Monday, November 5, 2012

Sự thật về bới rác ở Mỹ và bới rác ở Việt Nam.


 
SỰ THẬT VỀ CẢNH DÂN MỸ "BỚI RÁC ĐỂ ĂN" SAU BÃO

Trước tiên cần phải thấy được thái độ vô liêm sĩ của nhiều người khi đem hình ảnh dân Mỹ "bới rác" để ăn trong cảnh cùng cực sau bão như là một trò mỉa mai mạt hạng.

Về cái báo chí VN gọi và một số người trong nước coi là "rác" thực chất là gì?
...

"Rác" ở Mỹ khác rác ở VN nhiều lắm! Tấm ảnh được các tờ báo trong nước đăng tải chụp tại nơi thanh lý hàng hóa của cửa hàng Key Food trên đại lộ A phố số 4 Lower East Side (Điểm cực Đông Nam - Manhattan). Đây là nơi bị thiệt hại nặng do cơn bảo Sandy vì mực nước biển dâng cao chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây. Cửa hàng "buộc lòng" phải thanh lý toàn bộ hàng hóa vì lý do "an toàn thực phẩm" và cũng có thể họ có thế yêu cầu công ty Bảo hiểm đền bù vì thiên tai.

Theo quy định về "Vệ sinh an toàn thực phẩm", các cửa hàng bán đồ ăn nhanh của Mỹ sau một ngày phải thanh lý hết hàng hóa tồn đọng trong ngày.

Nếu bạn lang thang ở những nơi đó vào lúc cửa hàng đóng cửa, bạn có thể "nhặt" được rất nhiều đồ ăn ngon. Một cửa hàng bánh mỳ nổi tiếng ở chợ Chelsea vào mùa hè, sau bảy giờ, các loại bánh được giảm giá 50%. Có người sẽ hỏi tại sao họ lại không đem đồ ăn đó phát cho người nghèo? Họ sợ các "thượng đế" sau khi nhận được đồ ăn miễn phí, sẽ khởi kiện nếu họ có vấn đề gì về sức khỏe. Thế thì mời các vị cứ đến đây "nhặt" mang về sử dụng và tự chịu trách nhiệm.


 Nếu bạn gặp hàng tấn hàng hóa còn nguyên bao bì bị bỏ ra ngoài đường thì bạn có "xông vào" nhặt với hy vọng sẽ tiết kiệm được từ vài chục tới vài trăm đô la mua thực phẩm và nhu yếu phẩm cho gia đình mình không?
 
 
 

 

Trắng đêm mưu sinh ở bãi rác lớn nhất thủ đô

Trên những núi rác thải hôi thối, ruồi nhặng bâu đầy, hàng trăm người vẫn miệt mài trong ánh đèn đêm đào bới phế liệu kiếm sống.

Là nơi chứa rác thải lớn nhất của Hà Nội, bãi rác thuộc khu liên hiệp chứa và xử lý chất thải Nam Sơn nằm trên địa bàn ba xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn). Hàng ngày khoảng 800 đến 1000 người dân nhặt rác chuyên nghiệp vào đào bới tìm kiếm phế liệu.
Bắt đầu từ 3h sáng những người tìm kiếm phế liệu lại đi xe máy kéo theo một chiếc xe để thồ hàng đến tập kết tại bãi rác bắt đầu công việc.
Mỗi người đều được trang bị trang phục theo quy định gồm ủng, quần áo, mũ bảo hộ có đèn pin soi sáng. Họ miệt mài, cần mẫn đào bới từng túi rác rồi rũ ra tìm kiếm bên trong xem có gì có thể bán được cho hàng thu mua phế liệu.
Một người đàn ông đang lục kỹ bên trong chiếc ví da vừa tìm thấy.
Hai người đàn ông nghỉ tay mà không có chỗ ngồi.
Họ cứ cần mẫn đào bới cho đến khi trời sáng. Xung quanh mùi khó ngửi tràn ngập, ruồi nhặng bay rập rờn.
Chị Vinh, có thâm niên làm nghề này cho biết, đã quá quen thuộc nên không còn cảm giác ghê sợ như lúc mới vào nghề. "Giờ mà còn sợ mùi, không nhanh chân tìm kiếm có mà chết đói", chị nói. Chị Vân ở xã Nam Sơn chia sẻ, cả nhà cùng hành nghề này, đây chính là nguồn thu nhập chính của gia đình. Trung bình một người có thể kiếm được 80.000 đến 150.000 một ngày tuỳ theo số lượng phế liệu thu về.
Trong bao tải này có thể là gỗ, sắt, nhựa, nylon hay bất cứ thứ gì có thể tái chế được.
7h sáng, sắp đến giờ buộc phải rời khỏi bãi theo quy định để cho các xe chở rác tiếp tục vào đổ, nhiều tổ "công nhân" vẫn miệt mài đào bới hy vọng không bỏ phí "món hàng" nào có giá trị.
Trong khi đó nhiều người đã kiếm được những bao tải to hàng phế liệu mang ra xe.
Những thành quả đầu tiên lần lượt được chở từ bãi rác đến nơi thu mua.
Hoàng Hà
 
 
 
 

No comments: