Tàu tuần tra ven biển của Lực lượng Tuần tra biển của Nhật |
Để tăng cường an ninh quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Lực lượng tuần tra ven biển của Nhật (JCG) sẽ thành lập một đơn vị gồm 600 người tham gia vào nhiệm vụ tiền tiêu ở mặt biển gần quần đảo.
Theo lực lượng này thì các tàu của Trung Quốc liên tục hiện diện ở vùng biển có quần đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
JCG lên kế hoạch triển khai 12 tàu tuần tra trong khu vực gần quần đảo ở Ishigaki, Quận Okinawa.
Báo Nhật cho rằng các chức năng của JCG được nâng cấp sẽ giúp xử lý các vụ tàu Trung Quốc thâm nhập vào vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư trong thời gian dài.
Nhật sẽ trang bị thêm các tàu tuần tra lớp 1000 tấn với máy bay trực thăng lên thẳng |
Ngoài ra, Nhật còn cân nhắc điều thêm các tàu tuần tra lớn hơn hoặc lớp 1000 tấn vì các tàu này được cho là thích hợp nhất. Tuy nhiên, trụ sở tuần tra ven biển khu vực ở Naha hiện chỉ có bảy tàu như vậy, bao gồm ba tàu cho văn phòng tuần tra ven biển Ishigaki.
Máy bay trực thăng của lực lượng tuần tra ven biển của Nhật |
JCG đã điều thêm các tàu tuần tra ở các khu vực khác tới trụ sở khu vực 11 để giúp tác chiến an ninh. Nhưng điều này lại gây ra một số rắc rối khác như một quan chức JCG cho biết: "Nếu tình hình tiếp tục như thế này, sẽ có các rắc rối nghiêm trọng phát sinh thậm chí trong cả các hoạt động cứu hộ biển trên khắp đất nước".
Chính vì thực tế này mà Nhật đã bắt đầu cho xây dựng thêm bốn tàu tuần tra lớp 1000 tấn bằng nguồn vốn từ năm tài khóa này. Chi phí cho việc xây dựng thêm 6 tàu nữa cùng loại này đã được cân đối trong nguồn ngân sách bổ sung do Nội các thông qua từ hôm 15/1.
Lực lượng tàu tuần tra ven biển của Nhật hiện chưa đủ đáp ứng với tình hình thực tiễn phức tạp gần quần đảo tranh chấp. Tàu Nhật và Đài Loan đã có những đụng độ trên biển, với các cuộc giao chiến bằng vòi rồng. |
JCG cũng lên kế hoạch triển khai thêm hai tàu khác là Tàu tuần tra cỡ lớn có trang bị trực thăng (PLH).
Mỗi tàu 1000 tấn này cần có thủy thủ đoàn 40 người để vận hành. Trong năm tài khóa từ 2014-2015, JCG dự định yêu cầu tăng thêm 500 thành viên khi mà 10 tàu mới được hoàn tất.
Như vậy, tổng thể số thủy thủ cần sẽ là 600 người.
Các máy bay F-15 sẽ được đồn trú gần Senkaku/Điếu Ngư hơn |
Mặt khác, Bộ Quốc phòng Nhật đang xem xét việc cho đồn trú các máy bay chiến đấu F-15 tại sân ba ở đảo Shimojijima thuộc quận Okinawa để có thể đối phó kịp thời khi máy bay Trung Quốc xuất hiện tại không phận của Nhật.
Vì căn cứ ở Naha quá xa, nên F-15 hầu như khó phản ứng kịp thời trước tình huống máy bay Trung Quốc tiến vào không phận quần đảo tranh chấp |
Shimojijima gần với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hơn là căn cứ không quân Naha của Lực lượng Phòng vệ quốc gia của Nhật (ASDF). Từ Shimojijima, F-15 chỉ mất 10-20 phút ra ứng phó khẩn cấp với tình huống xảy ra tại đảo tranh chấp.
Máy bay Nhật được chính quyền Tokyo cho phép bắn cảnh báo và cảnh cáo máy bay nước ngoài tiến lại gần không phận quần đảo tranh chấp. |
Global Hawk sẽ giúp giám sát tốt hơn khu vực tranh chấp |
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng đưa máy bay Global Hawk tối tân của Mỹ tới khu vực này vào năm 2015 'trong một nỗ lực để đối trọng với thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc tại vùng biển này, đặc biệt là với quần đảo Senkaku' - hãng tin của Nhật dẫn lời một quan chức dấu tên trong chính quyền.
Global Hawk là loại máy bay do thám hoạt động bền bỉ, trên tầng cao. Hệ thống này cũng tương tự như máy bay do thám U-2 của hãng Lockheed Martin, có thể theo dõi trên diện rộng đối với các mục tiêu di động hoặc cố định, ban ngày hoặc ban đêm và bất kể điều kiện trời nhiều mây.
Liệu Nhật có điều siêu cơ tối tân F-35 thực hiện nhiệm vụ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư? |
Ngoài ra, Nhật cũng đặt hàng các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ là F-35. Hiện chưa rõ Tokyo có ý định đồn trú các máy bay này để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hay không.
No comments:
Post a Comment