng của cha, trong đó có Lech Walesa, người đứng đầu Công đoàn Đoàn kết.

Hơn nữa sự dấn thân và lòng can đảm của cha đã khơi dậy lòng quả cảm nơi biết bao người Ba Lan, giúp họ dám mạnh dạn đứng lên đấu tranh cho dân chủ, công lý. Và nhờ có những linh mục, những con người can đảm đấu tranh cho công lý như ngài, Ba Lan không chỉ dẹp bỏ được chế độ độc tài mà còn đóng một vai trò quan trọng việc giúp thống nhất châu Âu.

Trong cuộc sống của ngài, trong những lời giáo huấn của ngài, đặc biệt là trong các Thánh lễ cho quê hương, ngài tiêu biểu cho sự trung tín hoàn toàn với những đòi buộc trong Tin Mừng của Chúa Kitô, và sự trung thành tuân theo giáo huấn của Giáo Hội.

Cha Popieluszko được người dân Ba Lan âu yếm gọi là “vị Sứ Giả của Sự Thật” – The Messenger of Truth vì ngài mạnh mẽ và can đảm kêu gọi tôn trọng nhân quyền, cho quyền lợi của người lao động và nhân phẩm của người, tất cả trong ánh sáng của Tin Mừng.

Ngài đã nên chứng tá anh hùng, cho Ba Lan và cho toàn thế giới, qua các nhân đức của một linh mục dũng cảm, luôn trung thành với Thiên Chúa, với thập giá của Chúa Kitô và Tin Mừng của Người, được thể hiện cụ thể nơi một tình yêu nồng nhiệt dành choThiên Chúa và quê hương. Nói cách khác, ngài đại diện cho tinh thần yêu nước theo đúng nghĩa Kitô giáo.

(text:vietcatholic)

No comments: