Nhà văn Thùy Linh
Hai con của anh Viết, cháu gái 18 tuổi, cháu trai 10 tuổi. |
Chưa khi nào mùi tử khí phả vào chúng ta với những đau đớn, nghẹn ngào lẫn phẫn uất, một cuộc sống được gọi là thời bình, được cho là “dân chủ gấp vạn lần” tư bản; được coi là “đang bị các thế lực thù địch chống phá quyết liệt”; được rao giảng là một một nhà nước “vì dân, do dân, của dân”…
Nhiều năm rồi người ta không còn xa lạ với đoàn đoàn lũ lũ dân oan khiếu kiện đất đai trôi nổi, vật vờ khắp các thành phố nhỏ, to.
Tiếng kêu của những kẻ bần cùng rơi vào một hố đen quyền lực, thăm thẳm những mưu mô, toan tính bằng một thái độ cương quyết,tàn bạo, lạnh lùng...Thậm chí những dân oan còn bị chính quyền xua đuổi, trấn áp, kể cả những ai muốn giúp đỡ họ. Phía trước là một tương lai không lối thoát. Phía sau là sự dồn đuổi, cướp bóc của bạo quyền. Họ đi về đâu?
Tiếng súng hoa cà của anh em anh Đoàn Văn Vươn hầu như không tưới tẩm một chút ân hận, một chút nghĩ lại, một chút thay đổi…của chính quyền. Kẻ xua quân đi cướp bóc dân thì ngồi ở vị trí điều tra và quan tòa. Và sau đó họ được tưởng thưởng bằng cái lon tướng với sự hả hê. Không biết nếu được làm lại, anh Vươn có chọn súng hoa cà hay khẩu súng có sức công phá hớn hơn?
Mới gần đây, dân oan Mai Xuân Thưởng mới được biết thêm một trường hợp đau lòng xảy ra ở Lâm Đồng. Ông Phạm Anh Nam đã tự thiêu và chết vào ngày 11 tháng 10 năm 2011, ngay truớc khu đất mà gia đình ông đang cư ngụ một cách hợp pháp.
Con gái ông Nam kể lại là ba cô đã theo kiện 14 năm nhưng không ai giải quyết. Sau đó huyện cho người tới cưỡng chế và thu hết café của gia đình ông. Sau đó huyện liên tục cử công an xuống uy hiếp tinh thần của ông Nam, khiến ông phẫn uất, quẫn bách nên đã tự thiêu.
Thi thể của ông Nguyễn Anh Nam |
Câu chuyện từ năm 2011, đến đầu năm 2013, nhiều người mới biết chuyện này vì khi ấy, con gái ông là Phạm Thị Anh Kiều mang di ảnh ông ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng kêu oan cho cha. Ông Nam có để lại lá thư tuyệt mệnh rằng: "Anh rất thương em và các con. Nhưng vì hạnh phúc cho nhiều gia đình anh phải đòi công lý". Ông còn nhắn nhủ gia đình thực hiện yêu cầu: Hãy ghi hình và đưa lên mạng cho mọi người biết và Kiều hãy đi đòi công lý cho ông…
Còn Đặng Ngọc Viết thì sao? Vẫn là câu chuyện đất đai, giải tỏa, đền bù …Viết không còn bất cứ hy vọng, sự cảm thông, đối thoại, công lý vào những người khoác áo chính quyền. Mọi ngôn từ đã không còn tác dụng. Nhưng ngôn tư tắt tiếng, không có nghĩa là sự im lặng…
Chính quyền VN hiện nay gần như đã bịt mọi kênh đối thoại với người dân của mình. Bởi chắc chắn có đối thoại là có phản biện, có chỉ trích, phê phán, thậm chí phủ nhận…Họ muốn gì? Sự thật đã chứng tỏ, dù độc quyền tư tưởng gần một thể kỷ, thì cũng không khiến nhiều dòng nước chảy ngược đổ vào kênh đào duy nhất mà họ xây nên…Sự phản kháng tràn bờ là tất yếu cho cái đập CNXH đang vỡ từng mảng.
Viết muốn đối thoại nhưng không ai lắng nghe anh. Viết muốn sống nhưng các ngả sống đều bịt lối. Và anh không thể sống theo cái cách chính quyền muốn anh phải sống. Cái cách Viết chuẩn bị ảnh thờ cho mình, nói lời tạm biết với cha già bệnh tật trước lúc ra đi, quì trước tượng Bồ Tát Quan Thế Âm sám hối hay cầu xin vãng sanh chỉ ít giây tự bắn vào ngực mình…như một bi tráng ca thời đại.
Câu chuyện Đặng Ngọc Viết lựa chọn cho mình cái chết, cách “được” chết theo ý mình có tầm vóc của một cuốn tiểu thuyết theo trường phái “hiện thực phê phán XHCN” trọn vẹn.
Cầu cho những hương hồn mệt mỏi nơi trần thế như ông Nguyễn Anh Nam, Đặng Ngọc Viết được siêu sanh. Vì họ đã trả nợ bởi chính cái chết của mình…
Bởi những kẻ đáng bị xử án trước những cái chết như thế này vẫn sống nhởn nhơ và “giương cao ngọn cờ bách chiến bách thắng” - một “chiến thắng” trước cái chết của người dân mà họ làm “đại diện”…
Và, ai sẽ là nạn nhân như ông Dũng?
Và sau ông Nam, anh Viết sẽ là ai tiếp theo?
Còn Đặng Ngọc Viết thì sao? Vẫn là câu chuyện đất đai, giải tỏa, đền bù …Viết không còn bất cứ hy vọng, sự cảm thông, đối thoại, công lý vào những người khoác áo chính quyền. Mọi ngôn từ đã không còn tác dụng. Nhưng ngôn tư tắt tiếng, không có nghĩa là sự im lặng…
Chính quyền VN hiện nay gần như đã bịt mọi kênh đối thoại với người dân của mình. Bởi chắc chắn có đối thoại là có phản biện, có chỉ trích, phê phán, thậm chí phủ nhận…Họ muốn gì? Sự thật đã chứng tỏ, dù độc quyền tư tưởng gần một thể kỷ, thì cũng không khiến nhiều dòng nước chảy ngược đổ vào kênh đào duy nhất mà họ xây nên…Sự phản kháng tràn bờ là tất yếu cho cái đập CNXH đang vỡ từng mảng.
Viết muốn đối thoại nhưng không ai lắng nghe anh. Viết muốn sống nhưng các ngả sống đều bịt lối. Và anh không thể sống theo cái cách chính quyền muốn anh phải sống. Cái cách Viết chuẩn bị ảnh thờ cho mình, nói lời tạm biết với cha già bệnh tật trước lúc ra đi, quì trước tượng Bồ Tát Quan Thế Âm sám hối hay cầu xin vãng sanh chỉ ít giây tự bắn vào ngực mình…như một bi tráng ca thời đại.
Câu chuyện Đặng Ngọc Viết lựa chọn cho mình cái chết, cách “được” chết theo ý mình có tầm vóc của một cuốn tiểu thuyết theo trường phái “hiện thực phê phán XHCN” trọn vẹn.
Cầu cho những hương hồn mệt mỏi nơi trần thế như ông Nguyễn Anh Nam, Đặng Ngọc Viết được siêu sanh. Vì họ đã trả nợ bởi chính cái chết của mình…
Bởi những kẻ đáng bị xử án trước những cái chết như thế này vẫn sống nhởn nhơ và “giương cao ngọn cờ bách chiến bách thắng” - một “chiến thắng” trước cái chết của người dân mà họ làm “đại diện”…
Và, ai sẽ là nạn nhân như ông Dũng?
Và sau ông Nam, anh Viết sẽ là ai tiếp theo?
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
No comments:
Post a Comment