RFA
Vì khó khăn và bị bao vây như vậy nên bài viết của Nguyễn Đắc Kiên trở thành một trận sóng thần thông tin khi một nhà báo trẻ, đã vượt lên sợ hãi công khai viết một bài viết phản bác lại tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông này đi ngược lại mọi quy chuẩn chính trị cáo buộc nhóm kiến nghị 72 là suy thoái đạo đức, khi họ đòi hỏi phải bỏ Điều 4 Hiến pháp, phải tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội.
Bài viết của Nguyễn Đắc Kiên đã phá sản tận cốt lõi lập luận và thói quen áp đặt dư luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là những lãnh đạo chóp bu. Sau bài viết nảy lửa này anh trở lại đời sống âm thầm của một người cầm viết tự do vì đã chính thức bị cho thôi việc tại tờ báo mà anh cộng tác.
Nguyễn Đắc Kiên không những là một nhà báo giỏi, can trường mà anh còn là một nhà thơ tài năng. Góc nhìn của Nguyễn Đắc Kiên trong tập thơ mang tên “Những số không vòng trắng” khiến chúng ta có dịp hiểu thêm về thái độ của anh trước thời cuộc hiện nay. Anh làm thơ không để thưởng thức một cách bình thản, với trà ngon với hương đồng gió nội hay bên khói hương trầm đọc thơ như thói quen của những người muôn năm cũ. Thơ của Kiên xoắn sâu vào lòng người, bẻ gãy sự vô cảm đang ăn mòn từng tế bào xã hội, bắt người đọc phải chọn thái độ mặc dù chỉ là một suy tư, và hơn hết chúng mang đến cho người đọc những thông tin đến trái tim chứ không phải khối óc.
Tập thơ mỏng chưa tới trăm trang với 13 bài thơ được tác giả cho là thơ lẻ và một bài kịch thơ 4 hồi. Những bài thơ được gọi là lẻ ấy có bài như một phán xét nghiêm khắc, có bài như nỗi đắng cay tràn qua mi mắt. Lại có bài vừa đọc lên thấy lâng lâng hạnh phúc nhưng tới cuối bài thì trở thành hụt hẫng, xót xa.
Thơ Nguyễn Đắc Kiên không có chỗ trống cho người đọc trú chân, anh buộc khách đọc thơ anh phải đồng hành, bỏ dép lê chân trên con đường đầy sạn sỏi. Những viên sỏi ấy làm khách khập khiễng đã đành, chúng còn bắt người dẫm lên chúng phải cúi xuống nhìn cái tác nhân gây ra đau đớn ấy.
Bài thơ “Vì người ta cần ánh mặt trời” của anh khiến không ít người giật mình. Con đường mà nhà thơ dẫn chúng ta đi sao quen thuộc quá. Chúng ta đã gặp nó từ khi ngồi trên ghế tiểu học với những bài học lịch sử dài đằng đẵng. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống mảnh đất này nhưng đến bây giờ vẫn chưa ngừng đổ. Tuy có ít hơn, có âm thầm hơn nhưng vẫn là máu. Máu của người mất đất, của những tiếng nói đòi được nói. Máu rơi từ những lên tiếng kêu gào đòi tự do, điều mà hàng trăm năm cả dân tộc bị vùi dập vì thiếu thốn. Máu rơi nhưng quá ít người để ý, quá ít người quan tâm. Cuộc sống vẫn trôi như không có gì xảy ra. Cả cuộc sống đang ngủ vùi như chưa bao giờ được ngủ. Bài thơ lay lắt gọi, thảng thốt đánh thức những trái tim gần như lạnh giá.
Vì người ta cần ánh mặt trời
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.
mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
sợ nữa đi có sợ mãi được không,
cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.
mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
sợ nữa đi có sợ mãi được không,
cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.
bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!
Nguyễn Đắc Kiên mời người đọc cùng anh tiếp tục hành trình tìm về cội nguồn của đất. Đất mẹ của chúng ta qua“Chuyến tàu đêm” hiện lên toàn bộ những gì mà đất nước hôm nay phải chịu đựng. Đó là những nấm mồ bê tông dành cho những kẻ đặc quyền trốn tránh sự phán xét của nhân dân. Đó là lăng tẩm của lãnh tụ vẫn được bề tôi sử dụng như một tấm khiên che chắn mọi sai lầm hủy diệt.
Đó là nấm mồ thời gian, đang chôn kín khao khát của cả một dân tộc bởi ám ảnh quyền bính của một nhóm người…
Chuyến tàu đêm
tôi đi qua cánh đồng lúa chín,
qua những nấm mồ, nặng trịch bê tông.
chẳng ai chết rồi đội mồ sống lại,
sao phải bê tông gạch ngói làm chi.
chẳng ai chết rồi đội mồ sống lại,
mà lũ kia đi lấy lời người đã chết tụng xưng.
lúa chín là lúa sắp tàn,
mưu ma cùng cực là đến hồi mạt vận.
tôi đi qua, qua những nấm mồ,
những mồ đất loe hoe bên khung cửa.
đất se se, đỏ quạnh máu cha ông,
dựng thịt da chôn côn trùng, cây cỏ,
máu hôm qua chảy ngược đến hôm nay,
ôm nấm mồ thời gian trắng xoá,
như tóc bà bạc hong trước hiên nhà,
như xương trắng cha ông mặt mòi muối mắt.
tôi đi qua, qua những lỗ châu mai,
những lỗ đen, đen ngòm hôm qua,
qua những nấm mồ, nặng trịch bê tông.
chẳng ai chết rồi đội mồ sống lại,
sao phải bê tông gạch ngói làm chi.
chẳng ai chết rồi đội mồ sống lại,
mà lũ kia đi lấy lời người đã chết tụng xưng.
lúa chín là lúa sắp tàn,
mưu ma cùng cực là đến hồi mạt vận.
tôi đi qua, qua những nấm mồ,
những mồ đất loe hoe bên khung cửa.
đất se se, đỏ quạnh máu cha ông,
dựng thịt da chôn côn trùng, cây cỏ,
máu hôm qua chảy ngược đến hôm nay,
ôm nấm mồ thời gian trắng xoá,
như tóc bà bạc hong trước hiên nhà,
như xương trắng cha ông mặt mòi muối mắt.
tôi đi qua, qua những lỗ châu mai,
những lỗ đen, đen ngòm hôm qua,
hướng họng súng đến hôm nay đe doạ,
thè lưỡi răng cắn xé đất quê hương,
thè lưỡi răng cắn xé đất quê hương,
đất quê hương mỗi người có một,
đừng hỏi tôi ai bạn ai thù.
đất quê tôi không có kẻ thù,
cả những kẻ hôm nay thè lưỡi nanh ngấu nghiến,
cũng sẽ được thứ tha,
bởi lịch sử vốn bao dung.
đất quê tôi chưa biết hận bao giờ,
vậy tôi xin những người hôm nay,
tự kết tội mình, ngay khi còn đương sống.
đất quê tôi bao đời đổ máu hồng,
phơi xương trắng,
mặn mòi nước mắt,
vẫn chỉ mong một buổi phục sinh,
không phải hỏi bạn thù, không phải lo diễn biến.
đất quê tôi chưa thù hận bao giờ,
đừng rày xéo nữa,
những người kia trên đất mẹ.
đừng hỏi tôi ai bạn ai thù.
đất quê tôi không có kẻ thù,
cả những kẻ hôm nay thè lưỡi nanh ngấu nghiến,
cũng sẽ được thứ tha,
bởi lịch sử vốn bao dung.
đất quê tôi chưa biết hận bao giờ,
vậy tôi xin những người hôm nay,
tự kết tội mình, ngay khi còn đương sống.
đất quê tôi bao đời đổ máu hồng,
phơi xương trắng,
mặn mòi nước mắt,
vẫn chỉ mong một buổi phục sinh,
không phải hỏi bạn thù, không phải lo diễn biến.
đất quê tôi chưa thù hận bao giờ,
đừng rày xéo nữa,
những người kia trên đất mẹ.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Không phải bỗng dưng mà tác giả chọn bài “Những số không vòng trắng” làm tựa cho tập thơ. Qua vài câu, người đọc thấy ngay hàm ý của tác giả: nỗi điêu linh của người dân vẫn còn đó sau khi hai cuộc chiến tranh kết thúc. Phạm Tiến Duật từng viết:
bom nổ trên trời hiện lên những vòng đen
nhưng mặt đất lại sinh bao vòng trắng…
nhưng mặt đất lại sinh bao vòng trắng…
Những vòng trắng ấy được viết năm 1974 lúc hai miền Nam Bắc vẫn còn chia đôi. Vậy mà gần bốn mươi năm sau, những chiếc vòng trắng hình số không ấy vẫn bay lởn vởn trên khắp đất nước sau khi người ta gọi là thống nhất hai miền.
Những chiếc vòng trắng ấy ám ảnh cả dân tộc. Chúng như chiếc vòng của dây thừng đong đưa trên số phận của hàng triệu con người.
Những số không vòng trắng
bom đạn qua lâu rồi,
vòng đen vẫn còn đó,
Phạm Tiến Duật ơi,
vòng trắng vẫn quanh đây.
đêm hôm nay,
trời Vụ Bản mù sương,
đất không chiến tranh,
đất vẫn nhòa vòng trắng.
vòng trắng trên khuôn mặt,
người rám nắng,
trên vai áo sờn,
người giữ đất quê hương.
vòng trắng trên,
đôi mắt mẹ chúng ta,
sợ lắm lũ quỷ ma,
hãi hùng hơn cái chết.
vì phải sống với thây ma di động,
với lũ vô lương, hèn nhát đến bất nhân.
vòng đen vẫn còn đó,
Phạm Tiến Duật ơi,
vòng trắng vẫn quanh đây.
đêm hôm nay,
trời Vụ Bản mù sương,
đất không chiến tranh,
đất vẫn nhòa vòng trắng.
vòng trắng trên khuôn mặt,
người rám nắng,
trên vai áo sờn,
người giữ đất quê hương.
vòng trắng trên,
đôi mắt mẹ chúng ta,
sợ lắm lũ quỷ ma,
hãi hùng hơn cái chết.
vì phải sống với thây ma di động,
với lũ vô lương, hèn nhát đến bất nhân.
Phạm Tiến Duật ơi,
ông còn thích vẽ vời.
dừng lại hết đi!
đêm nay im lặng quá!
những vòng trắng,
lặng câm tuyên thệ.
ta hôm nay không vẽ những số không,
không vẽ những hờn căm,
không phân biệt địch ta,
không gieo bom vãi đạn.
tại sao ư? tại ta biết hận ai,
kẻ thù là ai,
dội bom đạn lên ai,
chẳng phải đồng bào mình hết thảy.
ta hôm nay cởi ra vòng trắng,
bỏ khăn tang,
ông còn thích vẽ vời.
dừng lại hết đi!
đêm nay im lặng quá!
những vòng trắng,
lặng câm tuyên thệ.
ta hôm nay không vẽ những số không,
không vẽ những hờn căm,
không phân biệt địch ta,
không gieo bom vãi đạn.
tại sao ư? tại ta biết hận ai,
kẻ thù là ai,
dội bom đạn lên ai,
chẳng phải đồng bào mình hết thảy.
ta hôm nay cởi ra vòng trắng,
bỏ khăn tang,
ghì siết trong tay,
những đứa con ta, những đứa cướp ngày.
dạy chúng lẽ yêu thương,
bài học vỡ lòng Nhân tính.
dạy chúng biết lẽ nào là Sống,
lẽ nào là Tự do, đâu thương xót Đồng bào.
ta hôm nay,
đã cởi ra rồi,
không cần nữa đâu,
những số không vòng trắng
những đứa con ta, những đứa cướp ngày.
dạy chúng lẽ yêu thương,
bài học vỡ lòng Nhân tính.
dạy chúng biết lẽ nào là Sống,
lẽ nào là Tự do, đâu thương xót Đồng bào.
ta hôm nay,
đã cởi ra rồi,
không cần nữa đâu,
những số không vòng trắng
Em đi
trong mưa
cúi đầu
nghiêng vai
Người con gái mới mười chín tuổi
Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi
Bóng chúng
đè lên
số phận
từng người
Em cúi đầu đi mưa rơi
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.
trong mưa
cúi đầu
nghiêng vai
Người con gái mới mười chín tuổi
Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi
Bóng chúng
đè lên
số phận
từng người
Em cúi đầu đi mưa rơi
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.
(Nhất định thắng, Trần Dần, 1956)
“Bài thơ của Trần Dần là bài thơ tôi rất yêu thích khi nhắc đến bài “Nhất định thắng” của nhà thơ Trần Dần thì người tôi nổi gai ốc.
Tôi viết bài thơ “Đi giữa Sài Gòn” vào một đêm khi đứng giữa Sài Gòn lúc mới làm nghề báo, lúc ấy tôi làm cho VNExpress. Đấy là cảm xúc của tôi khi thấy người lao công hay những cô gái ở quán bar vỉa hè…
Khi đó không biết tôi có nhớ tới bài thơ của Trần Dần hay không nhưng đúng là cảm xúc của tôi khi đó rất mạnh. Những gì liên quan đến bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần và tình hình hiện nay thì đúng là tôi có cảm thấy ranh giới như thế. Ranh giới bây giờ nó không rõ ràng như một đường vĩ tuyến nhưng mà ranh giới giữa lòng người nó còn khó để giám định hơn.”
Đi giữa Sài Gòn
trời mưa.
tôi đi.
phố vắng.
đêm dài.
chỉ có những hạt mưa.
khắc khoải.
như giọt nước mắt.
nước mắt cuộc đời.
chát mặn.
nước mắt em tôi.
những đứa trẻ không nhà.
nước mắt mẹ tôi, người lượm ve chai.
nước mắt ba tôi, người chạy xe ba gác.
nước mắt chị tôi, người công nhân thất nghiêp.
nước mắt anh tôi, mỗi lần tỉnh dậy, sau cơn phê thuốc.
nước mắt người yêu tôi, gái bao nhà hàng.
đêm đen mịt mùng.
tôi đi.
phố vắng.
đêm dài.
chỉ có những hạt mưa.
khắc khoải.
như giọt nước mắt.
nước mắt cuộc đời.
chát mặn.
nước mắt em tôi.
những đứa trẻ không nhà.
nước mắt mẹ tôi, người lượm ve chai.
nước mắt ba tôi, người chạy xe ba gác.
nước mắt chị tôi, người công nhân thất nghiêp.
nước mắt anh tôi, mỗi lần tỉnh dậy, sau cơn phê thuốc.
nước mắt người yêu tôi, gái bao nhà hàng.
đêm đen mịt mùng.
tôi vẫn đi.
tôi vẫn đi.
giữa những ánh mắt.
giữa những cái nhìn.
lặng câm. ám ảnh. ớn lạnh.
tôi đi.
tôi vẫn đi.
giữa những ánh mắt.
giữa những cái nhìn.
lặng câm. ám ảnh. ớn lạnh.
tôi đi.
Sân ga có lẽ là nơi dễ làm cho thi sĩ lấy cảm hứng để viết nên những bài thơ tình bất hủ. Nơi ấy là những cuộc chia ly, những giọt nước mắt tình nhân rơi xuống cho tình nhân, nơi bắt đầu cho thương nhớ kéo dài sau đó.
Thế nhưng sân ga trong thơ Nguyễn Đắc Kiên không lãng mạn và đầy những hình ảnh của tình yêu đôi lứa. Sân ga của Kiên là áo rách, là đói nghèo, là mồ hôi đầm đẫm. Sân ga của anh là những chiếc bánh vẽ nằm cong queo khô khốc không còn ai muốn nhìn. Sân ga của anh là chen chúc tìm danh lợi, là giành giật miếng đỉnh chung. Sân ga của Kiên buồn và đau đớn hơn cả khi nó không hứa hẹn một chút ánh sáng nào ở cuối đường hầm.
Như chiều sân ga
em ơi sân ga,
chiều mưa bay.
anh ngao ngán
trông đường ray eo hẹp,
o bế con tàu “Đổi mới” mấy chục năm.
mấy chục năm rồi,
còn bao nhiêu mấy nữa.
tàu sắt thâm sì,
“Đổi mới” xám tro,
tà vẹt gầy hao,
dan díu những lối mòn.
em ơi sân ga,
chiều nay mưa.
khách đợi tàu,
vẫn những con người cũ,
lam lũ, áo cơm,
cuộc sống chẳng đổi thay.
bao hao gầy,
chiều mưa bay.
anh ngao ngán
trông đường ray eo hẹp,
o bế con tàu “Đổi mới” mấy chục năm.
mấy chục năm rồi,
còn bao nhiêu mấy nữa.
tàu sắt thâm sì,
“Đổi mới” xám tro,
tà vẹt gầy hao,
dan díu những lối mòn.
em ơi sân ga,
chiều nay mưa.
khách đợi tàu,
vẫn những con người cũ,
lam lũ, áo cơm,
cuộc sống chẳng đổi thay.
bao hao gầy,
gặm mòn từng đôi mắt,
ngó thăm thẳm vào đêm,
thấy dằng dặc chỉ đêm.
kẻ lên tàu,
như anh,
tìm nơi em.
hay tìm tới áo cơm, danh lợi.
hết thảy giống nhau,
mòn mỏi kiếp người.
mấy chục năm rồi,
còn bao nhiêu mấy nữa.
tàu quê mình,
bao đêm nữa phải qua.
bao mòn mỏi,
bao nhiêu trông ngóng,
mà nào thấy đâu,
một chút sáng cuối đường.
em ơi sân ga,
chiều như vẫn chưa qua?
ngó thăm thẳm vào đêm,
thấy dằng dặc chỉ đêm.
kẻ lên tàu,
như anh,
tìm nơi em.
hay tìm tới áo cơm, danh lợi.
hết thảy giống nhau,
mòn mỏi kiếp người.
mấy chục năm rồi,
còn bao nhiêu mấy nữa.
tàu quê mình,
bao đêm nữa phải qua.
bao mòn mỏi,
bao nhiêu trông ngóng,
mà nào thấy đâu,
một chút sáng cuối đường.
em ơi sân ga,
chiều như vẫn chưa qua?
Một buổi sớm mai khi thức dậy có khi nào bạn tự hỏi tại sao hôm nay hoa không còn thơm, chim không còn hót và nhất là cái hương vị thanh tịnh buổi sáng tinh mơ hầu như đã bỏ chúng ta mà đi rồi?
Bởi vì những sớm mai như thế đã bị nhốt lại trong các nhà tù vô hình. Những nhà tù ấy mang những cái tên mỹ miều như xuất khẩu lao động, như lấy chồng xứ lạ, như khu sinh thái xanh hay những danh, tính từ tương tự như thế… Quê hương một sáng nào đó bật lên tiếng khóc trong thơ Nguyễn Đắc Kiên khi tất cả đội nón ra đi chỉ còn lại tiếng hò lạc giọng.
Quê Hương
Mùa thu cội vàng - hoa mướp - đắng.
Đất nước mình - vẫn chẳng được - tự do.
Sớm thu lạnh - gió cúi đầu - đưa đám,
Một thế hệ - Một thế hệ - Một…
…. Thôi xin đừng lần hồi - thêm một.
Ai đem bán - tự do?
Cho anh hỏi:
“Em ơi - còn không vườn vương hương - hoa khế,
mà tím - mà thương - mà nhớ quá - quê mình?”.
Em cười lúng liếng - hoa xoan:
“Con cò bay lả bay la.
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.
Đồng quê chúng chiếm hết rồi.
Thân em cũng bán chợ giời - tiếc không anh…”
Đất nước mình - vẫn chẳng được - tự do.
Sớm thu lạnh - gió cúi đầu - đưa đám,
Một thế hệ - Một thế hệ - Một…
…. Thôi xin đừng lần hồi - thêm một.
Ai đem bán - tự do?
Cho anh hỏi:
“Em ơi - còn không vườn vương hương - hoa khế,
mà tím - mà thương - mà nhớ quá - quê mình?”.
Em cười lúng liếng - hoa xoan:
“Con cò bay lả bay la.
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.
Đồng quê chúng chiếm hết rồi.
Thân em cũng bán chợ giời - tiếc không anh…”
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Thơ Nguyễn Đắc Kiên độc đáo ở cách nhìn và anh cũng tỏ ra tài tình trong cách đặt vấn đề cho ý tưởng. Một trong hàng vạn câu hỏi: Nếu vì lý do nào đó phải vào tù thì anh chọn nhà tù nào?
Câu trả lời khá bất ngờ: anh chọn nhà tù cộng sản!
Bởi với anh, chỉ nơi đó mới xứng đáng giam giữ anh, một con người khao khát tự do đích thực. Khi được giam vào một nhà tù cộng sản anh sẽ tìm thấy những khao khát như anh. Những cháy bỏng của họ hôm nay sẽ đốt sáng tương lai đất nước. Chỉ một thông điệp này thôi cũng đủ cho cả tập thơ bùng cháy. Thơ Nguyễn Đắc Kiên dũng mãnh và cuốn hút người đọc chính do thiên hướng của lòng can đảm, trí sắc sảo từ một người làm thơ nhồi nặn ý tưởng bằng tấm lòng của một người yêu nước.
Bởi vì tôi khao khát Tự do
tặng những người biểu tình ngày 9.12.2012
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
ở nơi đó giam giữ những nhà thơ,
giam giữ kẻ ngủ hoang để thức tỉnh muôn đồng bào vô thức.
bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
thì chắc chắn là nhà tù cộng sản,
bởi vì tôi khao khát Tự do.
thì chắc chắn là nhà tù cộng sản,
bởi vì tôi khao khát Tự do.
“Tôi thấy những niềm tin và hy vọng của mình là có cơ sở. Bản thân tôi vững tin hơn vào những gì tôi tin tưởng trước khi viết bài báo đó. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần rất nhiều sự dũng cảm, và tôi quan tâm nhất là sự bao dung, cởi mở để chúng ta đi qua ranh giới đó cả hai phía của những người đấu tranh dân chủ và phía đảng cầm quyền. Chúng ta bớt đi sự tức giận. Chúng ta bớt đi, chúng ta cởi mở hơn, chúng ta chịu khó lắng nghe nhau hơn.
Chúng ta đều là con dân nước Việt Nam và không có gì có thể thay đổi được điều đó cả. Không có ý thức hệ nào, không có giới tuyến nào nên chia rẻ chúng tôi… đấy là điều tôi băn khoăn nhiều và điều tôi quan tâm nhiều nhất. Tôi nghĩ rằng trí thức Việt Nam cũng quan tâm làm sao Việt Nam có một quá trình chuyển đổi hòa bình, tránh được nhiều xương máu nhất cho nhân dân.”
Nguyễn Đắc Kiên có lẽ sẽ còn nhiều tác phẩm hay nữa nếu ước mơ của anh không trở thành sự thật: làm thơ trong một nhà tù cộng sản.
Chúng ta có quyền hy vọng thế. Không ai có thể nhốt một ý tưởng, đặc biệt khi ý tưởng đó tự nguyện được nhốt để chứng minh rằng cộng sản không đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ…
No comments:
Post a Comment