Thursday, April 4, 2013

1- TQ ngang ngược ra yêu sách với Việt Nam ở Hoàng Sa

Sau hành vi bắn cháy tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa đáng lên án, Trung Quốc lại ngang nhiên yêu cầu Hà Nội có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn ngư dân ta đánh cá hợp pháp trong vùng biển ngoài khơi quần đảo này.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2013/03/27/4515240952aa88.img.jpg
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Yêu cầu trên được Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đưa ra sau khi Việt Nam mạnh mẽ lên án Trung Quốc về hành vi bắn cháy tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi tại vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông cách đây một tuần.
Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc phải điều tra và xử lý nghiêm khắc vụ việc đồng thời phải bồi thường thích đáng cho ngư dân Quảng Ngãi nhằm bù đắp những mất mát của họ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bất chấp sai phạm rành rành, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vẫn cố tình ngụy biện, nước này đã tiến hành điều tra, kiểm tra các cơ quan có liên quan và xác nhận, hành vi bắn cháy tàu cá Việt Nam tuần trước không gây thiệt hại cho ngư dân Quảng Ngãi.
Đồng thời, ông Hồng còn ngang ngược đưa ra đề nghị vô lý rằng, Chính phủ Việt Nam phải tăng cường các biện pháp giáo dục và quản lý ngư dân nước mình để ngăn họ đánh bắt thủy hải sản trong vùng biển xung quanh khu vực.
Chưa hết, ông Hồng đưa ra tuyên bố khó chấp nhận rằng, hành động bắn cháy tàu cá Việt Nam của Trung Quốc là cần thiết và hợp lý để ngăn ngư dân láng giềng đánh bắt thủy hải sản trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngoài ra, hãng thông tấn chính thức của Tân Hoa Xã hôm qua trong một bản tin cho biết, Trung Quốc vừa cử tàu Ngư Chính lớn ra "tuần tra và bảo vệ nghề cá" ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp với Philippines, đồng thời đe dọa sẽ sử dụng biện pháp mạnh nếu cần thiết.Trung Quốc
Theo Tân Hoa Xã, tàu Ngư Chính 46012, thuộc biên chế của Tổng đội Giám sát Hải dương và Nghề cá tỉnh Hải Nam, đã rời cảng Hải Khẩu để tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, điểm nóng về tranh cãi chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc, trên Biển Đông.
Chuyến đi kéo dài tới ngày 13/4 nhằm bảo vệ cái gọi là "chủ quyền và quyền hàng hải của Trung Quốc, tăng cường quản lý đối với bãi cạn, xử lý các tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải và nghề cá, đảm bảo an ninh sản xuất cho khu vực bãi cạn".
"Trong quá trình tuần tra, nếu phát hiện các nước láng giềng có hành động xâm phạm lãnh hải và nghề cá thì sẽ tiến hành các biện pháp mạnh, nếu cần thiết có thể lên tàu lục soát hoặc bắt giữ", Tân Hoa Xã ngang nhiên dẫn lời ông Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nhấn mạnh.


Xã Luận

2- Biển Đông : Mỹ nhắc lại quan điểm chống dùng võ lực, sau vụ Trung Quốc bị tố cáo bắn tàu cá Việt Nam

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/USA%20-%20porteparole%20bis.jpg
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell DR

Vào lúc tranh cãi nổi lên gay gắt giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh bị tố cáo là đã bắn vào tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam tại vùng quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua 26/03/2013, đã lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại trước các diễn biến này. Washington đồng thời tuyên bố chống lại mọi hành động dùng võ lực để bức ép.


Trong cuộc họp báo thường kỳ tại thủ đô Hoa Kỳ, Phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell cho biết là Hoa Kỳ “quan ngại” trước các thông tin về sự cố xẩy ra đối với tàu đánh cá của Việt Nam và đang tìm kiếm thêm thông tin từ cả hai phía Bắc Kinh và Hà Nội.
Quan chức ngoại giao Mỹ đã nhắc lại rằng trong tư cách một quốc gia Thái Bình Dương, “Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, (bảo đảm) việc tôn trọng luật pháp quốc tế, quyền tự do hàng hải và thương mại hợp pháp mà không bị cản trở ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông)”.
Do vậy, theo ông Ventrell, Hoa Kỳ “phản đối các hành động đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hay biện pháp thúc ép từ bất kỳ bên tranh chấp nào để thúc đẩy các yêu sách của mình ở Biển Đông.”
Xin nhắc lại là, theo các nguồn tin từ phía Việt Nam, ngày 20/03 vừa qua, một chiếc tàu đánh cá của Việt Nam đang hoạt động tại vùng quần đảo Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy ca bin. Hành động này đã bị Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo là một “hành động sai trái và vô nhân đạo” vì đã “đe dọa tính mạng ngư dân Việt Nam”.
Ngày 25/3, trả lời câu hỏi của báo chí, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị còn xác định rằng đây là một vụ việc “hết sức nghiêm trọng”, vừa “vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”, vừa “vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”, cũng như một số thỏa thuận song phương và khu vực mà Bắc Kinh đã ký kết.
Phía Trung Quốc dĩ nhiên đã bác bỏ quan điểm của Việt Nam. Trong cuộc họp báo vào hôm qua 26/03/2013, Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã công nhận sự cố liên quan đến chiếc tàu đánh cá Việt Nam hôm 20/03/2013, nhưng không chịu xác nhận thông tin theo đó tàu Trung Quốc đã bắn vào tàu Việt Nam.
Về sự cố đã xẩy ra, ông Hồng Lỗi cho rằng : « Việc có biện pháp chống lại tàu cá Việt Nam xâm nhập trái phép lãnh hải Trung Quốc là điều cần thiết và chính đáng », vì theo nhân vật này “quần đảo Tây Sa (tên Trung Quốc đặt cho vùng Hoàng Sa mà họ chiếm từ tay Việt Nam từ năm 1974) là bộ phận không thể tách rời khỏi lãnh thố Trung Quốc".
Nhưng khi bị ký giả của hãng tin Pháp AFP tại Bắc Kinh hỏi dồn về chi tiết chiếc tàu cá Việt Nam bị bắn cháy ca bin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối xác nhận việc tàu Trung Quốc đã nổ súng vào tàu cá Việt Nam, mà nói trớ đi là « chiếc tàu cá Việt Nam không hề bị thiệt hại vào lúc đó ».
Vào hôm nay, theo Tân Hoa Xã, một sĩ quan Hải quân Trung Quốc cũng phủ nhận việc nổ súng, nhưng cho rằng tàu Trung Quốc đã bắn hai quả pháo sáng về phía tàu cá Việt Nam để cảnh cáo, và hai trái hỏa châu này đã tắt ở trên không.


(Trọng Nghĩa) RFI

3- Trung Quốc tuyên bố chưa từng xâm chiếm một tấc đất của nước khác!

TPO –Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) ngày 29/3 dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tuyên bố: Trung Quốc là nước yêu chuộng hoà bình, chưa bao giờ xâm chiếm một tấc đất của nước khác.
http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=305721&Width=450
Ông Hồng Lỗi.
Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra gần đây không như Người phát ngôn Bộ ngoại giao phát biểu.

Đài CRI đưa tin: Ngày 29/3, tại Bắc Kinh, liên quan việc Nhật Bản công bố văn kiện chỉ trích Trung Quốc tăng trưởng quân sự và thể hiện nước mạnh với các nước xung quanh trong tranh chấp lãnh thổ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, reo rắc "thuyết đe dọa từ Trung Quốc" là có mục đích xấu, mong các nước liên quan làm nhiều việc có lợi cho hoà bình và ổn định của khu vực.
“Ông Hồng Lỗi cho biết, Trung Quốc là nước yêu chuộng hoà bình, chưa bao giờ xâm chiếm một tấc đất của nước khác”, bản tin tiếng Việt đăng tải trên Đài CRI ngày 29/3.

Cũng theo CRI, ông Hồng Lỗi lớn tiếng và ngang ngược tuyên bố Trung Quốc có quyền phát triển lực lượng quốc phòng thích ứng với tình hình nước mình, giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Nước liên quan không phản tỉnh đối với tội ác xâm lược của mình, mà một mực reo rắc "thuyết đe dọa từ Trung Quốc" là có mục đích xấu.

Hiện phía Nhật Bản chưa có phản hồi trước tuyên bố trên của ông Hồng Lỗi.

Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trong thời gian gần đây giữa Nhật Bản - Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng. Tàu, chiến đấu cơ của Trung Quốc không ít lần xuất hiện ở Senkaku/Điếu Ngư, nhưng đều bị Nhật Bản ngăn chặn kịp thời. Các cuộc đối đầu trên vùng biển tranh chấp giữa hai nước vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.

Không chỉ với Nhật Bản, Trung Quốc đang có những tranh chấp về lãnh thổ với các nước và các bên liên quan trên Biển Đông. Với việc ngang nhiên tung ra đường lưỡi bò 9 đoạn bao trùm gần hết Biển Đông, hải quân Trung Quốc gần đây nhất còn tràn xuống bãi đá chỉ cách Malaysia 80 km để tập trận; bắn vào tàu cá của ngư dân Việt đang đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam. Ngay sau đó, ông Hồng Lỗi lại ngang ngược tuyên bố đây là hành động "chính đáng và cần thiết".

T.Đ
Tienphong

4- Trung Quốc lo sợ thua kiện chủ quyền tại Biển Đông

Theo mạng tin Sankei (Nhật Bản) số ra mới đây, khi bị Philippines kiện ra tòa liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc gây sức ép đối với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm buộc Philippines rút đơn kiện.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1364819113_15158c73976182.img.jpg

Đường lưỡi bò trái phép của Trung Quốc. (Hình đồ họa: AFP).

Để Manila rút đơn, Bắc Kinh hiện sử dụng quân bài mang tên “Quy tắc ứng xử” dựa trên quan điểm hối thúc các bên hành động theo pháp lý nhằm ngăn chặn xung đột trên Biển Đông.

Tháng 1/2013, Philippines đã đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Quốc tế căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982. Trước đơn kiện của Philippines, Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa quốc tế này, và Philippines đã yêu cầu Chánh án Tòa án LHQ về Luật biển (ITLOS) Shunji Yanai chỉ định “trọng tài viên” đại diện cho Trung Quốc.

Theo Bộ Ngoại giao Philippines, Manila đã chỉ định một Giáo sư về luật quốc tế người Đức và nếu 3 trọng tài viên còn lại được chỉ định, quá trình xét xử sẽ được tiến hành mà không cần đến sự có mặt của Trung Quốc.

Trước những diễn biến nêu trên, Trung Quốc đang gây áp lực đối với các nước ASEAN, trong đó có Singapore và Malaysia, nhằm mục đích ngăn cản việc “xét xử vắng mặt” đối với tính bất hợp pháp trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Về các phán quyết trước đây của Tòa án Trọng tài Quốc tế, cũng không ít trường hợp tòa án này đưa ra phán quyết phân rõ trắng đen. Ví dụ như trong vụ phân xử tranh chấp giữa Argentina và Chile đối với chủ quyền 3 hòn đảo trên kênh Beagle, phía Chile đã thắng kiện với phán quyết khẳng định đối với các đảo này. Trung Quốc thực sự lo ngại về một phán quyết tương tự trong trường hợp này.

Ngoài ra, Bắc Kinh đang có ý đồ cô lập Philippines với sách lược phân hóa nội bộ ASEAN, đồng thời “đóng nhát đinh” răn đe khiến các nước khác trong khu vực không có cơ hội tận dụng vụ kiện của Philippines.

Liên quan đến quy tắc ứng xử “xem xét lại” việc rút đơn kiện, phía ASEAN đang thương lượng với Trung Quốc nhằm xây dựng một dự thảo về quy tắc này song Trung Quốc vẫn liên tiếp từ chối tham gia chính thức vào các cuộc tham vấn chính thức đó.
Điều này vô hình trung tạo tâm lý lo ngại bên trong ASEAN rằng việc Trung Quốc phản đối vụ kiện của Philippines sẽ càng khiến cho quá trình bàn thảo về quy tắc ứng xử thêm bế tắc. Bắc Kinh đã khéo léo lợi dụng thực tế này để gây sức ép đối với ASEAN nhằm tạo ra tác động nhất định đến Manila.

Trong khi đó, trước sự kiện tàu hải quân Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng “phản đối mạnh mẽ lối hành xử vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực” trên biển.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại khẳng định rằng hành vi đó (của Hải quân Trung Quốc) “là phản ứng chính đáng đối với các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp,” trong khi phát ngôn của Hải quân Trung Quốc lớn tiếng cho rằng “Hải quân nước này đã bắn hai quả pháo sáng lên trời cảnh cáo.” Thực tế, các thuyền trưởng tàu cá Việt Nam đều khẳng định rằng họ bị tàu Trung Quốc “bắn 4-5 phát đạn”.

VN+

No comments: