Sunday, April 29, 2012

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ HÒA HỢP DÂN TỘC

 

BÙI CÔNG TỰ


Nhớ lại 37 năm trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi hòa trong dòng người Hà Nội trôi bồng bềnh trên các đường phố với một niềm vui sướng tưởng như bất tận: Sài Gòn giải phóng rồi ! Cả Hà Nội đổ ra đường. Một hãng thông tấn nước ngoài đưa tin: Hôm nay Hà Nội là thành phố vui nhất thế giới!


Niềm vui nào rồi cũng qua đi… cho đến bây giờ. Nhân kỷ niệm ngày 30 tháng Tư, chương trình thời sự VTV lại vang lên giai điệu hào hùng của bài ca “giải phòng Miền Nam” quen thuộc tự thuở nào. Nhưng lòng tôi thì đã lạnh lùng. Tôi đang là công dân của Sài Gòn. Và tôi thấu hiểu câu nói của ông Võ Văn Kiệt – người con ưu tú của miền Nam: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Ông Võ Văn Kiệt được dân Sài Gòn – nhất là giới trí thức, văn nghệ sĩ – yêu mến, kính trọng nhiều hơn bởi câu nói đầy “chất Người” đó. Còn tôi, tôi muốn gọi ông là “người Cộng Sản có trái tim”.


Thế hệ những người như tôi sinh ra cùng Cách mạng tháng Tám, cùng nhà nước Dân chủ Cộng hòa. Cả một thời lịch sử oanh liệt và bi thương đi qua mái tóc bạc cùng cả một đời mong mỏi. Thời kháng chiến 9 năm thì mong đến “Ngày Độc lập”, sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 thì lại mong đến “ngày Thống nhất”. Rồi ngày ấy cũng đến, ngày 30 tháng Tư năm 1975 được coi là ngày thống nhất đất nước.


Báo chí ngày ấy nhắc đi nhắc lại câu: “Non sông đã thu về một mối”. Nhưng ít người để ý rằng “lòng người còn trăm mối ngổn ngang”. Người giải phóng trong cơn say chiến thắng cứ đinh ninh nghĩ rằng mình “chiến đấu và chiến thắng kẻ thù” mà có biết đâu là mình “chiến đấu và chiến thắng đồng bào của mình”.


Hai người lính trẻ từ hai chiến tuyến

Tôi viết đến đây thì bỗng nghe trong một chương trình truyền hình Trọng Tấn đang hát bài “Đất nước trọn niềm vui”. Tôi muốn hỏi nhạc sĩ Hoàng Hà – tác giả ca khúc này – phải chăng ông đã viết ra nhạc phẩm ấy trong một tâm trạng phấn khích ngây thơ? Vì ông ở trong phe chiến thắng nên ông không nhận ra “có hàng triệu người đang buồn” và thế nên “đất nước chưa trọn niềm vui”.


Tôi cứ tự hỏi tại sao ngày ấy chúng ta phải giam giữ hàng vạn đồng bào (sỹ quan binh lính Việt Nam cộng hòa) khi họ đã buông súng đầu hàng? Những nhà tù được gọi là “trại cải tạo” ấy chẳng những không “cải tạo” được ai mà còn chuốc thêm thù oán. Tại sao chúng ta lại để cho hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi khiến ngôn ngữ loài người có thêm từ ngữ “thuyền nhân”? Tại sao chúng ta lại chiếm đoạt các nhà máy, cửa hàng… của các công dân trong cái gọi là “cải tạo tự bản tư doanh”?


Tại sao?


Lại nghĩ, nếu như lúc ấy trong tư thế người chiến thắng, chúng ta hành xử với các đồng bào của mình (những người ở phía bên kia) được như người Tây Đức đối đãi với người Đông Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ thì tình thế có lẽ đã khác biết bao? Nhưng chúng ta đã không đủ văn hóa để ứng xử văn minh như người Đức. Thực tế là chúng ta đã hành xử hà khắc nếu không muốn nói là vô luân. Và vì thế mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc càng thêm căng thẳng.


Tuy thế vấn đề hòa hợp dân tộc cũng đã được đặt ra. Nhà nước Việt Nam cũng đã có những chính sách ngày càng cởi mở hơn, tạo điều kiện cho kiều bào đóng góp với quê hương đất nước. Nhưng những gì đã có là chưa đủ. Đâu đó vẫn còn những quy định, những phát ngôn, những việc làm chưa thấu suốt tinh thần hòa hợp.

Theo thiển nghĩ của tôi, chỉ trừ những kẻ phản quốc, còn tất cả những người có huyết thống thuộc 54 dân tộc Việt Nam, dù ở trong nước hay ở nước ngoài, đều là thành viên của nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.


Không thể có chuyện tất cả 90 triệu nhân dân đều có chung một quan điểm chính trị, đều có chung một cách nhìn nhận. Ngay cả lòng yêu nước cũng có nhiều cách thể hiện khác nhau. Cho nên để hòa hợp dân tộc thì phải chấp nhận sự khác biệt, vượt lên trên những khác biệt, kể cả sự khác biệt về chính kiến, để tất cả mọi công dân đều có cơ hội chung sức chung lòng xây dựng đất nước Việt Nam.


Sự hòa hợp dân tộc trong một quốc gia còn thể hiện ở chỗ đại bộ phận nhân dân ủng hộ chính quyền, ủng hộ người lãnh đạo mình.


Muốn đạt được như vậy thì chính quyền phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, không có cách hành xử chống lại nhân dân. Những vụ việc không tốt đẹp xảy ra ở Tiên Lãng, Văn Giang và nhiều nơi khác vừa qua đã làm cho lương tâm nổi giận, sẽ tiếp tục dẫn đến sự đối đầu trái với tinh thần hòa hợp dân tộc mà tất cả mọi người dân đều tha thiết.


Hòa hợp dân tộc chỉ có thể có được trong một chính thể cởi mở, có nhiều tổ chức xã hội quy tụ nhân dân. Chính quyền và nhân dân cùng phấn đấu cho một mục tiêu chung. Nó đòi hỏi phải có sự minh bạch để nhân dân tin tưởng là chính quyền trong sạch, tin tưởng sự đóng góp của mình là để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là để giúp đỡ cộng đồng chứ không phải để nuôi béo một nhóm người. Do đó hòa hợp dân tộc còn dựa trên tinh thần phản biện để tìm ra chân lý, tránh mê tín, sùng bái cá nhân hoặc tâm lý “đám đông”.


Hòa hợp dân tộc là con đường sáng, là nguyện vọng của toàn dân. Hòa hợp dân tộc chỉ có “được”. Nhưng chỉ những ai không sợ “mất” thì mới mong muốn thôi. Đúng thế không các bạn ?

B.C.T

Xin mời xem thêm chùm ảnh: Đời thường trong dinh Độc Lập, ngày 30.4.1975, tại Mai Thanh Hải - Blog.

Saturday, April 28, 2012

Hồn Ca Trên Biển Đông - thơ Hoàng Phong Linh-Nhạcvà Tiếng hát: Nguyễn Văn Thành

300 ngàn máy vi tính sẽ không truy cập internet được vào tháng 7 tới

Đăng bởi admin lúc

VRNs (28.04.2012) - AFP - Theo AFP, Cục Điều tra Liên bang Mỹ – FBI, hôm qua, 23/04/2012, cảnh báo, từ tháng Bảy tới, sau khi hệ thống bảo vệ chống tin tặc tạm thời hết hạn, trên thế giới sẽ có khoảng 300 000 người không thể truy cập vào internet.

Phát ngôn viên của Cục Điều tra Liên bang Jenny Shearer cho biết, FBI khuyến cáo người sử dụng internet mau chóng truy cập vào mạng www.dcwg.org, để xem liệu máy của họ có bị một phần mềm tin tặc xâm nhập hay không. Phần mềm độc hại này bị phát hiện hồi tháng 11/2011.

Theo tính toán của FBI, có khỏang 568 000 máy tính đã bị nhiễm phần mềm tin tặc. Phần mềm này có khả năng đặt lại chương trình máy tính, hướng người sử dụng đến những địa chỉ giả mạo mà họ không hề biết là bị mắc lừa.

Trong một chiến dịch truy tìm tội phạm trên mạng mang tên « Ghost Click », hồi tháng 11 năm ngoái, FBI đã phát hiện ra mạng lưới tin tặc nói trên và bắt giữ 5 người Estonia và Nga. Ngay sau đó, FBI đã thay hệ thống bị tin tặc tấn công bằng một dịch vụ bảo vệ khác, nhằm bảo vệ người truy cập internet. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên của FBI, dịch vụ này không phải là giải pháp thường xuyên và sẽ hết hạn sử dụng vào tháng Bảy này.

Năm tháng sau vụ phá vỡ mạng lưới tin tặc nói trên, khoảng 360 000 máy tính, vốn bị nhiễm phần mềm độc hại, đã được kết nối với hệ thống bảo vệ của FBI. Các máy này chủ yếu đặt tại Hoa Kỳ, châu Âu và Ấn Độ. Bên cạnh đó, khoảng 300 000 máy khác vẫn bị nhiễm virus tin học.

Vì thế, FIB khuyên người sử dụng internet kiểm tra bằng cách truy cập vào địa chỉ www.dcwg.org. Bà Jenny Shearer nói rõ: « Nếu máy tính được kết nối với dịch vụ bảo vệ thì sẽ nhận được những chỉ dẫn. Còn nếu máy tính của bạn không phụ thuộc vào hệ thống bảo vệ, bạn sẽ thấy màn hình xanh, điều này có nghĩa là máy tính của bạn không bị nhiễm ».

Anh Vũ

http://www.chuacuuthe.com/archives/30584

Thursday, April 26, 2012

Bơm nước đầy bụng heo trước khi bán.

Phá âm mưu chuyển kỹ thuật tàng hình của Mỹ cho Trung Quốc

WASHINGTON -Một âm mưu quốc tế nhằm cung cấp cho Trung Quốc kỹ thuật được xếp vào hạng bảo mật cao, vừa mới bị phá vỡ. ABC News trích thuật lời của giới chức liên bang.

Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Không Quân Mỹ đậu tại căn cứ của Hoa Kỳ ở Osan, Nam Hàn. (Hình: Kim Min-Hee/Getty Images)

Theo báo cáo của FBI trình cho tòa, được công bố hôm 25 Tháng Tư, hai người Ðài Loan bị bắt sau khi nói với nhân viên chìm của Mỹ rằng, họ làm việc với “giao liên” thuộc tình báo Trung Quốc, và muốn mua một chiếc phi cơ thám thính không người lái cùng kỹ thuật tàng hình liên hệ đến chiến đấu cơ F-22 Raptor.

Âm mưu này bị phát giác trong cuộc điều tra trước đó về việc hai người này bị cho là liên quan đến một vụ buôn bán hàng giả trị giá hàng trăm triệu dollar, kể cả hoạt động mua bán chất ma túy crystal methamphetamine.

Hui Sheng Shen, được biết với tên “Charlie,” 45 tuổi và Huan Ling Chang, với tên “Alice,” 41 tuổi, bị truy tố tội vi phạm luật kiểm soát xuất cảng vũ khí (Arms Export Control Act), cùng với tội liên quan đến ma túy. Với những tội danh này họ có thể trực diện bản án tù chung thân.

Theo hồ sơ của FBI, một người buôn lậu ma túy trung gian ở Hồng Kông đã vô tình dẫn nhân viên chìm đến gặp Shen và Chang. Hồi mùa Hè 2011, hai người này thảo luận với nhân viên chìm về hoạt động buôn lậu ma túy nhưng đến Tháng Chín họ mới đề cấp đến việc mua máy bay tàng hình, phi cơ trinh sát E-2C Hawkeye, và kỹ thuật tàng hình của chiếc F-22.

Cuộc theo dõi kết thúc hồi Tháng Hai 2012, khi nhân viên FBI gặp gỡ Shen và Chang để “chung kết” cuộc mặc cả quan trọng về ma túy, đồng thời cho phép hai người này chụp hình một số kỹ thuật bảo mật của quân đội Mỹ.

Thẩm phán liên bang Paul Fishman nói: “Lệnh truy tố này cho thấy rõ vì sao chúng ta phải có hành động, và những gì gặp nguy hiểm một khi an ninh ở các bến cảng của chúng ta bị xâm nhập vì bất kỳ lý do nào.” (TP)

NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN

NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN - Trần Gia Phụng + Tháng Tư Tang Khó - Nguyễn Nhơn

Biến cố 30-4-1975 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nhiều sách báo đã viết về biến cố nầy. Nhân sắp đến ngày 30-4, ở đây chỉ xin ôn lại diễn tiến trong ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn.
1.- DIỄN TIẾN NGÀY 30-4-1975
Từ 26-4-1975, quân cộng sản bao vây Sài Gòn từ năm hướng: hướng bắc (Quân đoàn 1 CS), hướng tây bắc (QĐ 3 CS), hướng đông (QĐ 4 CS), hướng đông nam (QĐ 1 CS), hướng tây và tây nam (Đoàn 232 và SĐ 8 thuộc Quân khu 8 CS). Chiều 26-4, CS bắt đầu tấn công, đánh phá vòng đai phòng thủ bên ngoài, chiếm Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Bà Rịa, cắt đường số 4 từ Sài Gòn đi miền Tây.
Đối đầu với lực lượng lớn mạnh nầy, quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bảo vệ thủ đô Sài Gòn chỉ gồm Quân đoàn III (hai sư đoàn 5 và 18), các chiến đoàn tập họp từ các sư đoàn của QĐ I và QĐ II di tản vào Sài Gòn, các lữ đoàn TQLC, Dù, các liên đoàn BĐQ, một số trung đoàn Pháo binh, Kỵ binh thiết giáp và Nghĩa quân, Địa phương quân. Các đơn vị nầy đều thiếu quân vì trước đó đã bị tấn công, phải di tản, đồng thời thiếu trang bị võ khí, đạn dược và thiếu nhiên liệu cần thiết.
Chiều 28-4, ngay sau khi cựu đại tướng Dương Văn Minh vừa nhận chức tổng thống, 5 chiếc A-37 trước đây của Không quân VNCH bị CS tịch thu, nay dưới sự hướng dân của Nguyễn Thành Trung, cựu trung úy phi công VNCH, vốn là đảng viên CS cài vào Không quân VNCH, bay đến thả bom sân bay Tân Sơn Nhứt. Tối hôm đó, CS tiếp tục pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhứt làm hỏng các phi đạo. Phi trường không thể sử dụng được, nên phải dùng trực thăng đề di tản.
Hôm sau 29-4, CS chiếm được các căn cứ Nước Trong, Long Bình, thành Tuy Hạ (quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa), Đồng Dù (Củ Chi), Hậu Nghĩa. Sáng 30-4 quân CS bắt đầu tiến vào nội thành Sài Gòn. Trước sự đe dọa của CSVN, ảo vọng thương thuyết của Dương Văn Minh hoàn toàn tan vỡ. Cuối cùng, lúc 10G 24 phút sáng 30-4-1975, qua đài phát thanh Sài Gòn, Dương Văn Minh, với tư cách tổng thống tổng tư lệnh quân đội, nhận chức trước đó hai ngày, ra lệnh toàn thể quân đội VNCH ngưng chiến đấu, hạ khí giới. Sau đây là nguyên văn lời Dương Văn Minh:
Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu thì ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây đang chờ gặp chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào.” (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa, 10 ngày cuối cùng, Fountain Valley, CA: Nxb. Nam Việt, 2006, tr. 358)
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, tổng tham mưu phó quân đội VNCH, thay mặt trung tướng Vĩnh Lộc, tổng tham mưu trưởng (vắng mặt), ra lệnh cho tất cả quân nhân các cấp phải nghiêm chỉnh thi hành lệnh của tổng thống Dương Văn Minh.
Lúc 11G 30 phút ngày 30-4-1975, xe tăng của Đại đội 4, Lữ đoàn Thiết giáp 203 CS tiến vào dinh Độc Lập. Lúc đó, một số cán bộ Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 304 CS, do đại úy trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ dẫn đầu, đến phòng họp dinh Độc Lập, nơi có mặt tổng thống Dương Văn Minh và nội các của thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Đại úy Thệ đã nói thẳng với Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu rằng các ông bị bắt làm tù, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và không có gì bàn giao cả. Sau đó, quân CS áp tải Dương Văn Minh tới đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng. Tại đài phát thanh, các sĩ quan CS soạn tại chỗ lời đầu hàng, và buộc cựu đại tướng Dương Văn Minh phải đọc như sau:
Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, giao toàn chính quyền từ trung ương đến địa phương lại cho chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.” (google.com.vn) (vào chữ Dương Văn Minh, tìm 30-4.)
Trước áp lực của họng súng quân thù, cựu đại tướng Dương Văn Minh đành phải đọc bản văn do CS soạn sẵn, “kêu gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam.” Quân đội VNCH liền ngưng chiến đấu, tự nhiên rã ngủ, trong khi còn nhiều đơn vị vẫn muốn tiếp tục chống cộng, nhất là Quân đoàn IV vẫn còn nguyên vẹn, chưa thất trận. Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn sụp đổ.
2.- NGÀY QUỐC HẬN
Thông thường, người ta tản cư hay di tản khi chiến tranh bùng nổ. Người ta bỏ chạy để tránh lửa đạn. Đàng nầy, chiến tranh chấm dứt ngày 30-4-1975, lửa đạn không còn, mà người ta bỏ chạy, chạy xa thật xa, nghĩa là người ta sợ cái gì còn hơn lửa đạn.
Ngay khi CS chiếm Sài Gòn, khoảng 150,000 người Việt bỏ ra nước ngoài, trong đó khoảng 140,000 đến Hoa Kỳ và khoảng 10,000 đến các nước khác. (Nguồn: UNHCR, The State of the World's Refugees - Fifty Years of Humanitarian Actions, ch. 4, tr. 81.) Cộng sản Việt Nam tố cáo những người di tản là tay sai đế quốc Mỹ. Theo luận điệu nầy, trưa ngày 30-4-1975, Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn phát biểu rằng: “Những kẻ ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.” (Trích nguyên văn: http://ngoclinhvugia.wordpress.com/). Viên nhạc sĩ nầy còn hát bài “Nối vòng tay lớn”, nhưng dân chúng không chấp nhận vòng tay lớn của CS, tiếp tục ra đi dù bị kết tội “phản quốc”.
Sau ngày 30-4-1975, càng ngày càng có nhiều người kiếm cách ra nước ngoài, dầu phải hy sinh chính mạng sống của mình, tạo thành phong trào vượt biên. Theo thống kê của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 2000, từ ngày 30-4-1975 cho đến cuối năm 1995, tổng số người di tản và vượt biên đến được các trại tỵ nạn là 989,100 (gần một triệu) kể cả đường biển lẫn đường bộ. Người ta phỏng chừng có khoảng từ 400,000 đến 500,000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết. Ngoài ra, phải kể thêm số người rời Việt Nam qua các hải đảo nhưng không đậu thanh lọc và bị đuổi về nước. Nếu kể thêm chương trình ODP (Orderly Departure Program) và chương trình HO do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đưa vài trăm ngàn người nữa ra nước ngoài bằng đường chính thức, thì tổng cộng tất cả các số liệu trên đây, sau khi CS chiếm miền Nam Việt Nam, trên 1,500,000 người Việt đã bỏ nước ra đi.
Đây chỉ là những người có điều kiện ra đi. Còn biết bao nhiêu người muốn ra đi mà không đi được. Nghệ sĩ TrầnVăn Trạch đã từng nói một câu bất hủ: "Ở Việt Nam hiện nay, cây cột đèn cũng muốn ra đi.
Trước khi quân cộng sản vào Sài Gòn, nhiều chức quyền cao cấp VNCH đã di tản ra nước ngoài. Trong số các chức quyền ở lại, có phó tổng thống rồi tổng thống Trần Văn Hương. Ngày 28-4-1975, trước khi bàn giao chức vụ tổng thống cho Dương Văn Minh, đại sứ Pháp ở Sài Gòn cho người đến mời tổng thống Hương di tản. Ông Hương trả lời: “Nếu trời hại, nước tôi mất, tôi xin thề là tôi sẽ ở lại đây và mất theo nước mình.” Sau khi Trần Văn Hương giao quyền tổng thống cho Dương Văn Minh tối 28-4, thì hôm sau, ngày 29-4 đích thân đại sứ Hoa Kỳ là Graham Martin đến gặp Trần Văn Hương và mời ông ra đi. Trần Văn Hương trả lời như sau: “Thưa ông đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có một phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ và dứt khoát ở lại với nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau khổ tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cảm ơn ông đại sứ đã đến viếng tôi.” Sau khi nghe Trần Văn Hương trả lời, Martin nhìn trân trân vào ông Hương, rồi ra đi mà chẳng bắt tay từ biệt. (Trần Đông Phong, sđd. tt. 352-355.)
Trần Văn Hương thấy trước và nói rất đúng: “Tôi cũng dư biết rằng cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam.” Nước mất là mất tất cả. Mất tất cả các quyền tự do dân chủ, cả tôn giáo, văn hóa, mất tài sản, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, có người mất luôn cả thân nhân nữa. Trước ngày 30-4-1975, dầu chưa hoàn thiện, dầu bị giới hạn vì chiến tranh, chế độ Cộng hòa vẫn là chế độ tự do, dân chủ, tôn trọng dân quyền và nhân quyền.
Khi mới chiếm được miền Nam, cộng sản bắt ngay sĩ quan, công chức, cán bộ của VNCH còn lại trong nước giam giữ dài hạn, không tuyên án trên các vùng rừng thiêng nước độc. Số lượng sĩ quan, công chức và cán bộ VNCH bị bỏ tù khoảng hơn 1,000,000 người tại trên 150 trại giam; theo đó, khoảng 500,000 được thả về trong 3 tháng đầu, 200,000 bị giam từ 2 đến 4 năm, 250,000 bị giam ít nhất 5 năm, và năm 1983 (tức sau 8 năm) còn khoảng 60,000 người bị giữ lại. (Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Volume Two, Santa Barbara, California, 1998, tr. 602.) Số liệu nầy theo dư luận chung, còn thấp hơn so với số lượng người và số năm bị thực giam. Ngoài ra, trong số trên 1,000,000 người bị tù sau năm 1975, theo những cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Âu Châu, có khoảng 165,000 nạn nhân đã từ trần trong các trại tù "cải tạo". (Anh Do & Hieu Tran Phan, “Millions of lives changed forever with Saigon's fall”, nhật báo Orange County Register, số ngày Chủ Nhật, 29-4-2001, phụ trang đặc biệt về ngày 30-4, tt. 2-3.) Sau khi bắt giam hàng triệu công chức quân nhân trên toàn cõi miền Nam Việt Nam, cộng sản trấn áp dân chúng miền Nam bằng nhiều phương thức khác nhau:
Thực hiện chế độ hộ khẩu, ai ở đâu ở yên đó, không được di chuyển, không có quyền tự do đi lại. Muốn đi lại phải xin giấy phép khó khăn. Về kinh tế, cộng sản đổi tiền nhiều lần một cách tàn bạo. (Đổi lần đầu ngày 22-9-1975, 500 đồng VNCH lấy 1 đồng mới. Đổi lần thứ hai ngày 3-5-1978 và lần thứ ba ngày 14-9-1985.) Cộng sản tổ chức đánh tư sản mại bản, tư sản dân tộc, tư sản nhỏ (tiểu tư sản), lục soát nhà cửa, tịch thu vàng thật, rồi lập biên bản là “kim loại có màu vàng”, để đổi vàng giả.
Cộng sản cướp nhà cửa, buộc những người khá giả phải hiến đất, hiến nhà để khỏi bị tù. Tại thành phố, CS đưa vào quốc doanh tất cả những xí nghiệp, cơ sở kinh doanh do CS quản lý. Tại nông thôn, CS quốc hữu hóa toàn thể đất đai, ruộng vườn; nông dân phải vào hợp tác xã, làm việc chấm công để lãnh lúa, dân chúng gọi là “lúa điểm” tức “liếm đũa”. Cộng sản buộc dân chúng phải đi kinh tế mới, sống trên những vùng khô cằn, nghèo khổ. Cộng sản thi hành chính sách ngăn sông cấm chợ, để CS độc quyền lưu thông và phân phối hàng hóa. Tất cả chính sách của CS nhắm làm cho dân chúng nghèo khổ cho CS dễ cai trị.
Chính sách cai trị của CS sau năm 1975 đưa Việt Nam đến bờ vực thẳm, nguy hại cho chính CS. Trước tình hình đó, CS mở phong trào đổi mới từ năm 1985. Cộng sản đổi mới để tự cứu mình chứ không phải để cứu dân tộc Việt Nam. Từ đó, Việt Nam thay đổi dần dần, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào đầu 2007. Tuy nhiên dầu đổi mới về kinh tế nhưng cộng sản vẫn duy trì độc quyền chính trị, lo sợ "diễn biến hòa bình", định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa, không cho tự do báo chí, bóp nghẹt tự do dân chủ, không tôn trọng dân quyền và nhân quyền. Cho đến nay, ở trong nước chưa có một tờ báo tư nhân, chưa có một tổ chức hay đoàn thể chính trị nào đứng ngoài quốc doanh.
Như thế, ngày CS vào Sài Gòn, chấm dứt chế độ VNCH, là một biến cố lịch sử có tầm vóc lớn lao, làm thay đổi dòng sinh mệnh dân tộc, ảnh hưởng lâu dài cho đến ngày nay. Ngày 30-4 cũng là ngày mở đầu thảm họa chẳng những cho dân chúng miền Nam mà cho cả toàn dân Việt Nam khi chế độ cộng sản càng ngày càng bạo tàn, tham nhũng và nhất là lộ rõ bộ mặt tay sai Trung cộng, dâng đất, nhượng biển, quy lụy Bắc Kinh để duy trì quyền lực. Vì vậy dân chúng gọi ngày nầy là ngày Quốc hận. Hai chữ Quốc hận do dân chúng tự động đặt tên cho ngày 30-4 và truyền khẩu với nhau thành danh xưng chính thức, chứ không có một chính phủ, hay một đoàn thể chính trị nào đặt ra. “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
3.- NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN
Những người vượt biên được gọi chung là thuyền nhân. Thuyền nhân là từ ngữ được dịch từ chữ “boat people” trong tiếng Anh, xuất hiện từ cuối thập niên 70 để chỉ những người Việt bỏ nước ra đi sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.
Người Việt vốn ràng buộc với đất đai, ruộng vườn, chỉ ra đi trong hoàn cảnh bất đắc dĩ mà thôi Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, số lượng người Việt bỏ nước ra đi lên đến hàng triệu người. Đặc điểm nổi bật của phong trào thuyền nhân là tất cả những người vượt biên đều tự nguyện ra đi, tự mình muốn ra đi, hoàn toàn tự phát ra đi theo từng gia đình, từng nhóm nhỏ. Không có một đảng phái, một thế lực chính trị hay một nước ngoài nào can thiệp hay tổ chức cho thuyền nhân ra đi. Có khi, nhà cầm quyền CS lợi dụng lòng khao khát ra đi tìm tự do của dân chúng để bán bãi, hay tổ chức vượt biên bán chính thức nhằm lấy vàng. Dầu ra đi trong kế hoạch mà CS gọi là “bán chính thức”, người ra đi vẫn là những người tự nguyện muốn rời bỏ Việt Nam để tránh nạn độc tài cộng sản.
Như thế, vượt biên hay thuyền nhân là một phong trào của vài triệu người, kéo dài trong nhiều năm và nhiều địa điểm khác nhau. Phong trào nầy là hậu quả của ngày Quốc hận 30-4. Ngày 30-4 là ngày đánh dấu sự thành công của chế độ độc tài toàn trị, gây tang thương cho dân tộc Việt Nam. Nỗi đau nầy càng ngày càng nhân lên khi CSVN càng ngày càng đàn áp phong trào dân chủ quốc nội. Chỉ vì lòng yêu nước, người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược mà cũng bị CSVN bắt giam thì trên thế giới, chuyện nầy chỉ xảy ra ở Việt Nam.
Hai sự kiện ngày Quốc hận 30-4 và Phong trào thuyền nhân hoàn toàn khác nhau và không thể lẫn lộn nhau. Ngày 30-4 là ngày kỷ niệm Quốc hận của toàn dân. Phong trào thuyền nhân ban đầu chỉ khoảng 1,500,000 người. Nếu ngày nay, dân số thuyền nhân phát triển lên khoảng 3,000,000, thì ở trong nước, dân số tăng lên mấy chục triệu người.
Vì vậy, để kỷ niệm phong trào vượt biên, ngày 28-4-2009, toàn thể Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết số 342 do dân biểu liên bang Hoa Kỳ gốc Việt Nam là Cao Quang Ánh đề xướng, ấn định ngày 2-5-2009 là “Ngày Vinh Danh Người Tỵ Nạn Việt Nam” tại Hoa Kỳ (tức thuyền nhân Việt cộng them những người ra đi theo chương trình ODP và HO). Sau đó, ngày 12-8-2009, Hội đồng thành phố Westminster, (thuộc Orange County, tiểu bang California) thông qua nghị quyết số 4257, ấn định ngày Thứ Bảy cuối cùng của mỗi tháng Tư hằng năm là “Ngày Thuyền Nhân Việt Nam”. Westminster là thành phố có Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, khánh thành ngày27-4-2003, và từ đó là nơi diễn ra lễ Kỷ niệm ngày Quốc hận hàng năm của Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn CS.
Cả hai nghị quyết trên đây đều chọn một ngày khác với ngày 30-4 để kỷ niệm phong trào thuyền nhân, nhằm tránh làm mất ý nghĩa quan trọng của ngày Quốc hận 30-4. Chỉ có cộng sản và những người làm tay sai cho CS mới cố tình vận động chuyển đổi ngày Quốc hận 30-4 thành ngày Thuyền nhân, nhằm làm giảm nhẹ tội lỗi của cộng sản Việt Nam trước lịch sử, trong khi tội lỗi của cộng sản đối với dân tộc Việt Nam không thể xóa bỏ được.
Mưu toan nầy hoàn toàn thất bại vì Cộng đồng Người Việt Hải ngoại quyết liệt phản đối, chỉ vì một lý do đơn giản, thật đơn giản: NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN, không thể nào khác hơn được và không có chữ nào đúng hơn được.
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 01-02-2012)

Tuesday, April 24, 2012

Hậu Tiên Lãng: Xung đột đất đai lại manh nha bùng phát

Rõ ràng đã chưa có gì thay đổi đáng kể sau vụ Tiên Lãng. Bài học mà giới chức lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam tưởng chừng đã “ngộ” ra, thì nay vẫn bị căn bệnh hoang tưởng chính trị chèn ép. Nguy cơ xung đột đất đai giữa người dân và chính quyền lại càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết.

Việc gì phải sợ nó!

Vào thời gian này, có một lời than phiền rất phổ biến trong giới cán bộ chính quyền “Sau vụ Tiên Lãng, anh em mình hình như nhát tay hơn, hơi một chút là sợ xung đột”.

Nhưng lại vẫn có những cán bộ cố gắng lên gân: “Chính quyền, luật pháp trong tay, việc gì phải sợ nó!”.

Không phải giải thích, chắc bạn đọc cũng hiểu “nó” là ai.

Vào đầu tháng 4/2012, tại một cuộc họp sơ kết tình hình khiếu nại tố cáo đầu năm, Tổng Thanh tra Chính phủ đã phát ra thông tin là từ sau vụ Tiên Lãng, số lượt người, số đoàn đông người lẫn số vụ việc tăng hẳn lên. Cụ thể, số lượt người khiếu nại tố cáo trong tháng 3 tăng 50% so với tháng 2/2012, số đoàn đông người tăng 30%. Trong số này chủ yếu vẫn là các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai với tính chất rất phức tạp, gay gắt.

Gần 1000 bà con ba xã thuộc huyện Văn giang đã kéo ra cánh đồng, gần cầu đang xây để biểu tình, phản đối cưỡng chế đất cho Ecopark hôm 20 tháng 4, 2012. Ảnh: Blog Nguyễn Xuân Diện

Gần 1000 bà con ba xã thuộc huyện Văn giang đã kéo ra cánh đồng, gần cầu đang xây để biểu tình, phản đối cưỡng chế đất cho Ecopark hôm 20 tháng 4, 2012. Ảnh: Blog Nguyễn Xuân Diện

Khá tương đồng với cuộc khiếu kiện tập thể đông người hơn 500 người tại trụ sở Văn phòng 2 Quốc hội tại quận Phú Nhuận vào năm 2007, lần này người dân khiếu kiện cũng đến từ nhiều tỉnh như Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bình Dương, TP.HCM… Không hẹn mà gặp, giữa người dân các tỉnh đã có một mối dây tương thích về chia sẻ cảnh ngộ và phương thức đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình.

Tính chất khiếu kiện có tổ chức cũng được thể hiện qua “đồng phục” như những cái áo cùng màu, trên đó được viết tay hoặc in những hàng chữ với nội dung phản đối chính quyền và một số cá nhân lãnh đạo trong chính quyền địa phương về chính sách bồi thường không thỏa đáng, chèn ép dân, nạn cướp đất…

Lẽ đương nhiên, các cơ quan của đảng và chính quyền, từ Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo đến cơ quan giải quyết khiếu nại tố cáo, chính quyền địa phương và đặc biệt là cơ quan công an đã có lý do để ghép hành vi người dân khiếu kiện đất đai thành “gây rối có tổ chức”. Vô tình hay hữu ý, cán bộ của những cơ quan này, trong khi không mấy quan tâm đến nguồn gốc đầy mất mát thương tâm của các vụ việc khiếu kiện, lại vẫn một lần nữa nhấn mạnh hình ảnh “các thế lực thù địch” đang kích động, lôi kéo người dân đi khiếu kiện, tiến đến gây mất ổn định trật tự xã hội và an ninh chính trị.

Chỉ có điều, từ ngữ “cưỡng chế” đã được hạn chế đến mức tối thiểu trong các văn bản chỉ đạo nội bộ và càng được tiết giảm trong các cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa cán bộ giải quyết khiếu nại với người dân. Dường như sau vụ việc Tiên Lãng, cái từ mà một thời hết sức thịnh hành và thịnh bạo kia lại trở nên rất “nhạy cảm” trong tâm trí và nơi cửa miệng của giới chức chính quyền.

Từ Hà Nội nhìn lên Bắc Kinh

Một điểm tương đồng thú vị cũng đã diễn ra trong cùng thời gian đầu năm 2012, khi từ ngày 10/4 năm nay, các quy định mới về cưỡng chế, thu hồi đất đai do Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc ban hành chính thức có hiệu lực. Theo đó, chính quyền không được tiến hành cưỡng chế nếu gặp phải một trong những tình huống như: thiếu căn cứ thực tế, thiếu căn cứ pháp luật, bồi thường không công bằng, không rõ ràng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi hợp pháp của người bị cưỡng chế, không đảm bảo điều kiện sống cơ bản hoặc điều kiện kinh doanh sản xuất của người bị cưỡng chế.

Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đã có mối quan hệ “môi với răng”, và giờ đây dường như giới chức Hà Nội cũng đang theo dõi sát sao từng động thái đối nội của chính phủ Bắc Kinh để tái hiện nguyên tắc hành xử trong quốc gia mình.

Như một hiệu ứng đồng pha, từ giữa năm 2011 đến nay đã đồng thời diễn ra một phong trào khiếu kiện đất đai lan rộng và với mức độ gay gắt bất thường ở cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Đặc trưng mà giới chức chính quyền đã tổng kết về khiếu kiện là hình thức tập trung và đông người, trong hơn một năm qua đã “vươn lên một tầm cao mới”: phản ứng đất đai, được biểu thị cụ thể bằng phản ứng tiêu cực đối với bản thân của người dân và hành vi xung đột của người dân với chính quyền.

Vào năm 2011, nếu ở Trung Quốc đã từng xảy ra trường hợp ba anh em một gia đình nông dân ở Hà Bắc đồng lòng tự thiêu để phản đối nạn cướp đất của chính quyền, thì ở Việt Nam cũng có những trường hợp tương tự ở Bắc Giang, TP.HCM, Bình Phước… Nếu ở Việt Nam đã xảy ra vụ việc Đoàn Văn Vươn dùng mìn và súng hoa cải để chống đối lực lượng cưỡng chế, thì mới đây ở Vân Nam (Trung Quốc), trong một cuộc biểu tình chống ô nhiễm môi trường và do bị đàn áp, người dân biểu tình đã dùng lưỡi hái phản ứng quyết liệt và gây ra cái chết cho ít nhất một cảnh sát.

Có rất nhiều minh họa về biểu tình và chống biểu tình đất đai mà đã dẫn đến xung đột triền miên tại nhiều địa phương. Về mặt từ ngữ, chắc chắn đã đến lúc cụm từ “khiếu kiện đất đai” lạc hậu kia cần được thay thế bởi một cụm từ với ngữ nghĩa đầy đủ hơn nhiều: “phản ứng đất đai”. Trong “phản ứng đất đai” không chỉ có hình thức tập trung khiếu nại và tố cáo đông người, mà còn được đẩy đến hành động tự bảo vệ tài sản, gây ra xung đột với quy mô và tính chất quyết liệt ngày càng tăng giữa người dân với các cơ quan hành pháp. Đó cũng là một dạng bi kịch ở Việt Nam hiện thời.

Sẵn sàng đối đầu!

Nhưng chuỗi bi kịch đó vẫn hoàn toàn chưa có cơ may nào chấm dứt khi sau vụ việc Tiên Lãng, khi trong mấy tuần qua, ở Hà Nội lại liên tiếp xảy ra các vụ biểu tình của người dân ở Hưng Yên và chính người dân Hà Nội chống lại nạn cướp đất đến từ những chủ đầu tư dự án trong mối câu kết với các quan chức chính quyền. Khác nhiều với không khí đấu tranh ở khu vực phía Nam, người dân phía Bắc lại tỏ ra “giác ngộ” hơn về nhận thức và thái độ sẵn sàng quyết liệt đối với lực lượng chống biểu tình, bao gồm cảnh sát cơ động và dân phòng.

Rõ ràng đã chưa có gì thay đổi đáng kể sau vụ Tiên Lãng. Bài học mà giới chức lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam tưởng chừng đã “ngộ” ra, thì nay vẫn bị căn bệnh hoang tưởng chính trị chèn ép. Những gì mà giới chức chính quyền địa phương lẽ ra phải được giáo huấn một cách thật sự nghiêm khắc thì lại bị chính quyền trung ương phớt lờ. Hoặc cho rằng vụ việc Đoàn Văn Vươn chỉ là “hành động cá nhân đơn lẻ”, hoặc cho rằng sự can thiệp của đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào vụ việc này đã đủ để thuyết phục và làm dịu dân chúng, hoặc vẫn tiếp tục bị các nhóm lợi ích của chủ đầu tư và đương nhiên có cả quyền lợi của giới chức chính quyền lấn át…, nội bộ Đảng và guồng máy chính quyền lại tái diễn tình trạng nửa thức nửa ngủ cùng mối bận rộn về thói quen chia rẽ và bè phái, trong khi để mặc cho chính quyền địa phương tự tung tự tác tại các dự án giải tỏa và lấn chiếm đất đai.

Cứ như thế, trong khi mọi chuyện vẫn chưa có gì được cải thiện, nguy cơ xung đột đất đai giữa người dân và chính quyền lại càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết.

Với người dân bị mất đất, rõ ràng là không còn cách nào khác, họ phải liều lĩnh hành động để giành giật sự sinh tồn cuối cùng cho gia đình mình. Thái độ và bản lĩnh trong việc thách thức và sẵn sàng đối đầu, chống đối chính quyền cũng vì thế đang có chiều hướng bùng phát – một sự bùng phát mà đến một thời điểm nào đó, mọi cố gắng kềm chế sẽ trở nên bất khả kháng.

http://phiatruoc.info/?p=7593

Sunday, April 22, 2012

Thư của một trẻ cô nhi được linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình nuôi dưỡng

Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin:

Ngày 14/4/2012, nhà cầm quyền Chương Mỹ, Hà Nội dùng một bọn côn đồ và công an giả danh côn đồ đập phá nhà nuôi trẻ cô nhi do linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình, chánh xứ Yên Kiện tổ chức. Kết quả là linh mục Bình bị đánh bất tỉnh, nhiều giáo dân bị đánh tàn ác, dã man, các trẻ cô nhi bị đuổi ra khỏi nhà, vật dụng vứt ra sân và ngôi nhà bị đập phá tan tành.

Công an xã Thủy Xuân Tiên còn vơ vét bằng sạch những thứ có thể được đưa đi bán sắt vụn.

Hiện nay, các cháu không người chăm sóc, đang sống vạ vật nhờ sự hảo tâm của các gia đình xung quanh. Mời quý vi độc giả đọc lá thư cháu Nguyễn Huyền Anh, một cô nhi do Linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình nuôi nấng chăm sóc:

Chương Mỹ ngày 17/04/2012

Cháu Nguyễn Huyền Anh

Kính gửi: Các ông bà,các cô chú và các anh chị - những người quan tâm và bênh vực quyền trẻ em trên toàn thế giới

Con tên là Nguyễn Huyền Anh, con 13 tuổi, quê con ở Hà Giang. Gia đình con có 3 người nhưng con đã sớm không còn được hưởng tình yêu thương của cha me, bởi vì cha mẹ con đã mất sớm, và bây giờ con chỉ còn lại một mình. Lúc đó con đã chìm trong bóng tối của sự khổ đau mất mát và tuyệt vọng, cũng trong lúc đó con đã gặp Cha Giuse Nguyễn Văn Bình. Con cảm nhận được từ nơi Cha một cái nhìn ấm áp và lòng cảm thương sâu sắc dành cho con. Con thật hạnh phúc khi đón nhận tình thương đó và không biết tự lúc nào con đã gọi người đó là “ Ba “ Con là người hiểu Ba, con biết trong lòng Ba luôn thao thức xây dựng một ngôi nhà cho những đứa trẻ mồ côi, để chúng được sống cuộc sống của một gia đình, tràn đầy tình yêu thương và bình an.

Khi căn nhà gần như đã hoàn thành , Ba cho chúng con tới đó. Ngay từ đầu con đã thấy rất vui và chúng con có thật nhiều việc cần phải làm để biến nơi ấy thành căn nhà mơ ước của chúng con. Hằng ngày chúng con đã chăm sóc cho cây sấu, cây hoa sữa và hàng cau do chính tay Ba con trồng. Chúng con đã trồng những luống rau và giờ chúng đã lên xanh tốt, những con gà thì được sống trong chuồng mà chúng con và các cô đã xếp lên. Và ngôi nhà của chúng con đã được hình thành như vậy, từ những điều nhỏ bé nhưng chứa đựng tình yêu thương của một gia đình thực sự

Ngọn lửa đang thắp sáng thì đã bị dập tắt vào lúc 4 giờ sáng ngày 14/04/2012. Đó là cả một chương trình đã được lên kế hoạch từ trước vì gia đình con bị cắt điện. Có một đám đông đi trong bóng tối qua nhà hàng xóm và đột nhập vào nhà con. Họ khống chế và đe dọa những gia đình hàng xóm rồi mới vào nhà con. Họ bắt giữ bác con vào một nơi riêng biệt, họ tát anh Vì rất nhiều cái, họ đánh cô con bị thương, họ đe dọa con và những người trong phòng con, họ lấy mất tượng Đức Mẹ mà Ba con đã tặng cho gia đình Agape của chúng con, ảnh Chúa Giê Su yêu dấu cũng bị giật xuống khỏi bàn thờ . Rồi họ đập phá điên cuồng như những con quỷ khiến cho cửa kính bị vỡ hết, bàn học bị quăng ra ngoài, sách vở bị vứt ra ngoài đường, hàng cau bị gẫy gục, mái nhà trước bị đánh sập, các cột trụ hành lang bị cong và lộ lõi sắt ra ngoài

Chứng kiến cảnh tượng đó con vô cùng bất bình và sợ hãi, con cảm thấy mình thật nhỏ bé và yếu đuối trước thế lực sự dữ đang hoành hành. Con đã khóc nấc lên nhưng tiếng khóc ấy không có tác dụng gì với những người đại diện cho chính quyền xã Thủy Xuân Tiên, những con người đã không còn nhân tính. Quả thực, nỗi sợ hãi của họ đã sinh ra bạo lực vì họ nói với chúng con rằng: “ Nếu tao không dẹp được vụ này thì chúng tao sẽ bị cắt chức hết “. Sau đó họ rút về và để cho chung con yên, chúng con băng bó cho cô Tuyến rồi nghỉ ngơi một chút. Buổi sáng con đi học bình thường

Linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình và các trẻ cô nhi trong ngôi nhà mới sửa xong

Lúc 10 giờ 48 phút, con nhận được tinh báo Ba con bị đánh rất tàn nhẫn phải vào bệnh viện. Con thấy tim mình nghẹn lai vì Ba là điểm tựa duy nhất của con, con thấy trào dâng trong lòng mình tình thương dành cho Ba. Con nén cảm xúc để trở về căn nhà của mình… Nhưng than ôi ! Căn nhà đã không còn nữa, giờ chỉ là đống sắt vụ, nó đã bị đánh sập hoàn toàn, đồ đạc thì bị vứt ngổn ngang ra ngoài

Kể từ hôm đó chúng con sống trong cảnh vắng Ba, không nhà cửa, không có đến ngay cả những phương tiện cần thiết nhất cho sinh hoạt và học tập vì mọi thứ đã bị hư hỏng. Cũng có những người tốt đã giúp đỡ chúng con nhưng nỗi đau đớn của chúng con quá lớn. Chúng con vẫn không biết rồi mình sẽ sống ra sao ? Ngày mai sẽ như thế nào ? Cuộc sống của chúng con sẽ đi về đâu ? Thậm chí khi ra đường chúng con cũng phải sợ hãi vì họ luôn theo dõi và đe dọa chúng con. Những người lớn lo lắng chúng con sẽ bị bắt đi và bị ném đá.

Cái cách mà những cán bộ xã Thủy Xuân Tiên nhìn chúng con thể hiện rằng họ muốn chúng con biến mất khỏi thế giới này và họ sẽ không từ bất cứ một thủ đoạn nào, ngay cả cho đến bây giờ họ vẫn tiếp tục tháo dỡ và đập phá, họ để biển cấm chúng con bước vào khu đất của mình, ngày đêm họ canh giữ ở đó, họ mắc võng ở đó để ngủ.

Chúng con cũng không biết phải làm sao, chỉ mong các cô các chú và toàn thể anh chị em trong cộng đoàn giáo dân và những người thiện chí trên toàn thế giới hãy cầu nguyện cho Cha Giu-Se Nguyễn Văn Bình qua cơn hoạn nạn này và xin mọi người hãy trợ giúp chúng con

Và cuối thư con xin cầu nguyện cho các bác,các cô, các chú của chính quyền xã Thủy Xuân Tiên, mong các bác, các cô, các chú ăn năn sám hối về công việc của mình và xin Thiên Chúa rủ lòng thương xót chúng con

Amen

Kính thư !

Con : Nguyễn Huyền Anh

Nữ Vương Công Lý

số lần đọc: 1856

Mẹ của Paulus Lê Văn Sơn qua đời

Sáng sớm ngày hôm nay 21/4/2012. Ngày thăm gặp của các phạm nhân ở trại giam B14. Mẹ của Pauslus Lê Văn Sơn đã qua đời tại quê nhà vì trọng bệnh.

Tang lễ được cử hành vào hồi 8 giờ sáng mai ngày 22-4-2012 tại quê nhà, cũng là quê nhà của Thánh tử đạo Lê Bảo Tịnh

Hiện nay Lê Văn Sơn vẫn bị giam tại trại giam B14 thuộc Bộ Công An từ hồi đầu tháng 8 năm ngoái, đến giờ chưa được một lần tiếp xúc với gia đình.

Mặc dù gia đình và bạn bè đã hết lòng chữa chạy nhiều nơi. Lần cuối cùng tưởng bà mẹ của Sơn đã đỡ bệnh, nhưng thực ra đó là đốm lửa bùng lên trước khi tắt hẳn. Có lẽ đợt phục hồi đó một phần là bà nghe tin có thể được gặp con.

Bà Maria Đỗ Thị Tần qua đời lúc chưa đầy 50 tuổi, cơn bệnh của bà bắt đầu phát khi nghe tin anh Lê Văn Sơn bị bắt bởi nhà nước CHXHCN Việt Nam với tội danh định lật đổ nhà nước CHXHCN này. Trong khi bà lâm bệnh, đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của đông đảo bà con xa gần, thế nhưng thật đáng tiêc bà đã mất khi tuổi đời không quá nhiều. Bà chỉ có duy nhất một con trai là anh Lê Văn Sơn. Chồng bà đã bỏ nhà đi từ hồi anh Sơn còn bé, đến nay không rõ nơi đâu. Mình bà đã nuôi nấng, dạy dỗ cho con trai ăn học trong một cuộc sống đầy khó khăn mà bà mưu sinh bằng nghề đi thu gom đồng nát rong.

Lúc lâm bệnh cũng chính là lúc con trai bị bắt đến nay, dù khó khăn, hiểm nghèo nhưng chưa lần nào bà tỏ ý tiếc nuối về hành động của con trai mình, anh Pauslus Lê Văn Sơn.

Xin chia sẻ nỗi đau quá lớn này đến gia đình bà và anh Lê Văn Sơn.

Nguoi Buon Gio

Mạn đàm với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn

Sửa Hiến Pháp cũng có bàn tay Tầu?

Đăng bởi admin lúc

VRNs (21.04.2012) - California, USA - Ông bà ta đã bảo “lợn đã chẳng lành thì đừng làm cho nó què thêm ” nhưng mà chuyện không hay ho nội bộ này của Việt Nam lại được đem trình cả với quan chức Tầu mới là điều nhục nhã cho kế họach việc sửa đổi Hiến pháp 1992 hãy còn trong giai đọan thảo luận.

Tính đến ngày 18-04 (2012) , Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của đảng CSVN đã họp 4 lần nhưng kết luận chung cuộc chưa xong, dù Quốc hội đã dự trù thảo luận Bản dự thảo vào cuối năm 2012, sau đó tổ chức lấy ý kiến tòan dân trong 2 tháng.

Vậy tại sao Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã phải “tâu” với Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ủy viên Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân (GPND) Trung Quốc vào chiều ngày 16-04 (2012) rằng : “Việt Nam không chấp nhận chế độ đa nguyên, đa đảng; việc sửa đổi Hiến pháp sắp tới vẫn khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.” (Báo Quân đội Nhân dân, 16-04-2012).

Ai đã cho phép Tỵ làm việc này, Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc Phòng, chỉ huy trực tiếp của Tỵ hay đó là chỉ thị từ Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng muốn phiá Trung Cộng yên tâm rằng dù Hiến pháp có thay đổi thì đảng vẫn không đi ra ngòai đường lối một đảng cầm quyền như Trung Cộng ?

Không thấy tờ báo của Quân đội CSVN viết gì về thắc mắc sửa đổi Hiến pháp từ phiá Tầu nên không rõ tại sao Tỵ đã phải “giải trình” như thế, hay là Tỵ đã tự ý “vung ta qúa trán” để chứng minh cho Trần Bỉnh Đức biết đó là lập trường của Quân đội và cũng là chủ trương của đảng ?

Quân chiến đấu của CSVN có gần 5 triệu rưỡi người, kể cả Lực lượng trừ bị, Công an nhân dân và Dân phòng là chủ lực bảo vệ đảng và nhà nước nên vào ngày 27-03 (2012), với tư cách Bí thư Quân ủy Trung ương, Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố tại buổi làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam rằng : “Quân đội là của nhân dân, vì nhân dân, là công cụ, chỗ dựa hết sức tin cậy của Đảng.”

Sau đó vào ngày 02/04 (2012) tại Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân , Trọng cũng nói : “Lực lượng Công an Nhân dân là lực lượng nòng cốt để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là thanh kiếm và lá chắn để bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân.”

Ai cũng biết nếu không có hai lực lượng Quân đội và Công an bảo vệ thì đảng CSVN đã tan rã từ lâu vì điều được gọi là “liên hệ máu thịt” giữa nhân dân và đảng không còn nữa.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ngày 31/12/2011 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, phổ biến ngày 16/1 (2012) đã chứng minh như thế.

Nghị quyết thừa nhận : “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”

Nghị quyết còn tiết lộ : “ Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”

TỴ HỨA GÌ VỚI TẦU ?

Cũng tại buổi họp với Trần Bỉnh Đức trước khi về nước ngày 17/04 (2012), Tỵ còn cam kết : “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông. Mối tình hữu nghị Việt – Trung, tài sản vô giá do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông sáng lập, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, đã ngày càng phát triển mạnh mẽ và gần đây đã được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện…Phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp và bền vững lâu dài với Trung Quốc luôn là chủ trương nhất quán và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”.

Bài tường thuật của Phóng viên Đình Xuân của báo Quân đội Nhân dân còn tiết lộ : “ Về vấn đề trên Biển Đông, hai bên nhất trí Quân đội phải là lực lượng gương mẫu đi đầu triển khai thực hiện nghiêm túc các Thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển”. Hai bên lưu ý, cần cảnh giác không để các thế lực thù địch lợi dụng kích động chia rẽ mối quan hệ đoàn kết và lợi ích chiến lược lâu dài của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, gây mất ổn định chính trị ở mỗi nước.”

Có 2 vấn đề trong tuyên bố chung này : (1) “Thỏa thuận về những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển”. (2) “Không để các thế lực thù địch lợi dụng kích động chia rẽ mối quan hệ đoàn kết và lợi ích chiến lược lâu dài của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.”

Thứ nhất, điều được gọi là “những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển” là thỏa hiệp 6 điểm giữa Nguyễn Phú Trọng, và Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Trung Hoa đã ký ngày 11/10 (2011) tại Bắc Kinh, trong đó quan trọng nhất là vấn đề “hợp tác cùng phát triển” trên các vùng biển tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Biển Nam Trung Quốc.

Ba điểm quan trọng như sau :

Điểm 2:” Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”

Điều 4:” Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.”

Điểm 5: “ Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.”

Chủ trương “hợp tác cùng phát triển” là lập trường của Đặng Tiểu Bình, nguyên Lãnh tụ Trung Cộng đã từng nói với Việt Nam và các nước khác, kể cả Nhật Bản, từ hai thập niên 70-80 rằng hãy “cùng phát triển vùng tranh chấp trước khi thảo luận vấn đề chủ quyền”. (theo hai Giáo sư Lee Lai To và Chen Shaofeng, Đại học Quốc gia Singapore).

Tuy nói như thế nhưng họ Đặng và những người kế vị sau này vẫn một mực cho rằng chủ quyền của Trung Cộng bao gồm cả quần đảo Trường Sa, sau khi họ đã chiếm Hòang Sa của Việt Nam Cộng Hòa tháng 01/1974.

Như vậy, sau khi khai thác hết tài nguyên ở Biển Đông, như “Nguyên tắc 6 điểm” mà Trọng đã ký với Hồ Cẩm Đào ở Bắc Kinh ngày 11 tháng 10 năm 2011 thì Việt Nam còn gì ?

Nhưng tại sao Trọng vẫn ký, và ngày 16/04 (2012), tại trụ sở Bộ Quốc phòng (Bắc Kinh) Đỗ Bá Tỵ cũng đã “cúi đầu” chịu “nhất trí Quân đội phải là lực lượng gương mẫu đi đầu triển khai thực hiện nghiêm túc các Thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển” ?

Ngòai Tỵ, phái đòan Quân sự Việt Nam thăm Tầu từ 11 đến 17/4 (2012) còn có các “lãnh đạo chủ chốt của các Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng và một số cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng”, theo Báo Quân đội Nhân dân ngày 13/04 (2012).

Báo của Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết Tỵ còn nói với Tập Cận Bình, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó chủ tịch nước CHND Trung Hoa vào ngày 13-04 (2012) rằng : “ Mục đích chuyến thăm Trung Quốc lần này của Đoàn là góp phần tăng cường hơn nữa nhận thức về chiến lược và sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân và Quân đội hai nước; đồng thời khẳng định quan hệ Việt-Trung là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.” (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.)

Trong thực tế, Nhà nước Trung Cộng mà phiá Việt Nam vẫn phải tung hô “vừa là đồng chí, vừa là anh em” đã chứa dao găm trong bụng từ lâu. Họ vẫn tiếp tục đàn áp, sát hại, bắt người, cướp của các ngư dân Việt Nam đi đánh bắt ở hai vùng biển Hòang Sa và Trường Sa; Bắc Kinh vẫn đang hợp tác với các hãng dầu nước ngòai tìm kiếm dầu khí vùng Hòang Sa và tổ chức du lịch, nghiên cứu, xây dựng cơ sở, bến tầu, sân bay ở Hòang Sa.

Tại Trường Sa, quân Tầu vẫn chiếm đóng 8 đảo đá ngầm sau trận hải chiến với quân CSVN năm 1988. Có 64 lính CSVN chết trong trận này và từ đó, Tầu đã xây sân đáp máy bay trực thăng, dựng đầu cầu cho tầu cập bến và vẫn thường xuyên thao dượt quân sự trong khu vực mà Việt Nam không dám hé môi !

Thế mà Đỗ Bá Tỵ, vẫn có thể nói với Tập Cận Bình, người sẽ thay Hồ Cẩm Đào lãnh đạo Trung Cộng vào năm 2013 rằng : “Trên tinh thần vừa là đồng chí, vừa là anh em, QĐND Việt Nam luôn mong muốn đất nước Trung Quốc không ngừng phát triển lớn mạnh, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc ngày càng hiện đại, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam.”

ÂM MƯU TẬP CẬN BÌNH

Về phần mình, Tập Cận Bình đã nhắc khéo Đỗ Bá Tỵ : “ Quan hệ láng giềng là rất quan trọng, vì đã là láng giềng thì không thể thay đổi, phải ứng xử, quan hệ tốt với nhau mới sống chung ổn định lâu dài được. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rất thành công, kết quả chuyến thăm là cơ sở để hai nước triển khai thực hiện. Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ Trung-Việt, luôn quan tâm thúc đẩy các hoạt động tiếp xúc, giao lưu cấp cao, coi trọng hợp tác thực chất và tăng cường các hoạt động hợp tác giữa hai quân đội.”

Họ Tập cũng từng nói như thế với Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Việt Nam tháng 12/2011.

Những người theo dõi tình hình Việt-Trung cho rằng khi nói như thế là Tập Cận Bình muốn nhắc phía Việt Nam hãy nhớ đến cam kết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958.

Trong Công hàm ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng đã nhìn nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Hoa bao gồm cả 2 quần đảo Hòang Sa và Trường Sa do Chu Ân Lai công bố ngày 04/09/1958.

Tài liệu chính thức của Hà Nội chứng minh nguyên văn Công hàm Phạm Văn Đồng như sau:

“Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Ngày nay, phía Hà Nội lập luận rằng vào thời 1958 thì cả 2 quần đảo này thuộc quyền kiểm soát của chính phủ miền Nam Việt Nan, tức Việt Nam Cộng Hòa, nên Công hàm của Phạm Văn Đồng không có giá trị vì thực tế nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của miền bắc lúc đó không làm chủ 2 quần đảo này.

Báo Đại Đòan Kết của Mặt trận Tổ quốc, lần đầu tiên vào ngày 27/07/2011 đã viết bài đã bác bỏ “suy luận” của Bắc Kinh.

Với tiêu đề “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, bài viết có những đọan như sau :

“Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)…”

“…Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam….”

“…Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974…”

Nhưng phiá Tầu lại không “lẩm cẩm” như Hà Nội vẫn nghĩ nên không muốn bàn đến vấn đề Hòang Sa vì nay đã nằm trong tay Bắc Kinh, trong khi phía Việt Nam lại không dám dung võ lực để đánh quân Tầu ra khỏi 8 đảo đá ngầm ở Trường Sa !

Trong khi Hà Nội chỉ biết giằng co với Bắc Kinh bằng nước bọt “xác nhận chủ quyền” ở Hòang Sa và Trường Sa thì Trung Cộng tiếp tục hành động lấn chiếm chủ quyền bằng cách dung võ lực tấn công các ngư dân Việt Nam; tăng cường kiểm soát biển đảo; nghiên cứu khoa học đáy biển; cắm cờ trên các đảo ngầm dưới đáy biển; và quyết liệt chống “quốc tế hóa” các tranh chấp trên biển với Việt Nam.

Từ mấy năm nay, cứ mỗi lần Hà Nội đề cập đến Hòang Sa thì Bắc Kinh lại trưng Công hàm Phạm Văn Đồng ra.

Thứ hai, khi Tỵ đơn phương cam kết với Lãnh đạo Tầu “Không để các thế lực thù địch lợi dụng kích động chia rẽ” hai nước khi họp với Trần Bỉnh Đức hay cũng hứa “Việt Nam luôn luôn cảnh giác với âm mưu phá hoại đoàn kết, gây chia rẽ hai nước Việt Nam và Trung Quốc của các thế lực thù địch” khi gặp Tập Cận Bình là Tỵ muốn đi theo vết giầy của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng khi sang thăm Tầu trước đây, để bảo đảm vơi các lãnh đạo Tầu rằng phía Việt Nam sẽ không để cho áp lực chính trị và ngọai giao từ bất cứ nước thứ ba hay cá nhân nào ảnh hường đến mối liên lạc ngọai giao và cam kết của Việt Nam với Bắc Kinh.

Nhưng vấn đề không phải là chỉ biết “phục vụ” cho quyền lợi của Trung Cộng mà phải biết đặt quyền lợi của Tổ quốc và dân tộc Việt Nam ở chỗ nào trong cuộc đấu tranh chủ quyền với lãnh đạo phương Bắc, những người lúc nào cũng chỉ muốn ăn tươi nuốt sống nước Việt Nam.

Như vậy thì khi Đỗ Bá Tỵ “báo cáo” với Trần Bỉnh Đức việc Việt Nam không chấp nhận “chế độ đa nguyên, đa đảng” và khẳng định sẽ tiếp tục “ sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam” trong Hiến pháp sửa đổi thì được “trả công” cho mấy thước vuông của hình Lưỡi Bò bao gồm cả Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh gọi là Đường 9 Đoạn, trong bản đồ mới của họ sắp công bố ở Biển Đông ?

Hay là Tỵ cũng chỉ muốn bắc loa qủang cáo cho bài viết của Hồng Hải cho rằng : “Những ý kiến “khuyên” nhân dân Việt Nam nên xây dựng nhà nước “tam quyền phân lập” thực chất là kích động tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; xóa bỏ vai trò Đảng lãnh đạo Nhà nước đã được xác định tại Điều 4 của Hiến pháp năm 1992. (Báo Quân đội Nhân dân, ngày 27/02/2012)

Nhưng không phải chỉ có phe quân đội có súng muốn đảng “đã được thì phải ăn cả” mà ngay cả cái Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đứng đầu cũng đã khẳng định trong phiên họp ngày 13/03 (2012) rằng Hiến pháp mới phải : “ Tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội…Đồng thời sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…”

Như vậy thì có khác gì chưa sửa đâu ?

Nếu “sửa” mà chỉ làm cho Hiến pháp 1992 cũ thêm, lạc hậu hơn và tiếp tục phủ nhận quyền làm chủ đất nước của người dân gấp trăm vạn lần hơn thì tốt hơn là hãy dừng lại, đừng làm cho con lợn đã què một chân thành què cả hai thì may ra còn tránh được tội sát sinh.

Chẳng may mà chuyện sửa Hiến pháp lại cũng có bàn tay Tầu nhúng vào như cung cách “báo cáo” của Đỗ Bá Tỵ thì những người trong Ban Biên tập dự thảo sẽ phải trả giá với lịch sử bằng hình phạt nào ?

Phạm Trần
(04/012)

 

http://www.chuacuuthe.com/archives/30183

Ký tên kiến nghị công ty Google gỡ bỏ tên “Trung Quốc” bên cạnh tên Hoàng Sa và Trường Sa, và Đường Lưỡi Bò trên bản đồ

Đăng bởi admin lúc

VRNs (21.04.2012) – Sài Gòn – “Chúng tôi đòi hỏi quý vị lập tức xem lại sự thật về tình trạng chính xác của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và vùng Biển Đông Nam Á (Biển Nam Trung Hoa). Theo đó, chúng tôi yêu cầu quý vị thay đổi ghi chú và tên của các quần đảo và gỡ bỏ Đường Chín Đoạn trên các bản đồ của vùng biển này mà Google Maps đang phổ biến, nhằm phản ánh chính xác tư thế của 600 triệu dân Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế cũng như chính sách trung lập của công ty Google”. Là điều mà mọi công dân trong vùng Đông Nam Á nên ký tên ủng hộ và gởi tới Ban lãnh đạo của Google: Eric E. Schmidt, Chủ tịch điều hành Google Inc, Larry Page, Giám đốc điều hành Google Inc, Sergey Brin, Sáng lập viên Google Inc, Marissa Mayer, Phó Giám Đốc Google Inc. – Ban Bản đồ và Địa phương.

Đây là đề xuất của Nguyễn Thái Học Foundation – NTHF (Nam Cali, USA) phổ biến trên website của tổ chức này ngày 10.04.2012 vừa qua.

Lý do thúc đẩy NTHF đưa ra là vì sự thật, phần các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò không phải của Trung Quốc, mà của 600 triệu dân vùng Đông Nam Á.

NTHF viết: “Sự thật là các quốc gia Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sụ thật là cho đến nay, Liên Hiệp Quốc vẫn phân loại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các “vùng đảo tranh chấp” và chưa bao giờ xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo này.

Sự thật là các nước Đông Nam Á cùng với 600 triệu dân của họ và Liên Hiệp Quốc chưa bao giờ công nhận bản đồ với “Đường Chín Đoạn” của Trung-Quốc. Những bản đồ này chỉ đơn thuần nói lên chính sách bành trướng bá quyền của Đảng và nhà nước Trung Quốc”.

Từ sự thật đó, NTHF kêu gọi mọi người đặt vấn đề nghiêm túc với Ban điều hành Google với những yêu cầu cụ thể:

“1) Trên Google Maps, khi truy cập chữ “Hoàng Sa” và “Trường Sa” thì Google Maps hiển thị dòng chữ “Hoàng Sa, Trung Quốc” (“Paracel Islands, China”) và “Trường Sa, Trung Quốc” (“Spratly Islands, China”), ngụ ý rõ ràng rằng các quần đảo này thuộc về Trung Quốc mặc dù chúng không phải.

2) Trên Chinese Google Maps, khi truy cập các tên “Biển Nam Trung Hoa” (“South China Sea”) và “Hoàng Sa” (“Paracel Islands”) bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc thì công cụ này hiển thị một “Đường Chín Đoạn” bao trùm hầu như toàn bộ biển Đông Nam Á. Tuy nhiên khi truy cập các tên đó trên US Google Maps thì nó không hiển thị như vậy”.

NTHF ý thức đây không phải là hành động cá nhân của một tổ chức, mà cần là hành động của mỗi công dân và nhiều tổ chức xã hội ở các quốc gia thuộc Đông Nam Á.

NTHF viết trong thông cáo báo chí kêu gọi mọi người ủng hộ như sau: “Chúng ta phải lên tiếng.

Nếu không lên tiếng thì lịch sử giả sẽ thành lịch sử thật. Nếu không lên tiếng thì chúng ta và Đông Nam Á sẽ mất mát nhiều hơn những gì mà mọi người có thể tưởng tượng được. Chúng ta cần 10.000 chữ ký hoặc nhiều hơn để yêu cầu Google phải sửa đổi lại thông tin trên Google Maps để phản ảnh chính xác lịch sử và tình trạng thực tế của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông Nam Á. Một cách gián tiếp, mục đích của chiến dịch này cũng nhằm tố cáo hành vi xâm lược của Trung cộng trước dư luận quốc tế đồng thời cổ vũ sự đoàn kết của ASEAN trước âm mưu chia rẽ và hành vi dọa nạt của một chính quyền giả dối, tham lam và man rợ”.

Quý vị có thể click vào đây để ký tên vào kiến nghị.

PV.VRNs tổng hợp

http://www.chuacuuthe.com/archives/30188

Saturday, April 21, 2012

Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng 4.

   Một ngày tang thương cho dân tộc Việt Nam mà đại đa số người dân  không bao giờ muốn có.  Giờ phút kinh hoàng của biết bao gia đình có những người thân phải chết, cửa  nhà nát tan, ly tán tứ phương,  máu và  nước mắt.  Tiếp đến là những đợt khủng bố như bóng đêm bao trùm cả Miền Nam VN, mọi người ngơ ngác, bữa cơm thiếu chất dinh dưỡng dần dần.  Đói!

 

  csVN tiếp tục trả thù hàng triệu người bằng cách lập ra khoảng 150 trại tù tập trung ở những nơi rừng thiêng nước độc, biến họ trở thành lớp dân nô lệ kiểu mới , vắt kiệt sức của họ.  Hơn 1 triệu người tù nhân này họ là ai?  Thưa họ là người  Việt Nam,  trong đó có khoảng 155 ngàn người đả gục ngã trong tù, vĩnh biệt cõi đời với lòng uất hận.

 

  Con số tương tự lại bỏ nước ra đi, họ sợ cộng sản hơn sợ chết.  XHCN là thiên đường gì mà làm con người ta ghê tởm như vậy.

 

  Số dân oan vì bị cướp đất mỗi ngày mỗi tăng theo cấp số  nhân.  Công an cộng sản càng ngày càng hung hăng, tự tiện bắt bớ và đánh chết dân.  Ôi! lời ai oan của bao người dân Việt, đôi khi chẳng còn nước mắt, hay trong đêm dài khuya khoắt chỉ còn tiếng nấc nghẹn thê lương.

 

  Ghi nhớ và tưởng niệm không phải chỉ là việc than oán xuông, nhưng lấy nó làm chất xúc tác mở ra một cánh cửa mới, hy vọng mới, vận hội mới cho dân tộc Việt Nam, chưa bao giờ csVN  bị mất uy tín trên trường quốc tế như lúc  này.  Hoa Lài đã nở rộ khắp nơi, cũng sẽ nở tại Việt Nam.

 

 

 Kính mời quý vị tham dự buổi:  

            Tưởng Niệm Quốc Hận  30tháng 4.

        Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Việt Nam :  Ngày 30 tháng 4

Lúc:           00  giờ   Thứ Hai   ( 24 giờ  đêm Chủ Nhật)

 

Hoa Kỳ:  Ngày 29-4-2012

Lúc: 12 giờ trưa Houston  ,  1 giờ chiều New York , 10 sáng California.  Chủ Nhật.

 

Thay mặt BĐH kính mời

CaliGuy