Saturday, September 21, 2013

Những cách vượt tường lửa

Cập nhật 9/19: Cách vào VOA nếu bị chặn

Các bạn hãy vào vn1975.info, vn73.com, vn3000.com hoặc vn41975.info để vượt tường lửa vào VOA hay các trang bị chặn khác như Facebook! Hoặc các bạn cũng có thể dùng đường dẫn sau đây:
http://tinyurl.com/v13912

Cách đổi DNS: Trên WinXP:Start->Control Panel->Network Connection-Chuột phải Icon 2 cái máy tính->Properties->Nháy đúp biểu tượng Internet Protocol->Chọn Use the following DNS server addresses->Chỉnh 8.8.8.8; 8.8.4.4...

Hoặc:

Trên WinXP:Start->Control Panel->Network Connection-Chuột phải Icon 2 cái máy tính->Properties->Nháy đúp biểu tượng Internet Protocol->Chọn Use the following DNS server addresses->Chỉnh 208.67.222.222; 208.67.220.220

Ðây là một trang gồm nhiều proxy để vượt tường lửa do độc giả VOA cung cấp
http://proxy.org/cgi_proxies.shtml

Những cách vượt tường lửa khác do các facebooker của VOA cung cấp:
http://www.webproxies.biz/index.php?q=aHR0cDovL3d3dy52b2F0aWVuZ3ZpZXQuY29tLw%3D%3D

Ở Việt Nam khi thử các cách trên thấy bất tiện có thể dùng Ultrasurf tất cả điều tự động và được Freedom House khuyên dùng. Link để Dowd Ultrasurf: http://ultrasurf.us/ Phần mềm này của Mỹ tất cả điều tự động các bạn có thể xem Video hướng dẫn cách xử dụng http://www.youtube.com/watch?v=D6B-OkCGr9s#t=290

Các bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình. Bạn nào biết cách nào hay hơn hãy chỉ giúp cho các bạn khác. Thank you!


______________________

 

Friday, September 20, 2013

Ngọn nến hiệp thông (nhạc phẩm hiệp thông với Mỹ Yên)



VRNs (20.09.2013) – Nghệ An – Nhạc sĩ Huyền Phạm đã sáng tác và hòa âm bài hát Ngọn nến hiệp thông để gởi đến cộng đoàn giáo dân Mỹ Yên và giáo phận Vinh như ợt lời cầu nguyện phó thác mọi sự trong tay Chúa, để mọi khổ đau ở Mỹ Yên tan biến dần.
02
 

Thursday, September 19, 2013

Giáo dân Mỹ Yên bị hành hung dã man trên báo Mỹ CNN.


BREAKING NEWS: POLICE AND MILITARY WERE ORDERED TO ATTACK MY YEN CHURCH, VIETNAM
 
BREAKING NEWS: POLICE AND MILITARY WERE ORDERED TO ATTACK MY YEN CHURCH, VIETNAM
 
 
Police brutality has long been a major issue in Vietnam, and has gone unchallenged due to government suppression. Yet police brutality, including torture and fatal beatings, continues to be reported in all regions of the country and it is getting worse.

On September 04, 2013, bloodshed exploded in Nghe An Province when the authority of Nghe An promised to release two My Yen Catholic church members of Nghe An Province, Nguyen Van Hai and Ngo Van Khoi. The two men were arrested not long ago in violation of “disturbance of the peace.” Nghe An Province located in the North Central Coast region of Vietnam is the largest province.

According to Dan Lam Bao Blog “On Sept. 03, 2013, thousands of people gathered at the People’s Committee of My Phuong Commune, Nghi Loc District, Nghe An Province to protest the illegal arrests carried out by police force and demanded the release of the two parishioners.

Under the pressure of the people, the authorities of the Nghe An Province and Nghi Loc District promised the people that they would release Mr. Ngo and Mr. Nguyen by 4 p.m. on Sept. 04, 2013. Family members, relatives and friends of the two detainees joined thousands of local people to wait for their release as promised.”

However, the people were ambushed by the Vietnamese police and military. The Vietnamese government had lied to them and set a trap so they could attack these innocent church members.

Over 3000 police and military were armed with guns and weapons; they used force and maze to attack the people. Many people have been arrested and many were assaulted by the police and thugs with serious injuries. Over 20 people were taken to a local hospital; one teenager was in and especially critical condition. At the hospital, doctors and nurses were being stopped from treating these patients by the representatives of the authorities. Some patients’ injuries were so serious that they had to be transported to a bigger hospital in Hanoi.

ĐỘNG PHÒNG MỘT ĐÊM RỒI TRẢ VỢ

Chàng rể Trung Quốc quậy ở miền Tây
 Thứ năm, 27/06/2013 08:26 
 
Hiện nay, trào lưu lấy chồng Trung Quốc đang phát triển rầm rộ ở các tỉnh miền Tây. Sau lễ cưới vội vã, các chàng rể ngoại quay sang “quậy” nhạc mẫu bằng cách đòi... trả vợ và đòi tiền chi phí mai mối, đám tiệc. Một số kẻ còn giở thói côn đồ, hành hung gia đình bên vợ rồi tố cáo công an địa phương.

ĐỘNG PHÒNG MỘT ĐÊM RỒI TRẢ VỢ

Ngày 24-6-2013, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.Cần Thơ đã chuyển toàn bộ hồ sơ vi phạm về hoạt động xuất nhập cảnh của ba đối tượng người Trung Quốc cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an để xử lý. Hiện Zhu ZhiJun (SN 1969, quốc tịch Trung Quốc) tỏ ra không hài lòng, quyết lấy được tiền mới về nước. Cán bộ phòng trực tiếp giải thích, ZhiJun mới đồng ý ký vào biên bản vi phạm. Theo đơn trình bày của ZhiJun, thông qua mạng internet đã làm quen với Sun GenPo (SN 1984, quốc tịch Trung Quốc) là người thường xuyên qua Việt Nam kinh doanh. Những lần tán gẫu trên mạng, GenPo khoe bản thân biết nhiều phụ nữ Việt Nam muốn lấy chồng ngoại. Nếu ZhiJun đồng ý, GenPo sẽ dẫn về quê tha hồ tuyển chọn vợ với mức chi phí môi giới 15.000 nhân dân tệ.

Nghe qua những lời giới thiệu khá hấp dẫn của GenPo, ngày 20-4-2013 ZhiJun nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Đồng Đăng. Lập tức, GenPo dẫn ZhiJun xuống Sóc Trăng xem mặt chị Lâm Thị Ch. để tổ chức kết hôn. Hôm xem mắt, chàng rể bi bô tiếng Trung Quốc, nhà gái tủm tỉm cười vì chẳng hiểu chi. GenPo trong vai trò người môi giới và là phiên dịch, thông báo cho gia đình chị Ch. rằng ZhiJun đã đồng ý kết hôn. Dù không biết thân thế chàng rể ngoại nhưng cả nhà Ch. đều gật đầu đồng ý. ZhiJun đưa cho nhà gái tiền đãi tiệc 4 triệu đồng, tiền mua sính lễ trị giá 6 triệu đồng để ngày hôm sau làm lễ ra mắt. GenPo được ZhiJun trả 15.000 nhân dân tệ tiền môi giới kết hôn.

Buổi tiệc ra mắt được tổ chức hết sức chóng vánh. Gia đình chị Ch. mời bà con thân tộc, hàng xóm giới thiệu chàng rể tương lai. Đại diện nhà trai chỉ có chú rể và môi giới kèm phiên dịch. Trong khi nhà gái chè chén linh đình, ZhiJun nói nhỏ với GenPo đưa chị Ch. lên TP.Cần Thơ để du lịch. Sau khi thuê phòng tại bến Ninh Kiều, sáng hôm sau ZhiJun dẫn cô dâu về Sóc Trăng trả lại cho gia đình vợ. Dù không biết tiếng Trung Quốc nhưng với điệu bộ của chàng rể tương lai, gia đình chị Ch. hiểu phần nào sự việc. ZhiJun cho rằng bản thân bị lừa, chị Ch. “không còn con gái” và đã có một đời chồng nhưng gia đình tiếp tục gả cho y. Thế là chàng rể bất chấp van nài của gia đình vợ, lớn tiếng đòi lại tiền chi phí tổ chức đám cưới và mua sính lễ. Gia đình chị Ch. sợ hàng xóm chê cười đành vay mượn đưa cho ZhiJun 10 triệu đồng. Gã còn hậm hực đòi tiền môi giới nhưng thấy cảnh nghèo túng nhà vợ đành quay về TP.Cần Thơ nhờ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh can thiệp.

Ba ngày sau, ZhiJun tìm gặp GenPo tại khách sạn Mimoza (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Chẳng một tiếng hỏi han, ZhiJun xông vào túm áo GenPo đòi lại tiền môi giới. Không được GenPo đồng ý, hai bên xảy ra cự cãi. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.Cần Thơ tiến hành kiểm tra khách sạn trên phát hiện thêm một công dân Trung Quốc tên Huang ZhiShi không mang theo giấy tờ tùy thân. Tại cơ quan công an, ZhiShi cho rằng mình đến Cần Thơ đòi vợ. Qua môi giới, ZhiShi về miền Tây cưới vợ. Thế nhưng sang nhà ZhiShi không bao lâu, cô dâu bỏ trốn. Tiếc của, ZhiShi về Cần Thơ để đòi tiền gia đình vợ. 

GIỞ THÓI CÔN ĐỒ

Sau nhiều lần nài nỉ chàng rể Trung Quốc nhưng không được chấp thuận, gia đình chị Huỳnh Thị D.H (SN 1992, ngụ phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) đành tìm đến cơ quan công an cầu cứu. Chị H. cho biết, mấy ngày nay gia đình chị sống trong lo sợ. Chồng tương lai cùng người môi giới dọa sẽ hành hung, đập phá nhà chị. Cuối tháng 2-2013, bà Võ Thị Mỹ Nương (SN 1961, ngụ xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang, người chuyên môi giới lấy chồng ngoại) tìm đến gia đình H. Qua vài câu xã giao, bà Nương đặt thẳng vấn đề: “Cháu H. lập gia đình được rồi. Tôi có nhiều mối nước ngoài nhờ vả. Gia đình người ta khá giả, nếu H. đồng ý tôi chọn rể cho, sang bển sống yên thân lại còn giúp được gia đình”.

Trước lời mời chào khá hấp dẫn của bà Nương, gia đình H. đồng ý bởi mong ước được đổi đời. Đầu tháng 3-2013, bà Nương dẫn một thanh niên tên Huang Xiong Hu (SN 1983, quốc tịch Trung Quốc) xuống gia đình H. để ra mắt. Do quá tin tưởng bà Nương, gia đình H. không nghi ngờ gì nên đồng ý. Ngày 3-3-2013, gia đình tổ chức lễ vu quy vội vàng cho con gái. Chàng rể Huang Xiong Hu đưa cho gia đình H. 10 triệu đồng làm chi phí đãi tiệc cùng nhẫn cưới, dây chuyền khoảng 1,5 chỉ vàng 18K. Khi tổ chức tiệc cưới, chị H. phát hiện điều không bình thường của chú rể. Mỗi lần gia đình H. yêu cầu chụp ảnh lưu niệm, chàng rể lắc đầu từ chối.
Mối nghi ngờ được nhân lên khi Huang Xiong Hu không làm thủ tục đăng ký kết hôn. Y thuê phòng trọ tại nhà nghỉ chung sống như vợ chồng với chị H. và hứa một tháng sau thủ tục đăng ký kết hôn cùng tờ bảo lãnh chị sang Trung Quốc sẽ hoàn tất. Dù nghi ngờ nhưng chị H. vẫn chấp nhận chung sống với chồng ngoại chờ ngày nhận thủ tục xuất cảnh. Tuy nhiên, chàng rể ngoại không thực hiện lời hứa. Chị H. dọa về lại gia đình, Huang Xiong Hu kêu bà Nương đưa H. lên TPHCM làm thủ tục đăng ký kết hôn (theo đúng quy định, đăng ký tại Sở Tư pháp TP.Cần Thơ). Đến đây, chị H. biết gặp phải gã sở khanh cùng môi giới lừa đảo. Hàng ngày, bà Nương cùng một người dẫn chị H. đến một số cơ quan nhưng ngồi quán cà phê vỉa hè. Chị H. nhiều lần yêu cầu xem giấy tờ cần thiết nhưng bà Nương không đồng ý. Chán nản, H. khăn gói về lại quê. Lập tức, chú rể giở thói côn đồ cùng bà Nương tìm đến nhà chị đập phá đồ đạc, bà Nương còn in tờ rơi dán cột điện cho rằng gia đình chị H. lừa đảo chiếm đoạt tiền. 
 
 ĐĂNG KHOA
http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&id=498021
 

ĐTC Phanxicô nói: ''Người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị''.


Tiền Hô9/17/2013

Vatican, 16 Tháng Chín 2013 - "Một người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị", tham gia và đóng góp nhiều điều tốt nhất có thể như: "ý tưởng, kiến nghị, nhưng trên hết là lời cầu nguyện" cho những viên chức chính quyền, để họ biết yêu thương người dân, khiêm nhường, lắng nghe những ý kiến khác nhau của người dân để chọn ra phương cách tốt nhất.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã lấy cảm hứng từ thư của Thánh Phaolô gửi Timôthê để nói về trách nhiệm của nhà cầm quyền lãnh đạo và lời mời gọi tín hữu cầu nguyện cho họ.

Đài phát thanh Vatican dẫn lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: Những nhà cầm quyền "phải yêu thương người dân của họ" bởi vì "một lãnh đạo mà không yêu thương dân thì chẳng thể nào cầm quyền được. Họ có thể cầm trong tay kỷ luật, họ có thể chi phối an ninh trật tự, nhưng họ không thể quản trị."

Ví dụ như vua David, "ông rất yêu thương dân của mình", mặc dù ông lỗi phạm rất nhiều nhưng ông vẫn cầu xin Chúa đừng trừng phạt người dân mà hãy trừng phạt ông. Vì thế, hai nhân đức của một nhà lãnh đạo là biết yêu thương người dân và có sự khiêm nhường.

"Bạn không thể cầm quyền mà không yêu thương người dân và không có sự khiêm nhường. Mỗi người lãnh đạo phải tự hỏi chính mình hai câu hỏi: "Tôi có yêu thương người dân để tôi phục vụ họ tốt hơn không? Tôi có khiêm nhường và lắng nghe tất cả ý những kiến khác nhau của mọi người để chọn ra phương cách tốt nhất không? Nếu bạn không đặt ra được những câu hỏi như vậy, việc lãnh đạo của bạn sẽ không được tốt đẹp hơn là những ai biết yêu thương người dân của họ".

Từ một góc độ khác, Thánh Phaolô cũng khuyên người dân cần có những lời cầu nguyện dành cho nhà lãnh đạo, để họ có thể có một cuộc sống yên tĩnh và thanh bình. Người dân không thể không quan tâm đến chính trị. Không ai trong chúng ta có thể nói rằng "Tôi không có gì để làm trong lĩnh vực này, họ đã quản lý hết rồi..." Trái lại, "tôi phải có trách nhiệm trong việc quản trị của họ, và tôi phải làm những điều tốt nhất để họ quản trị cho thật tốt nhất. Tôi phải làm hết sức mình bằng cách tham gia vào chính trị bằng khả năng của tôi." Theo Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo thì chính trị là một trong những hình thức cao nhất của bác ái, vì nó phục vụ lợi ích chung. "Tôi làm sao có thể vô trách nhiệm phải không nào? Tất cả chúng ta phải chung tay đóng góp một cái gì đó!"

Thật sai lầm khi nghĩ rằng: "Người Công Giáo tốt là người không can thiệp vào chính trị". Đó không phải là một hướng đi tốt. Một người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị, đóng góp những điều tốt nhất của mình cho việc quản trị của nhà lãnh đạo. Nhưng chúng ta cần cầu nguyện thế nào cho nhà lãnh đạo? Hãy làm theo những gì Thánh Phaolô nói: "Hãy cầu nguyện cho tất cả mọi người, và cho vương quyền và cho tất cả những ai cầm quyền".

"Nhưng thưa cha, những người đó là kẻ xấu xa, đáng phải xuống hỏa ngục..." - "Vậy hãy cầu nguyện cho họ để họ có thể cầm quyền tốt, họ có thể yêu thương người dân, họ có thể phục vụ người dân và họ có thể khiêm tốn hơn. Một Kitô hữu không cầu nguyện cho nhà lãnh đạo thì không phải là một Kitô hữu tốt!"

"Nhưng thưa cha, làm sao con cầu nguyện cho những người đó, những người không tốt được..." - "Hãy cầu nguyện để những người đó có thể hối cải!"

Đức Thánh Cha kết luận, "chúng ta đóng góp ý tưởng, kiến nghị là điều rất tốt, nhưng trên tất cả là lời cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của chúng ta để họ có thể quản trị tốt, để họ có thể dẫn đưa quê hương của chúng ta, đất nước của chúng ta và thậm chí là cả thế giới của chúng ta tiến về phía trước, vì lợi ích của hòa bình và công ích". (Theo AsiaNews)

Saturday, September 14, 2013

Những cái chết được báo trước


Nhà văn Thùy Linh
Hai con của anh Viết, cháu gái 18 tuổi, cháu trai 10 tuổi.
Chưa khi nào mùi tử khí phả vào chúng ta với những đau đớn, nghẹn ngào lẫn phẫn uất, một cuộc sống được gọi là thời bình, được cho là “dân chủ gấp vạn lần” tư bản; được coi là “đang bị các thế lực thù địch chống phá quyết liệt”; được rao giảng là một một nhà nước “vì dân, do dân, của dân”…
Nhiều năm rồi người ta không còn xa lạ với đoàn đoàn lũ lũ dân oan khiếu kiện đất đai trôi nổi, vật vờ khắp các thành phố nhỏ, to.
Tiếng kêu của những kẻ bần cùng rơi vào một hố đen quyền lực, thăm thẳm những mưu mô, toan tính bằng một thái độ cương quyết,tàn bạo, lạnh lùng...Thậm chí những dân oan còn bị chính quyền xua đuổi, trấn áp, kể cả những ai muốn giúp đỡ họ. Phía trước là một tương lai không lối thoát. Phía sau là sự dồn đuổi, cướp bóc của bạo quyền. Họ đi về đâu?

Tiếng súng hoa cà của anh em anh Đoàn Văn Vươn hầu như không tưới tẩm một chút ân hận, một chút nghĩ lại, một chút thay đổi…của chính quyền. Kẻ xua quân đi cướp bóc dân thì ngồi ở vị trí điều tra và quan tòa. Và sau đó họ được tưởng thưởng bằng cái lon tướng với sự hả hê. Không biết nếu được làm lại, anh Vươn có chọn súng hoa cà hay khẩu súng có sức công phá hớn hơn?

Mới gần đây, dân oan Mai Xuân Thưởng mới được biết thêm một trường hợp đau lòng xảy ra ở Lâm Đồng. Ông Phạm Anh Nam đã tự thiêu và chết vào ngày 11 tháng 10 năm 2011, ngay truớc khu đất mà gia đình ông đang cư ngụ một cách hợp pháp.

Con gái ông Nam kể lại là ba cô đã theo kiện 14 năm nhưng không ai giải quyết. Sau đó huyện cho người tới cưỡng chế và thu hết café của gia đình ông. Sau đó huyện liên tục cử công an xuống uy hiếp tinh thần của ông Nam, khiến ông phẫn uất, quẫn bách nên đã tự thiêu.

Thi thể của ông Nguyễn Anh Nam
Câu chuyện từ năm 2011, đến đầu năm 2013, nhiều người mới biết chuyện này vì khi ấy, con gái ông là Phạm Thị Anh Kiều mang di ảnh ông ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng kêu oan cho cha. Ông Nam có để lại lá thư tuyệt mệnh rằng: "Anh rất thương em và các con. Nhưng vì hạnh phúc cho nhiều gia đình anh phải đòi công lý". Ông còn nhắn nhủ gia đình thực hiện yêu cầu: Hãy ghi hình và đưa lên mạng cho mọi người biết và Kiều hãy đi đòi công lý cho ông…

Còn Đặng Ngọc Viết thì sao? Vẫn là câu chuyện đất đai, giải tỏa, đền bù …Viết không còn bất cứ hy vọng, sự cảm thông, đối thoại, công lý vào những người khoác áo chính quyền. Mọi ngôn từ đã không còn tác dụng. Nhưng ngôn tư tắt tiếng, không có nghĩa là sự im lặng…

Chính quyền VN hiện nay gần như đã bịt mọi kênh đối thoại với người dân của mình. Bởi chắc chắn có đối thoại là có phản biện, có chỉ trích, phê phán, thậm chí phủ nhận…Họ muốn gì? Sự thật đã chứng tỏ, dù độc quyền tư tưởng gần một thể kỷ, thì cũng không khiến nhiều dòng nước chảy ngược đổ vào kênh đào duy nhất mà họ xây nên…Sự phản kháng tràn bờ là tất yếu cho cái đập CNXH đang vỡ từng mảng.

Viết muốn đối thoại nhưng không ai lắng nghe anh. Viết muốn sống nhưng các ngả sống đều bịt lối. Và anh không thể sống theo cái cách chính quyền muốn anh phải sống. Cái cách Viết chuẩn bị ảnh thờ cho mình, nói lời tạm biết với cha già bệnh tật trước lúc ra đi, quì trước tượng Bồ Tát Quan Thế Âm sám hối hay cầu xin vãng sanh chỉ ít giây tự bắn vào ngực mình…như một bi tráng ca thời đại.

Câu chuyện Đặng Ngọc Viết lựa chọn cho mình cái chết, cách “được” chết theo ý mình có tầm vóc của một cuốn tiểu thuyết theo trường phái “hiện thực phê phán XHCN” trọn vẹn.

Cầu cho những hương hồn mệt mỏi nơi trần thế như ông Nguyễn Anh Nam, Đặng Ngọc Viết được siêu sanh. Vì họ đã trả nợ bởi chính cái chết của mình…

Bởi những kẻ đáng bị xử án trước những cái chết như thế này vẫn sống nhởn nhơ và “giương cao ngọn cờ bách chiến bách thắng” - một “chiến thắng” trước cái chết của người dân mà họ làm “đại diện”…

Và, ai sẽ là nạn nhân như ông Dũng?
Và sau ông Nam, anh Viết sẽ là ai tiếp theo?

Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tuesday, September 3, 2013

Khẩn – Trực tiếp: Nghệ An, giáo dân Mỹ Yên bao vây Ủy Ban xã Nghi Phương đòi thả người bị bắt trái pháp luật

Tin khẩn:
Nữ Vương Công Lý vừa nhận được thông tin: Giáo dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An đang kéo đến bao vây UB Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An để đòi trả lời về việc giáo dân tại đây bị nhà cầm quyền bắt cóc theo hình thức khủng bố và không ai chịu trách nhiệm về việc bắt giữ, cũng như không hề nhận được thông tin từ các giáo dân bị bắt cách đây khá lâu.
Như chúng ta đã biết, sau khi công an Nghệ An cho người trà trộn vào phá đám Thánh lễ cầu nguyện của bà con giáo dân Nghi Phương, ở xứ Trại Gáo và đã bị phát hiện bắt giữ. Nhà cầm quyền đã muối mặt rút lui và lập mưu trả thù hèn hạ. Công an đã bí mật bắt một số giáo dân không có lý do và không hề có thông tin cho người thân. Việc bắt bớ bằng cách đón dọc đường khi họ ra khỏi làng đi làm ăn, đi thăm người thân… Cho đến khi Công an Tỉnh thông báo là đã bị bắt.

Number of View: 2333
Vào khoảng 8h sáng nay, ngày 3/9/2013, hai người vợ có chồng bị bắt cóc đã đến xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An để làm việc theo hướng dẫn của Công an tỉnh Nghệ An. Tại buổi làm việc sáng nay, có hai cán bộ của xã và 3 cán bộ của huyện. Tuy nhiên, những viên cán bộ này đã không trả lời được về lí do bắt cóc, giam giữ tùy tiện ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải. Thậm chí, hai viên cán bộ xã Nghi Phương còn tuyên bố là xã không liên quan đến việc bắt giữ này.
Vì quá bức xúc trước việc làm mờ ám của chính quyền trong hơn hai tháng qua, thân nhân và bà con trong xã Nghi Phương đã kéo đến trụ sở UBND xã Nghi Phương căng băng rôn, khẩu hiệu để phản đối và yêu cầu làm rõ việc bắt cóc hai thân nhân của họ. Như VRNs đã đưa tin, sau 8 ngày kể từ khi ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải bị mất tích, hai gia đình bất ngờ nhận được thông báo của Công an tỉnh Nghệ An về việc bắt giữ và khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng”.
NghiPhuong_Doinguoi (1)
NghiPhuong_Doinguoi (2)
 NghiPhuong_Doinguoi (3)
NghiPhuong_Doinguoi (4)
NghiPhuong_Doinguoi (5)
NghiPhuong_Doinguoi (6)
Bà con đang yêu cầu 5 cán bộ (2 cán bộ xã Nghi Phương và 3 cán bộ huyện Nghi Lộc) trả lời về việc bắt giữ trái pháp luật hai người thân của họ.
NghiPhuong_Doinguoi (7)
NghiPhuong_Doinguoi (8)
NghiPhuong_Doinguoi (9)
Chiếc kẻng được bà con đưa đến trước cổng UB xã để làm hiệu lệnh
NghiPhuong_Doinguoi (10)
NghiPhuong_Doinguoi (11)
NghiPhuong_Doinguoi (12)
NghiPhuong_Doinguoi (13)
Hai người vợ đã có chồng là ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải đang bị giam giữ.
NghiPhuong_Doinguoi (14)
NghiPhuong_Doinguoi (15)
NghiPhuong_Doinguoi (16)

Trong hơn tháng qua, hai gia đình đã tìm mọi cách để được thăm nuôi nhưng phía Công an Nghệ an gây rất nhiều khó khăn. Trong lần thăm nuôi cuối tháng 8 vừa qua, qua hai lớp kính của nhà giam, ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải đã ôm bụng ra hiệu là mình bị đánh và thân hình rất tiều tụy. Chúng tôi sẽ cập nhật liên tục về việc này.
15h: một số người được công an xã Nghi Phương huy động đến để quấy rối nhưng bà con vẫn giữ bình tĩnh, ôn hòa.
16h: Bà con kéo đến bao vây UB xã ngày càng đông, nhất là sau khi nhận được tin xã cho thêm công an và người đến để đe dọa
Không phải đến hôm nay bà con giáo dân mới lên tiếng, mà giáo dân đã phản ứng từ những ngày trước đây, nhưng với bản chất lỳ lợm và những âm mưu, hành động hèn hạ, nhà cầm quyền Nghệ An không thể trả lời bà con minh bạch việc bắt giữ người trái pháp luật:
MyYen
MyYen1
Băng rôn phản đối đã căng lên từ các ngõ xóm, đường đi từ cả tuần nay
Lúc 15h30: Linh mục Phêrô Trần Phúc Chính, quản hạt Nhân Hòa cùng với 2 linh mục trong giáo hạt đã đến chia sẻ với bà con giáo dân. Bà con đã hết sức cảm động trước sự quan tâm của các chủ chăn, đồng thời đã hết sức bức xúc với cách hành xử rất côn đồ và rừng rú của nhà cầm quyền Nghệ An.
16h40: Bà con đang rất quyết tâm bám trụ để chờ phía chính quyền trả lời, trả người.
Trước tình hình nhà cầm quyền chây ỳ và dọa nạt, bà con đã chuẩn bị bám trụ lâu dài, kể cả nấu ăn tại chỗ, kẻng báo động cũng đã sẵn sàng đề phòng việc nhà cầm quyền lợi dụng bóng tối để cắn trộm họ.
17h: Biết thông tin về việc giáo dân Yên Mỹ gặp nạn, nhiều giáo dân đã kéo đến hiệp thông ngày một đông.
Những khẩu hiệu tiếp tục được giương lên: “Giáo xứ Mỹ Yên thắp lên ngọn lửa tin yêu trong bóng tối bạo quyền”

YenMy1
YenMy2
Giáo xứ Mỹ Yên thắp lên ngọn lửa tin yêu trong bóng tối bạo quyền
17h10: Đã có một số giáo dân các xứ Xuân Mỹ, Mẫu Lâm, Bình Thuận, Nhân Hòa đến hiệp thông với bà con nhân dân xã Nghi Phương và giáo xứ Mỹ Yên.
Nghe vợ của giáo dân bị bắt nói về việc ngày hôm nay:

17h28: Hiện nay, bà con đang làm việc với Chủ tịch UBND Xã Nghi Phương, cùng làm việc với bà con có cả cán bộ quân đội thuộc Quân Khu 4, công an Huyện Nghi Lộc. Số lượng giáo dân ngày hôm nay vây UBND Xã khoảng hơn 1.000 người.
Chủ tịch xã đã buộc phải thừa nhận với bà con việc bắt người trái pháp luật và hứa hẹn sẽ trả người vào một thời điểm nhất định sau này. Bà con giáo dân đang yêu cầu phải có biên bản hứa thời gian trả người.
Hiện nay , dù rất bức xúc nhưng cũng như cả ngày, bà con giáo dân và nhân dân đã rất ôn hòa, dùng luật pháp và lý lẽ để đấu tranh. Tinh thần bà con giáo dân rất cao.
17h45: Như thường lệ, vào mỗi thứ 3 hàng tuần, người dân tìm về Linh địa trại Gáo để tham dự Thánh Lễ. Hôm nay, sau khi kết thúc Thánh Lễ, hàng ngàn người đã tìm đến để chia sẻ với bà con giáo xứ Mỹ Yên đang chờ câu trả lời của các cấp chính quyền từ 8h sáng đến nay tại UBND xã Nghi Phương.
Mỗi khi có sự cố đàn áp giáo dân hoặc bắt người hay làm những việc khuất tất chọc lên cơn giận của giáo dân, nhà cầm quyền Nghệ An thường chạy lên Đức Giám mục đề nghị can thiệp. Lần trước đây, khi giáo dân đang dâng Thánh lễ, một đám công an mặc thường phục giả dạng côn đồ vào phá đám Thánh lễ đã bị giáo dân phát hiện. Vì thái độ phá phách, ngỗ ngược cậy là công an, nên đã bị giáo dân bắt giữ. Khi đó, Công an Nghệ An và nhà cầm quyền đã khẩn cứu nhờ Đức Giám mục giáo phận can thiệp và ngài đã thân chinh đến nơi giải tỏa những kẻ vào phá đám Thánh lễ của giáo dân, chọc tức cơn giận của giáo dân, nhờ vậy đám Công an giả dạng côn đồ mới được tha về. Sau đó chúng giở trò bẩn thỉu và hèn hạ bắt cóc giáo dân như đã nói ở trên.
Theo tin Nữ Vương Công Lý nhận được thì hôm nay, nhà cầm quyền Nghệ An đã đến cầu cứu Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, nhưng ngài đã không đến và thông báo cho nhà cầm quyền: Hãy thả người bị bắt trái pháp luật, giáo dân sẽ tự giải tán. Sở dĩ như vậy, vì những người bị bắt đã vào gặp Đức Cha sau khi thả các công an giả dạng côn đồ rồi giáo dân bị bắt cóc và ngài cho biết là phía nhà cầm quyền đã hứa thả họ.
Nhưng, lời thề hứa của cộng sản đã đẩy giáo dân vào tình thế hôm nay.
17h55: Cho đến hiện tại, nhà cầm quyền đã 4 lần hứa sẽ giải quyết nhưng huyện Nghi lộc và tỉnh Nghệ An vẫn thông báo là “đang họp”. Người dân vẫn đang rất ôn hòa, đang ngồi cùng 5 cán bộ của xã và huyện Nghi Lộc tại phòng Chủ tịch xã Nghi Phương.
Họ tuyên bố sẽ chờ đợi đến khi được đón người và câu trả lời về việc bắt người trái pháp luật của nhà cầm quyền Nghệ An.
 18h30: Số người đã hơn 2.000 người đến bao vây UB xã Nghi Phương, Chủ tịch Huyện Nghi Lộc đã có mặt khi bà con giáo dân bao vây UB xã và bà con đã buộc ông ta phải ở đó để giải quyết yêu cầu của bà con.
19h: Sau một ngày hai bên giằng co, số cán bộ bị giữ tại UBND đã phải hứa sẽ thả người. Để tình hình không thêm căng thẳng và giữ hòa khí, cha xứ đã đến đề nghị bà con giáo dân tạm tin vào lời hứa của các cán bộ lần này và giải tán cho các cán bộ được nghỉ ngơi. Giáo dân vâng lời cha xứ, để cho chủ tịch Huyện, Xã và một số cán bộ công cụ khác về nhà sau một ngày căng thẳng và đã hứa sẽ thả người vào chiều mai.
Bà con cũng sẽ giải tán sau một ngày vất vả, tuy rằng nhiều bà con vẫn thống nhất với ý kiến của Linh mục quản xứ, song vẫn muốn giải quyết dứt điểm vấn đề. Mặc dầu vậy vẫn bảo nhau: Cứ tạm tin thế để xem thái độ của nhà cầm quyền và lời hứa của họ ra sao.

http://www.nuvuongcongly.net/tin-tuc/nghiphuong_doinguoi/

RẤT XÚC ĐỘNG KHI THẤY DÂN TA CÔNG KHAI ỦNG HỘ ĐẤU TRANH!!!