Sunday, July 28, 2013

Một quả thận ở Việt Nam giá $7,500

HÀ NỘI (NV) - Buôn bán nội tạng cho các vụ cấy ghép, phổ biến là ghép thận, vẫn diễn ra tại một số bệnh viện dù điều này trái với luật lệ ở Việt Nam nhờ sự tiếp tay môi giới của các "cò."

Cò đang ngã giá để bán một quả thận. (Hình: Người Đưa Tin)

Hôm Thứ Sáu, báo Người Đưa Tin kể lại câu chuyện phóng viên của tờ báo giả làm người bán thận tiếp xúc với một người môi giới bán thận “ngay cạnh bệnh viện Việt Đức” ở Hà Nội. Qua câu chuyện trao đổi với một “cò” tên Hiệp, dịch vụ mua bán thận, giúp cho người có nhu cầu thay thận, người ta thấy sự mua bán nội tạng người, đặc biệt là thận diễn ra như thế nào.

Sau khi “phỏng vấn” tổng quát người có nhu cầu bán thận về loại máu, sức khỏe, “cò” hẹn ngày giờ tới gặp người cần thận và sắp xếp gặp cả “bác sĩ trưởng khoa” giải phẫu ghép thận. Mọi câu chuyện ở bệnh viện đều phải ngụy trang dưới hình thức “hiến thận” nhân đạo nhưng trong thực tế là các cuộc mua bán, có mặc cả giá tiền.

“Thông thường một quả thận có giá là 200 triệu đồng. Khi em giao đủ tiền cho người ta, người ta sẽ cắt cho anh 30 – 50 triệu. Nhưng riêng chỗ anh thì em an tâm về giá cả và chất lượng, anh bán cho hàng nghìn người chưa ai chê đâu”, lời cò Hiệp được thuật lại trên báo NĐT.

Theo cuộc điều tra này “Đường dây buôn bán nội tạng người của Hiệp, trải dài từ Nam ra Bắc, trong đó, chủ yếu chúng được kín đạo hoạt động trong các bệnh viện. Theo xác định, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những địa bàn trọng điểm của đường dây này.”

Ký giả của báo NĐT đã gặp hai cò khác ở bệnh viện Huế tên Thu và Vĩnh và ngã giá bán thận là 150 triệu đồng (khoảng $7,500 USD).

Bà cò Thu giải thích “quy trình hoạt động” là: “Em đưa người thân (có nhu cầu) đến ghép thận ở đây, chị sẽ tìm người bán thận cho em và chị sẽ móc nối lên gặp trực tiếp bác trưởng khoa. Lúc đó bác cho mình làm thì mình làm luôn. Còn nếu mình muốn nhanh nhất thì bỏ bì thư cho bác sỹ trực tiếp. Nhanh và gọn luôn.”

Sự sắp đặt có vẻ dễ dàng như bất cứ một dịch vụ giản dị nào khác. Tờ NĐT kể tiếp là “Qua trao đổi, vị trưởng khoa mà Thu muốn chúng tôi kết nối là bác sĩ V, trưởng một khoa . “Bác sỹ V này dễ nói chuyện lắm, chỉ cần đưa bì thư là xong. Em đi chỗ nào cũng vậy cả thôi”.

Khi được (nhà báo giả dạng) hỏi có trường hợp nào người bán thận bị thiệt mạng chưa, thì “Thu cho biết, chị đã giao dịch thành công hàng chục vụ, nhưng chưa trường hợp nào bị mất mạng, nhưng nói chung là sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đối tượng bán thận chủ yếu là dân nghèo, hoặc những người cần tiền để chi trả nợ.”

Bà cò Thu còn cho biết thêm: “Không chỉ tại Bệnh viện Huế, tại nhiều bệnh viện, các ca ghép nối nội tạng vẫn diễn ra thường nhật. Trong đó có ca hiến tặng thật, nhưng cũng không ít có cả ca mua bán. Về thủ tục thì chúng tôi làm như nhau, nhưng việc mua bán chỉ diễn ra ngầm”.

Chuyện mua bán, môi giới bán thận người từng được nói đến từ mấy năm trước.

Ngày 19/5/2013, Công an tỉnh An Giang đã cứu thoát một phụ nữ bị bắt cóc và đe dọa phải trả số tiền nợ $5,000 USD nếu không sẽ bị cắt một quả thận để trừ nợ.

Từ khi Việt Nam bắt đầu các chương tình cấy ghép nội tạng năm 1992 đến nay, số người được cấy ghép thận mỗi ngày nhiều lên. Theo các sự ước lượng, khoảng hơn 10,000 người bị suy thận mãn tính cần được ghép thận mỗi năm.

Một số người còn chạy sang bán thận ở Trung quốc hoặc con bệnh chạy sang đó để sử dụng dịch vụ cấy ghép thận. Tháng Tư năm ngoái, từng rộ lên câu chuyện thương tâm của một sinh viên 22 tuổi của trường Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghiệp ở Sài Gòn. Cậu sinh viên này khi bán thận ở Trung quốc về nước với nhiều biến chứng rồi qua đời sau vài tuần lễ.

Việt Nam có luật về hiến tặng, cấy ghép mô, nội tạng, bộ phận cơ thể người nhưng quy định lỏng lẻo và cũng không thấy các biện pháp chế tài cụ thể. Các vụ “hiến tặng chui” với sự toa rập gián tiếp của bác sĩ vẫn diễn ra. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=170058&zoneid=1

Lời kêu gọi biểu tình ủng hộ tinh thần bất khuất của anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

Văn Phòng Liên Lạc các Hội Đoàn và Người Việt TựDo tại Pháp
Bureau de Liaison des Associations et Vietnamiens Libres en France

Bản Tin - Bulletins - News
https://lh3.googleusercontent.com/zLkM6_pc5QVgDScOyhY_57RiAP9qQfN4eXoWAfyS20SACvJ3mKgsaoXGXNIX_mNWmj5ZPbiNXzTScS3i11Mj422i_ZX3_to95iOaJbJv3b4r0fbW_gh5hn8jNA
https://lh3.googleusercontent.com/HbGM0CH5uQdEpYgcHh0hPYOk7Eao8SbVA0xAEkeb0NZbQQ4t7qyCMfQdYFf3ozPUXoZfpsPkDvZdLBO6eNOKORpNgcSqrrj8g4ABJQ6k1S0YXqnqq0H6UULxFg
Lời kêu gọi biểu tình ủng hộ tinh thần
bất khuất của anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
Chế độ CSVN có thểcầm tù thể xác con người, nhưng không thểcầm tù tinh thần của họ
Cuộc tuyệt thực của anh Điếu Càyđã bước sang ngày thứ 35 liên tục mà nhà cầm quyền bán nước hại dân Hà Nội vẫn khôngđáp ứng đơn tố cáo của anh Điếu Cày phản đối và tố cáo Ban Giám Thị trại giam số 6 Thanh Chương Nghệ An đã có những quyết định phi pháp cưỡng ép tù nhân nhận tội..
Để báo động dư luận quốc tếvề tình trạng tính mạng rất nguy ngập của BloggerĐiếu Cày Nguyễn Văn Hải và để ủng hộ tinh thần không khuất phục của người tù yêu nước Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tập Thể Người Việt TỵNạn Cộng Sản tại Pháp kêu gọi và kính mời quý đồng hương, các tổ chức, và hộiđoàn người Việt Quốc Gia hãy hưởngứng tham gia cuộc biểu tình đốt nến hiệp thông cùng Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vào :
Chiều Thứ Sáu 02.08.2013
Từ17 giờ đến 21 giờ
tại Place St Michel
M° Saint Michel - Paris 6
Văn Phòng Liên Lạc các Hội Đoàn và Người Việt Tự Do tại Pháp
https://lh4.googleusercontent.com/GoOgGeN8j82oVlUotSUkcCd5YbUhnltKHSPDq92VQopc4uw1nTvUohElXnQExaMc34BLKwHOfYt7183crhTGLBUwrvQpguvi7H4JaX9_4ubM8YmtKReFhDRNCw
Reporters Sans Frontière

BA VIỆT KIỀU 105 NĂM TÙ TẠI PHILADELPHIA...


(Sa lưới nghị quyết 36 của đảng CSVN…)







Vụ án Nexus Technologies, một công ty kinh doanh xuất khẩu của 3 anh em ruột người Mỹ gốc Việt họ Nguyễn ở Philadelphia, bang Pensylvania, Hoa Kỳ, đang làm xôn xao dư luận ở Mỹ và Châu Âu. Hãng tin Mỹ AP và hãng tin Pháp AFP đều đưa tin này hàng đầu.

Toà án Philadelphia đã bắt đầu xử, nghe cáo trạng, lấy khẩu cung và điều tra sâu thêm, dự kiến đến tháng 7 sẽ có thể tuyên án. Vụ án này rất quan trọng vì vừa là một vụ buôn lậu lớn, vừa là một vụ rửa tiền lớn, còn thêm là một vụ hối lộ các quan chức Hà Nội.

Vụ này liên quan đến an ninh và quốc phòng của nước Mỹ, vì hàng xuất khẩu lậu từ Mỹ vào Việt Nam bao gồm những thiết bị kỹ thuật điện tử quân sự hiện đại, lên đến mấy chục triệu đôla Mỹ, như: trang thiết bị để vẽ bản đồ dưới mặt biển, thiết bị dò, tháo gỡ bom mìn, dò tìm các loại hóa chất, phụ tùng trực thăng, thiết bị viễn thông lắp đặt trên vệ tinh...

Luật pháp Mỹ rất nghiêm đối với lọai tội phạm này. Đã có riêng một bộ luật để xử, mang tên Foreign Corrupt Practices Act - Luật trừng phạt tội hối lộ cho người nước ngoài - viết tắt là FCPA.

Bài này bàn thêm về ảnh hưởng của vụ án đối với mối quan hệ giữa chế độ độc đảng cai trị đất nước với bà con ta trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Ðây là một vụ án tiêu biểu cho việc thực hiện Nghị quyết 36 của Ðảng Cộng sản, với nội dung ca ngợi 3 triệu bà con ta là “khúc ruột yêu thương của Tổ quốc”, kêu gọi các nhà kinh doanh Việt kiều mang tiền của về kinh doanh, tham gia xây dựng quê hương.

Chắc hẳn 3 anh em ruột các ông Nam Nguyễn, Kim Nguyễn và An Nguyễn sau khi lập nghiệp phát đạt dựng lên công ty Nexus Technologies đã tin theo lời kêu gọi của Nghị quyết 36 để liều lĩnh lao vào những thương vụ béo bở mang tính mạo hiểm quá cao này.

Nay kết quả ra sao? Ba anh em họ Nguyễn đã bị truy tố.

Công ty Nexus Technologies đã đóng cửa. Tiền bạc tài sản đã bị niêm phong. Công ty phải chuẩn bị nộp phạt 27 triệu đôla. Cả công ty và gia đình 3 anh em lo buồn, chới với, kinh hoàng, tỉnh ra là đã muộn, hối không kịp, không cái dại nào giống cái dại nào.

Kinh hoàng nhất là khi các chuyên gia luật đối chiếu Luật FCPA với tội trạng nhận định rằng ông Nam Nguyễn (54 tuổi) và ông An Nguyễn (34 tuổi) có thể bị tuyên án mỗi người 35 năm tù giam, còn ông Kim Nguyên (41 tuổi) có thể bị 30 năm tù giam.

Thế là mất hết! Để xem chính quyền Hà Nội sẽ có thái độ ra sao. Rất nhiều khả năng là họ sẽ bỏ mặc 3 nạn nhân trong tai hoạ kinh khủng này, với cảnh sạt nghiệp và 105 năm tù lơ lửng trên đầu 3 Việt kiều “yêu nước” đã trót dại bùi tai khi nghe Nghị quyết 36 tán tỉnh ngọt ngào như mật.

Âu cũng là một bài học cực kỳ sâu sắc để đời cho bà con ta ở hải ngoại. Cảnh giác bao nhiêu cũng chưa đủ đối với chính quyền độc quyền đảng trị trong cơn khủng hoảng toàn diện triền miên hiện nay.

Khi thì họ gọi bà con ta là “khúc ruột thân thương”, khi thì chỉ là “khúc ruột thừa vô dụng”, cắt bỏ không chút thương tiếc!

Friday, July 19, 2013

41.576 người tham gia Đi Bộ Quốc Tế vinh danh Cờ Vàng

Đăng bởi lúc
VRNs (19.07.2013) – Hòa Lan – 4 Ngày Đi Bộ Quốc Tế: Ngày thứ nhì - Hòa Lan thứ tư, 18 tháng 7 năm 2013
Sau ngày đầu vượt qua 40 km dưới ánh nắng mặt trời gay gắt của tháng 7, tối hôm qua về nhà, hai chúng tôi đánh một giấc,…gần như quên cả đất trời. Nếu không có chiếc đồng hồ báo thức, có lẽ chúng tôi làm một giấc đến trưa.
Nhưng không, chỉ có mới một ngày mà! Chỉ mới đi được có 40 km thôi kia mà! Còn 3 ngày nữa, còn phải vượt qua 120 km.
Phải thức dậy! Chúng tôi hối thúc nhau.
Mình mẩy đau nhức, chân nặng như chì, mắt nhá nhem,.. nhưng phải bước xuống giường.
Vội vàng làm thủ tục vệ sinh, thay quần áo, giầy vớ, đem Cờ Vàng ra xe, nhanh chóng dọt (Đoạn đường từ nhà đến bãi đậu xe 54 km).
Chúng tôi dặn dò nhau, phải thận trọng bước đi khi có đoạn đường lồi lỏm, té trặc chân thì đi đời.
Đoàn người đi bộ quốc tế vinh danh Cờ Vàng
Chân trởi ở Phương Đông tỏa lên một vừng đỏ ối báo hiệu một ngày nóng… nóng…
Gần một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đến địa điểm quen thuộc .
Lúc này các bắp thịt chân đã “ tỉnh táo “ lại và sẵn sàng..lên đường.
Ngày hôm nay đoàn người đi bộ chinh thức được dân của Thị trấn Wijchen đón tiếp bằng các sinh hoạt văn hóa của dân trong thị xã.
Vài nét về thị trấn Wijchen
Wijchen là thị trấn của Thị Xã có cùng tên Wijchen. Với dân số 41.000 người, thị xã Wijchen chuyên sống về ngành trồng trọt. Theo các nhà khảo cổ, có nhiều dụng cụ đã được tìm thấy trong vùng Wijchen , có tuổi từ thời “ Đồ Đá “, cách nay khoảng chừng 2, 5 triệu năm.
Trong Thế chiến lần thứ II, thị trấn Wijchen là một trong mục tiêu của đội quân Đức Quốc Xã chiếm đóng đầu tiên vì là đây địa thế để chiếm giữ chiếc cầu chiến lược bắt qua sông Waal, làm đầu cầu cho quân Đức tiến vào hòa Lan.
Wijchen còn có nhiều Bảo Tàn Viện, di sản quốc gia, Chủng viện, Tòa Thánh cổ kính, hàng năm lôi kéo rất nhiều du khách.
Máy quạt gió xây cất vào năm 1799 – Lâu đài cổ xây năm 1392
Ông Thị trưởng của Wijchen đã chuẩn bị chu đáo để đón tiếp người đi bộ. Ban nhạc, khán đài và các cửa hàng cung cấp nước uống và thực phẩm nhẹ như bánh mì, xúp, trái cây được thiết lập ngay theo đường phố chinh, cung cấp cho người đi bộ.
Ông Thị Trưởng (Tóc bạc , đứng giữa) trên khán đài đón chào người đi bộ
Tiếng trống tiếng kèn nhịp quân hành của ban quân nhạc Hoàng Gia Hòa Lan ở phía trước đã làm cho chúng tôi hứng thú, sải nhanh, bước đều chân.
Tiếng trống nhịp hai theo nhạc khúc di hành đã làm cho anh Xương hồi tưởng lại cái thời còn là Sinh Viên Sĩ Quan trường Võ Bị Đà Lạt. Vừa đi anh vừa nhắc lại thời gian huấn nhục của tân khóa sinh. Anh vào Đà Lạt khóa 26 giữa lúc tình hình chiến sự lên cao. Cái mộng của chàng thanh niên, “ xếp bút nghiên ” giả từ miền đất thân yêu Đà Nẵng về Đà Lạt theo việc “ kiếm cung”.. đã làm cho Xương háo hức ngay khi chiếc xe đò vượt qua ngọn đèo quanh co dài gần 10 km và bất chợt thấy người lạnh mát ra bởi cái khôngkhí của vùng ở cao độ trên 1500 m so với mặt nước biển.
Nguyễn Hữu Xương – Cựu SVSQ/VB/ĐL/K26. Cũng chính nơi này, Xương thì thầm, mới biết “tình yêu“ là gì. …
Nhờ kể và nghe kể chuyện, chúng tôi xem lại đồng hồ,.mới biết rằng, đã đi gần 4 tiếng đống hồ rồi. Cứ lấy trung bình 5 km một giờ, chúng tôi nghĩ rằng đã vượt gần một nửa đoạn đường 40 km.
Theo kinh nghiệm, dừng chân sau một thời gian đi bộ ,…là một điều cực hình. Mới thoạt nghe, câu chuyện có vẻ nghịch lý. Đi lâu, nghỉ chân mà sao lại gọi là cực hình? Thưa rằng, trong lúc đi, các bắp cơ theo lệnh của “ não bộ “, liên tục được đốt cháy để cung cấp năng lượng. Nếu dừng lại trong một thời gian lâu, số năng lượng này không được dùng để biến thành “ công “ như “ bắp thịt” yêu cầu…, thì một số năng lượng đó sẽ ngưng tụ thành chất chua của sửa. Chất này làm cho bắp thịt cứng ra và rất đau. Sau khi nghỉ , nhất là nghỉ qua 10 phút, rồi bắt đầu đi trở lại,… khó khăn vô cùng.
Thế nên hai chúng tôi chỉ nghỉ 5 – đến 7 phút là phải,… dọt liền.
Gió lặng êm, không gian trong vắt, mặt trời lên đến gần đỉnh đầu. Nắng gay gắt bao trùm đoạn đường dài.
Mồ hôi đã thắm ướt.
Mặc dù trời nắng gắt và đường dài thẳm thẳm , nhưng không làm chùn bước người đi. Không phải chỉ có những người trẻ, khỏe mạnh mới đi. Không, không phải vậy. BTC 4 ngày đi bộ cho biết người trẻ nhất 12 tuổi ( phải có người lớn đi theo ) và người già nhất 93 tuồi.
Ông già 73 tuổi, bước thấp bước cao, đã tham dự 32 lần đi bộ 4 Ngày 160 km.
Dọc hai bên đường, một số người cư ngụ sát bên đường, nối dây dẫn nước từ trong nhà ra, đứng chờ sẵn. Khi đoàn người đi bộ tiến đến, họ phun vòi nước lên đầu, lên quần áo để làm dịu bớt sức nóng của ngày hè.
Nước uống, kẹo và các loại trái cây như Lê, Táo, Dưa leo, Củ cải đỏ,…. được bà con, các em bé,.. đứng bên bên đường, mời người đi bộ lấy ăn, giống như những cố bán hàng ở quê nhà ,…khi xe ngừng bên bến phà…
Em bé trai 3-4 tuổi mời người đi bộ ăn kẹo, dưa leo,…
Chỉ khác ở chỗ, món ăn tươi, hợp vệ sinh và khỏi trả tiền…
Cao điểm lúc 15 giờ nóng lên 29 có khi 30 độ.
Đoạn đường cuối chỉ còn có 5 cây số mà sao thấy nó dài quá. Đi mãi mà chưa đến đích. Bàn chân đã đau trở lại nhưng chúng tôi vẫn cứ vác Cờ Vàng hien ngang mà đi. Rối cũng phải đến. Nhìn đống hồ 16.10 giờ. Về sớm hơn 50 phút theo quy định.
Tổng kết qua hai ngày đi bộ:
Hôm nay ngày đi bộ thứ hai , khởi hành 41576 người; về đến đích đúng giờ ( 17.00 giờ ): 40719 người, trong đó có hai thành viên của Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng Hòa Lan.
957 người bỏ cuộc dọc đường hay về không đúng giờ quy định.
Trước khi ra về, chúng tôi không quên đến văn phòng của BTCV để đổi thẻ mới cho ngày mai, Ngày Đi Bộ Thứ Ba.
Ngày đi bộ thứ ba được biết như là ngày khó khăn nhất. Đó là chặn đường có nhiều đồi dốc. Thị Trấn Groesbeek sẽ đón chúng tôi.
Thị trấn ơi, hãy chờ chúng tôi với Lá Cờ Vàng trên vai.
 

Tuesday, July 16, 2013

Hà Nội chống lại tiến trình phong chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Nhân chứng bị ngăn chận tại sân bay


Lan Chi7/14/2013

Ông Nguyễn Hoàng Đức
Ông Nguyễn Hoàng Đức, nhà phê bình văn học, trước đây từng là công an, đã bị chặn khi ông đang lên máy bay. Ông là người được dự kiến ​​sẽ đến Rome theo lời mời chính thức (của toà thánh) để có mặt trong lễ bế mạc của cuộc điều tra (phong chân phước) cấp giáo phận. Cuộc gặp gỡ của ông với vị Hồng Y đã bắt đầu hành trình biến đổi nơi ông, dẫn đến việc ông đã lãnh nhận phép rửa tội. Chính quyền Cộng sản muốn cản trở tiến trình này.

Hà Nội ( Thông Tấn Xã AsiaNews ) - Nhà cầm quyền Việt Nam đã ngăn chặn nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức, một nhân chứng sống trong tiến trình phong chân phước cho Đức HY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, khi đang lên máy bay đi Roma. Là một cựu viên chức của Văn phòng Ban Tôn giáo và An ninh của ngành Công an, lẽ ra vào ngày 05 tháng bảy ông dự kiến sẽ có mặt tại Vatican cho lễ bế mạc của cuộc điều tra cấp giáo phận để bày tỏ nhận định của mình trong tiến trình phong chân phước cho vị Hồng Y người Viêt. Tuy nhiên, bất kể đã có lời mời chính thức, ông đã bị nhân viên an ninh ngăn chặn. Một trong những lý do được đưa ra là do Hà Nội muốn chống lại tiến trình phong chân phước.

Theo câu chuyện ông này kể lại trong bản tin tiếng Việt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA), vào tối ngày 02 tháng 7 Nguyễn Hoàng Đức đến sân bay Nội Bài, Hà Nội, trình vé máy bay của mình tại quay vé của một hãng Thái Lan, là hãng hàng không ông dự định sẽ sử dung trong chuyến đi du lịch tới Ý. Tuy nhiên, ông đã được mời đến trình diện tại trụ sở công an của sân bay.

Một quan chức nói với nhà phê bình, trí thức người Việt này rằng ông "không được phép" rời đất nước, nhưng lại không nêu rõ lý do vì sao ông bị từ chối. Các nhân viên (an ninh) chỉ đơn thuần nói thêm rằng họ đang "thi hành lệnh cấp trên". Sau nhiều cuộc đàm phán và thảo luận, ông đã gắng thiết lập một thủ tục bằng lời nói, để việc từ chối cho ông xuất ngoại do nhà chức trách áp đặt phải được "trình bày rõ ràng".

Trong số những lý do cho sự can thiệp của công an cửa khẩu, là việc "không đồng ý" của chính quyền Cộng sản với tiến trình phong thánh cho Đức Hồng Y, người đã sống 13 năm đằng đẵng đầy khốn khó trong nhà tù của chế độ (cs). Điều này nêu bật lên bằng việc "hạn tù bị gia tăng" của một vị giáo sĩ cao cấp trong nhà tù của chính quyền. Sau đó là các lý do khác mà phần lớn liên quan đến "tư cách cá nhân" của nhà phê bình văn học, trước đây là một quan chức nhà nước, bây giờ là một nhà văn tự do và thường xuyên chỉ trích chính quyền.

Ông Nguyễn Hoàng Đức ngày nay được biết đến và đánh giá cao về các tác phẩm văn học của mình, nhưng cuộc sống của ông lại có những liên kết chặt chẽ với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, vì nhờ gặp gỡ vị Hồng Y này mà ước muốn được cải đạo đã được khơi dậy nơi ông Đức.

Theo lời cựu quan chức này, ông đã "say mê" tư cách cá nhân của Đức Hồng Y. Đã có ba "phép lạ", ông nói đã lãnh nhận từ cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y: chuyển đổi sang đức tin Kitô giáo, được chữa lành bệnh tật và được báo trước về một sự kiện trong tương lai. Cuộc hành trình chuyển đổi sang đạo Công Giáo và lễ rửa tội của ông sau này được kể lại trong một đoạn văn mang tên "Con đường của đức tin, qua sự trung gian của Đức Phan Xi cô-Xavie Nguyễn Văn Thuận". Câu chuyện này đã góp phần vào việc phong chân phước cho Đức Hồng Y Việt Nam mà nhà cầm quyền Hà Nội muốn ngăn cản.

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Hanoi-against-the-beatification-of-Cardinal-Van-Thuân.-Canonisation-process-witness-stopped-at-airport-28451.html)

Sunday, July 14, 2013

Quản giáo nhà tù Cộng sản Rumani sẽ bị xét xử

    
Cơ quan điều tra về tội ác thời Cộng sản do cựu Thủ tướng Calin Popescu Tariceanu thành lập (Photo : RFI)
Cơ quan điều tra về tội ác thời Cộng sản do cựu Thủ tướng Calin Popescu Tariceanu thành lập (Photo : RFI)

Thanh Phương
Hơn 20 năm sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ tại Rumani, các quản giáo nhà tù giam giữ tù chính trị có thể sẽ bị đem ra xét xử về những tội ác mà họ đã gây ra trước đây. Theo hãng tin AP, vào tuần tới, danh sách 35 viên quản giáo thời Cộng sản ( nay ở độ tuổi 80 và 90 ) sẽ được trao cho nhà chức trách Rumani và những người này có thể sẽ bị truy tố bởi một cơ quan của chính phủ đặc trách điều tra về những tội ác thời Cộng sản.


Theo thống kê, trong tổng số 617 ngàn tù chính trị ở Rumani thời Cộng sản, đã có đến 120 ngàn người chết trong các trại giam. Các tù nhân bao gồm những chính khách, linh mục, nông dân, nhà văn, nhà ngoại giao và cả những trẻ em 11 tuổi. Đa số những người sống sót từ ngục tù trở về nay đều đã chết mà không nhìn thấy công lý được thực thi.
Nhưng nay những cựu tù còn sống ( tổng cộng khoảng 2800 người ) có chút hy vọng, bởi vì Viện Điều tra về Tội ác Cộng sản và Tưởng niệm người Rumani lưu đày vừa bắt đầu điều tra những tố cáo liên quan đến 35 viên quản giáo nói trên và những tội ác khác thời Cộng sản ở Rumani.
Viện điều tra này do thủ tướng thuộc đảng Tự do Calin Popescu Tariceanu lập ra vào năm 2006. Nhưng chỉ khi đảng Tự do trở lại nắm quyền trong một chính phủ liên minh vào năm ngoái, viện này mới bắt đầu thật sự điều tra về những tội ác vào thời thập niên 1950-1960, thời kỳ đen tối nhất của Rumani dưới chế độ Cộng sản, cùng với việc Bộ Nội vụ (do đảng Tự do nắm giữ) cung cấp tên tuổi và địa chỉ của những tội phạm Cộng sản.
Giống như những nước khác trong khối Hiệp ước Vacxava, Rumani đã gạt bỏ các lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ Cộng sản trong cuộc cách mạng năm 1989. Nhưng ngoài nhà cựu độc tài Nicolae Ceausescu và vợ là Elena đã bị hành quyết ngay lúc đó, rất ít cựu lãnh đạo cao cấp nào của Rumani bị trừng trị.
Sau nhiều thập niên chối bỏ, các chi tiết về những tên quản giáo man rợ hành hạ tù chính trị bắt đầu được công bố. Trong các trại giam tù chính trị thời Cộng sản, nhiều tù nhân đã bị bỏ đói cho đến chết, hoặc chết vì thiếu chăm sóc y tế. Các quản giáo thường phạt tù nhân bằng cách bắt họ ăn phân người, biệt giam họ trong nhiều ngày và buộc họ mang những vật rất nặng đến mức kiệt sức ngã xuống. Chưa kể đến những màn dập cửa vào ngón tay hay dí thuốc lá vào người tù nhân.
Ông Caius Mutiu, một cựu tù chính trị 79 tuổi, bị giam tổng cộng 8 năm tù vì đã tham gia cuộc biểu tình ủng hộ nhân dân Hungary nổi dậy chống Liên Xô năm 1956. Ông kể lại là có lần một viên quản giáo đã dọa bắn chết ông, vì làm việc quá nặng đến ngã xuống. Ông bị biệt giam trong hai tuần, phải ngủ ngay trên nền nhà, chỉ được ăn toàn rau với khoai.
Ra điều trần trước Viện Điều tra về Tội ác Cộng sản, ông Mutiu nói rằng, « đưa những người còn sống ra tòa là đúng, bởi vì như vậy lịch sử sẽ ghi họ là những tên tội phạm ». Đối với giám đốc điều hành Viện Điều tra Tội ác Cộng sản, Andrei Muraru, những kẻ đã gây quá nhiều tội ác nay phải trả nợ, cho dù họ đã 80 hay 90 tuổi, bởi vì không thể xóa bỏ trách nhiệm của họ.
Theo giải thích của ông Marius Oprea, giám đốc đầu tiên của Viện Điều tra Tội ác Cộng sản, sở dĩ cho tới nay Rumani ngần ngại trong việc thanh toán quá khứ là vì nhiều cựu lãnh đạo chế độ củ vẫn còn tại chức sau năm 1989. Đảng Cộng sản không còn nữa, nhưng ở Rumani vẫn còn những người Cộng sản. Securitate không còn nữa, nhưng các cựu nhân viên cơ quan mật vụ khét tiếng này vẫn còn đó.

http://www.viet.rfi.fr/phan-tich/20130713-quan-giao-nha-tu-cong-san-rumani-se-bi-xet-xu

Thursday, July 11, 2013

ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp: “Cần có một sự thay đổi triệt để vì vận mệnh của đất nước”

GP VINH (AsiaNews) – Là những giám mục, và là người Việt Nam, thì “sứ vụ của chúng tôi” là đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Sự phát triển phải thông qua việc “thay đổi não trạng”, hủy bỏ vai trò trung tâm của “hệ tư tưởng Marxist” và đồng lòng “trở về với nền văn hóa truyền thống”.





Đây là những gì mà Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AsiaNews. Đức Cha Hợp hiện là Giám Mục chính tòa Giáo phận Vinh, ngài là một người ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch sửa đổi hiến pháp (được thúc đẩy thông qua các kiến nghị thư và thu thập chữ ký) theo hướng nhằm kết thúc chế độ độc tài, đảng cộng sản. Đức Cha cũng đang là Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Công lý và Hòa bình, ngài khẳng định rằng sự thống nhất ý chí là điều liên kết hàng giáo sĩ Việt Nam với phong trào của các nhà trí thức đang đòi sự thay đổi, bởi vì “đó là trách nhiệm của tất cả những ai đang nghĩ về vận mệnh của dân tộc.” Ngài cho rằng, mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua “một nền giáo dục hướng đến giới trẻ, cách riêng là giới sinh viên”, họ được coi là “nhà kiến tạo” của sự phát triển đích thực, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế, mà còn liên quan đến “xã hội, chính trị và tôn giáo”. Năm nay 68 tuổi, là một tu sĩ Dòng Đa Minh, hồi năm năm 2010, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã bổ nhiệm ngài làm giám mục Giáo Phận Vinh. Ngài nói, Việt Nam đang trong “một hoàn cảnh lịch sử khó khăn”, đặc trưng bởi “vấn đề liên quan với Trung Quốc” và việc độc lập trong quá khứ cùng các cuộc xung đột ở Biển Đông. Từ thập niên 80 nó đã tạo thành “một mối đe dọa” cho sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia đã có những tiến bộ to lớn “trong lĩnh vực kinh tế”, nhưng lĩnh vực “xã hội, chính trị và tôn giáo” thì không được như thế. Đức Cha Hợp nói thêm, “Hiện nay, sự thay đổi này đang xuất hiện rõ nét những hạn chế. Và đó là lý do tại sao cần có một sự thay đổi triệt để vì vận mệnh của đất nước”. Ngài cho biết, tất cả các vị giám mục đã “đồng thuận về quan điểm này.” Giáo Phận Vinh là một lãnh thổ đặc biệt nằm ở miền bắc Việt Nam, nơi đặc trưng xẩy ra các cuộc xung đột giữa giáo dân với chính quyền và thường dẫn đến việc chính quyền mở ra các cuộc đàn áp, bắt giữ, xét xử và kết án tù. Tuy nhiên, số lượng tín hữu ở đây đang phát triển: hơn 500.000 người Công Giáo trong tổng số 6 triệu dân (số liệu năm 2010) với một địa giới chia thành 179 giáo xứ. Đức Cha Hợp nói: “Chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng đức tin thì kiên vững. Chúng tôi cũng có nhiều ơn gọi, để mọi người trẻ của chúng tôi hôm nay không chỉ có mặt ở Vinh mà còn trong các giáo phận khác nhau và trong nhiều cộng đoàn trên khắp đất nước”. Đối tượng của công cuộc phúc âm hóa “có cả ánh sáng và bóng tối”, bởi vì thật sự “người Công Giáo vững mạnh” nhưng vẫn còn những sự hạn chế dai dẳng, do đó “chúng tôi không thể rao giảng Lời Chúa một cách dễ dàng như ở các quốc gia khác”. Các cuộc xung đột giữa người Công Giáo và người cộng sản “là rất kiên quyết”… “Và ngay cả hôm nay, những vụ xung đột vẫn tiếp diễn, việc đối thoại đã không được kiên trì mà đáng ra nó phải nên như thế”. Ngài nói về việc Giáo Hội Việt Nam thiếu thốn phương tiện truyền thông hiệu quả (“chúng tôi không có đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí…”), nhưng “sự xuất hiện của internet đã mang lại những sự thay đổi, cho nên mỗi giáo phận và mỗi cộng đoàn đã có trang web riêng của mình”. Vì vậy, hơn bao giờ hết, giờ là lúc ưu tiên thực hiện “đào tạo nhân sự” cho những người “có năng lực” chứ không phải chỉ “đủ điều kiện” giống như trong quá khứ. “Cả hai việc này liên quan đến công cuộc phúc âm hóa và sự phát triển xã hội. Chúng tôi muốn hình thành – nhất là cho giới trẻ, sinh viên – một cái nhìn về tương lai và để làm việc, để đóng góp cách cụ thể và hiệu quả vào sự phát triển của xã hội Việt Nam”. Hôm nay, Đức Cha Hợp đang chuẩn bị cho chuyến đi Nam Mỹ – nơi mà ngài từng giảng dạy trong nhiều năm – để tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới (World Youth Day), được cử hành tại Rio de Janeiro vào cuối tháng Bảy. Ngài khẳng định “sẽ có một phái đoàn nhỏ từ Việt Nam”, “không lớn vì Việt Nam đang cảm nhận sự khủng hoảng kinh tế đang bắt đầu. Nhưng đây sẽ là một cơ hội để được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô cùng các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới, và tôi cũng gặp lại những người bạn cũ ở Brazil và Peru”. Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp sinh ra tại Làng Anh, Nghệ An vào ngày 2 tháng 2 năm 1945. Ngài theo học tại Trung tâm Nghiên cứu Dominica và Đại học Văn Khoa Sài Gòn, nơi ngài nhận bằng cử nhân Triết học Phương đông (1970). Ngài đến Thụy Sĩ để nghiên cứu luận án tiến sĩ triết học tại Đại học Fribourg (1978), và sau đó là tiến sĩ thần học luân lý tại Khoa Thần Học ở São Paolo (Brazil). Ngài được thụ phong linh mục ngày 8 tháng 8 năm 1972. Sau khi chịu chức thì dạy tại phân khoa thần học ở Lima (Peru) hồi thập niên 1980, và tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Thomas Aquinas ở Roma (1997-2003). Từ năm 2000, ngài dạy một khóa học về luân lý và học thuyết xã hội của Giáo Hội tại Trung tâm Nghiên cứu Dominica và các học viện tôn giáo khác nhau, kể cả đại học ở Sài Gòn. Nam Kha - See more at: http://www.lamhong.org/2013/07/11/dgm-phaolo-nguyen-thai-hop-can-co-mot-su-thay-doi-triet-de-vi-van-menh-cua-dat-nuoc/#sthash.iQCaJUDZ.dpuf

Tẩy chay thịt heo Smithfield tai Mỹ do Trung cộng làm chủ

Tẩy chay thịt heo sản xuất tại Mỹ do hãng Smithfield Foods làm

 vì Trung cộng sắp làm chủ rồi! Còn 21 ngày nữa sẽ qua tay chủ Trung cộng! Chống bằng cách không ăn nhãn hiệu Smithfield nghe qúy vị! 
 
Vậy thì quí bạn ở Mỹ liệu có làm được không, tôi nghĩ là được. Đâu chỉ có một hãng thịt heo duy nhất nầy trên xứ Mỹ đâu. Nếu đa số đồng lòng không mua từ hãng nầy thì cũng nói lên được chút gì dù chẳng ăn thua chi (hay) không làm thay đổi chi hết.
Đây là một số nhỏ những nhãn hiệu sản phẩm thịt heo do hãng Smithfield Foods bán ra.

Nó có cả trăm sản phẩm thịt heo khác nhau,
chúng ta cần nhớ cái tên nó,
thấy in nhãn hiệu Smithfield là đừng mua,
không thể liệt kê hình hay nhớ hết hình được.

Tẩy chay thịt heo sản xuất tại Mỹ do hãng Smithfield Foods làm

vì Trung cộng sắp làm chủ rồi! Còn 21 ngày nữa sẽ qua tay chủ Trung cộng! Chống bằng cách không... ăn nhãn hiệu Smithfield nghe qúy vị!

Vậy thì quí bạn ở Mỹ liệu có làm được không, tôi nghĩ là được. Đâu chỉ có một hãng thịt heo duy nhất nầy trên xứ Mỹ đâu. Nếu đa số đồng lòng không mua từ hãng nầy thì cũng nói lên được chút gì dù chẳng ăn thua chi (hay) không làm thay đổi chi hết.
Đây là một số nhỏ những nhãn hiệu sản phẩm thịt heo do hãng Smithfield Foods bán ra.

Nó có cả trăm sản phẩm thịt heo khác nhau,
chúng ta cần nhớ cái tên nó,
thấy in nhãn hiệu Smithfield là đừng mua,
không thể liệt kê hình hay nhớ hết hình được.


http://www.foxnews.com/us/2013/07/10/smithfield-foods-head-addresses-concerns-over-china-takeover/

Wednesday, July 10, 2013

Tài liệu quý giá về cuộc chiến Việt -Trung năm 1979 & 1984 "Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 7"

“…Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. Đảng CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam…”
 Những hình ảnh tài liệu trong bài này chắc chắn gây chấn động mạnh cho độc giả vì nó vô cùng tàn khốc. Nhưng đây là dẫn chứng duy nhất để tố cáo những hành vi man rợ của quân đội Trung Quốc đối với các nữ tù binh Việt Nam trong cuộc chiến biên giới Việt Trung kéo dài từ năm 1979 cho đến năm 1989. Đảng CSVN đã giấu nhẹm tất cả mọi tin tức liên quan đến cuộc chiến này. Tác giả Huỳnh Tâm viết bài này thay cho những nén hương gởi đến vong hồn những nữ tù bình Việt Nam đã hy sinh và chết một cách ô nhục cho Tổ Quốc Việt Nam mà không được một ai ghi nhớ. Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có cảnh tượng thảm thương như thế này.


 
Một nữ tù binh Việt Nam còn mặc quần áo bệnh xá, bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể,chúng đang gọi điện báo cho đồng bọn đến tiếp tục cưỡng dâm. Người nữ tù binh này được giải vây và cứu thoát. Ảnh: NF3.86.

Tội ác chiến tranh, lửa bốc khói ô nhục

Đêm 4/12/1987, pháo binh Việt Nam tăng cường lửa cối pháo trong vòng 43 phút, rót xuống đầu binh lính Trung Quốc. Toàn vùng biên giới Lão Sơn tràn ngập một màu lửa đỏ cháy ngùn ngụt, khốc liệt. Cùng vào thời điểm này, pháo binh Việt Nam bất ngờ đánh trúng vào kho đạn của núi 277, thuộc Sư đoàn 199 Trung Quốc, kéo theo hàng loạt đạn pháo liên tục nổ ầm ì, trên mức độ bình thường; đạn cày tung toé đất đá, bụi, khói lửa bay mịt mù. Đứng giữa chiến trường ngơ ngác trước cảnh điêu tàn chưa bao giờ thấy, binh lính Trung Quốc chui rúc xuống giao thông hào sâu trong lòng đất, chỉ để lại trên mặt đất những tên lính thủ chiến. Bọn họ đã trở thành một loài côn trùng lớn bé lúc nhúc đi tìm chỗ dung thân, nhưng tất cả hầu như bị hủy diệt vì lửa đạn.

Đạn pháo rung chuyển mạnh, từng phút một, đã đánh thức cả vùng biên giới núi Lão Sơn. Quân đội Trung Quốc từ lâu vẫn xay mê với chiến thuật biển người. Lần này chiến binh Việt Nam dùng pháo binh mạnh, đàn áp chiến lũy Trung Quốc và cho họ một bài học chiến sự. Quả nhiên những tên bành trướng Trung Quốc đã tỉnh ngộ không còn xem thường hỏa lực tác chiến của chiến binh Việt Nam.

Hiện thời Sư đoàn 199 và 67 vẫn ra sức cố thủ để còn đất dung thân, tất yếu phải thay đổi chiến thuật, không tin tưởng nhiều vào mật danh do những tình báo Hoa Nam cung cấp và những tên phản dân tộc Việt Nam đang bị bộ máy chiến tranh Trung Quốc nghi ngờ. Có thể uy tín của họ đang xuống thấp, bởi trận mưa cối pháo vừa rồi, do pháo binh Việt Nam tự phát, cho nên tình báo Hoa Nam không có sự kiện để đưa vào kế hoạch chiến trường Lão Sơn.

Cùng ngày, quân đội Việt Nam ngừng bắn pháo trước một giờ, tạo cơ hội thuận lợi cho những đơn vị quân đội Trung Quốc di chuyển đến vị trí phòng thủ mới, và bệnh xá Tập đoàn 25 đồng di chuyển thương binh đến vị trí an toàn. Những quân đoàn Trung Quốc, hối hả tổ chức lại kế hoạch phòng ngự, lệnh tiến hành cố thủ 45 đỉnh núi thuộc vùng núi Lão Sơn,nbảo đảm kiên cố chiến lược, mặt khác kết nối toàn vùng, bao vây quân địch (Viêt Nam), cho đến chiến thắng cuối cùng.

Trong cảnh hỗn mang rối loạn hàng ngũ tại bệnh xá Tập đoàn 25, những thi thể của những nữ tù binh Việt Nam bất ngờ bị phơi bày. Trên lý thuyết, những nữ tù binh đến đây điều trị thương tích nhưng không may cho họ vào thời điểm này, họ lâm vào cảnh ngộ vô cùng bi đát và thảm khốc. Nữ tù binh Việt Nam không chết vì súng đạn, mà chết vì bị hãm hiếp. Những xác chết này nằm lăn lóc, thân thể trần trụi, chết trong căm hờn tủi nhục, đôi môi mím chặt đau đớn, phá tan tất cả thân xác của phụ nữ Việt Nam. Không ai có thể ngờ ở chốn chiến trường lại có cảnh tượng thô bạo như vậy, khó ai tin được người lính Trung Quốc dã man đến thế!

Một số Hải Âu, và NF3.86 đồng chứng kiến bi kịch khiếp đảm, rùng rợn cả người, cho đến mấy mươi năm sau hình ảnh thi thể của những nữ tù binh Việt Nam vẫn còn ám ảnh tâm trí họ. Họ không thể nào quên:

‒ Ngày 4/12/1987, D514, thuộc F199, có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ bệnh xá Tập đoàn 25 Trung Quốc. Theo kế hoạch của bộ chỉ huy chiến trường. Di chuyển toàn bộ thương binh Trung Quốc ra khỏi vùng nóng, còn thương binh Việt Nam sẽ được di chuyển cuối cùng. Thực tế trong cuộc tháo chạy, họ đối xử phân biệt thương binh, đưa đến tình trạng mất kiểm soát căn cứ. Trong cơn binh biến hỗn tạp, binh lính D514 nổi cơn thèm khác dục tính, thi nhau hãm hiếp nữ tù binh cho đến chết và sau đó thủ tiêu thi thể. Họ đã chết trong đau đớn và tủi nhục mà không một ai biết đến, thương tổn lớn cho nữ tù binh Việt Nam. Khủng khiếp hơn nữa, nữ tù binh Việt Nam đã bị bọn giặc dã man Trung Quốc
cắt lấy bộ ngực, bộ ngũ tạn và đôi bắp đùi chân tay để ăn thịt.

 
Bệnh xá Tập đoàn 25 của Trung Quốc, theo kế hoạch di chuyển thương binh đến vị trí an toàn. Ảnh: NF3.86.

Bi kịch dã man này đã diễn ra từ lúc Đặng Tiểu Bình mở cuộc chiến xâm lấn Viết Nam vào ngày 17/2/1979 và kéo dài cho đến cho năm 1989. Không biết đã có bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam rơi vào hoàn cảnh bị hãm hiếp và mất tích. Điều này hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc đã bí mật ém nhẹm, không hề một có tư liệu hay hồi ký nào xuất hiện ghi lại cuộc tàn sát những nữ thương binh này tại biên giới Lão Sơn, Lào Cai, Việt Nam. Người ta chỉ được biết qua truyền khẩu.

Những hình ảnh do chính quân đội Trung Quốc chụp lại cho thấy họ ung dung hành động theo bản năng thú tính tàn ác. Hình ảnh những nữ tù binh Việt Nam đã bị hãm hiếp tập thể cho đến kiệt sức, thân thể trần trụi, cho thấy sự ô nhục thảm khốc, xúc phạm đến nhân phẩm của người nữ tù binh Việt Nam. Những người lính Trung Quốc tàn nhẫn quá đáng, sau khi thỏa mãn dục vọng, họ cắt luôn những bộ phận nhạy cảm nhất trên người phụ nữ, khi chết thân thể nữ tù binh Việt Nam không còn nguyên vẹn.

 
Thi thể của nữ tù binh Việt Nam bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể, sau đó cắt lấy bộ ngực, bộ ngũ tạng, đôi bắp đùi chân tay để ăn thịt. Thi thể tại hiện trường đang nằm trên băng ca cứu thương của bệnh xá Tập đoàn 25. Ảnh: NF3.86.

Không có nỗi nhục nào hơn nỗi nhục trên đất Việt quê hương của mình, chính mình bị làm tù binh chiến tranh dưới tay quân đội Trung Quốc. Họ xem nữ tù binh Việt Nam như một món vật mua vui sinh lý. Những ca hãm hiếp, chôn vùi thi thể nữ tù binh không chỉ xảy ra một lần. Những cấp chỉ huy Trung Quốc vờ không biết, và ém nhẹm nội vụ nữ tù binh Việt Nam bị chôn vùi dưới lòng đất lạnh, mộ phần vĩnh viễn vô danh. Hãi hùng hơn nữa, đảng CS Việt Nam không hề lên tiếng và bày tỏ tri ân và thương tiếc người lính xấu số đã hy sinh mạng sống trên chiến trường! Quả thật vô cùng bất hạnh khi con người sinh rồi mất tích không ai biết xác chôn nơi nào để người thân cầu siêu.

Trên chiến trường, cả hai bên Việt Nam-Trung Quốc đều có tù binh. Phía Việt Nam luôn luôn ưu đãi các tù binh chiến tranh Trung Quốc. Trái lại tù binh Việt Nam, nhất là nữ tù binh, đã bị Trung Quốc đối xử tàn nhẫn, xem đây một thứ rác phế thải không tái chế. Trung Quốc chưa bao giờ tôn trọng theo lời cam kết "không hành động tàn bạo hay gây sốc đối với tù binh nữ giới". Những ai có đến hiện trường tìm hiểu và chứng thực quân đội Trung Quốc vô nhân đạo, đối xử với nữ tù binh rất tàn ác. Cộng sản Trung Quốc dàn cảnh chụp hình những nữ tu bình Việt Nam ở trong trại giam được đối xử tử tế, nhưng người biết chuyện thấy rõ đây chỉ là trò trình diễn nhân đạo có tính toán chính trị.

 
Nữ tù binh Việt Nam, sau khi bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể, và ức bách cho đến chết, áo ngược bị xé rách toang từng mảnh, cho thấy cự tuyệt thất vọng, thi thể vứt bỏ tại bìa rừng núi 227, cách bệnh xá Tập đoàn 25, 2 km. Ảnh: NF3.86

Trên hành trình di chuyển đến điểm núi 255, trong tôi có lắm suy nghĩ cuồng kháng, muốn hét lên một tiếng thật lớn để phá tan những uất hận cho những oan hồn của những nữ tù binh bị hãm hiếp đến chết. Tiếng kêu uất nghẹn, không thành lời. Tôi vẫn chưa hình dung được một phóng sự nào nói về nữ tù binh Việt Nam, mà tôi đã gặp trên đường đi. Hình ảnh những tử thi của nữ tù binh vẫn còn dán cứng vào mắt, trong tim, càng suy nghĩ nhiều càng rối rắm không đầu đuôi sự kiện, cứ thế theo bước chân hối hả. Đi không được bao lâu lại thấy trước giao thông hào một thi thể trần trụi, nằm dài trên mặt đất, không có một thứ gì trên người, xem ra những thi thể vô danh tiếp tục xuất hiện.

Hải Âu DF-1, F67, tò mò, muốn biết vì sao có thi thể người phụ nữa ở giữa núi rùng đang có chiến tranh, khi dỡ tấm nilon ra, thấy một phần cây tròn đâm sâu vào trong cửa mình người phụ nữ, máu chảy ra nhiều đã đông đặc tự bao giờ, mồm còn hả to, có lẽ van xin sự sống, hai cánh tay sải rộng cho thấy đau đớn tận cùng vào lúc chết buông xuôi, xác đã lạnh, với những vết bầm tím vắt ngang dọc cả thân người, nơi bắp đùi có vết thương, những thanh nẹp băng bó vải thưa, gấp chữ V còn mới.

Hải Âu DF-1, F67 khẳng định:

– Chính thi thể nữ tù binh Việt Nam đang điều trị tại bệnh xá của Tập đoàn 25.
Riêng tôi đoan quyết:

– Nữ tù binh này người Việt Nam, vì trên nét mặt rất Việt.

Tôi điềm tĩnh lại, muốn làm một cử chỉ nhỏ, rồi tự hỏi:

– Có nên thực hiện một việc nhẹ mà lại vô cùng nặng "tình lý" không, và cũng có nhẽ hổ thẹn với đời chăng?

Tôi lấy quyết định vì đồng tộc Việt, tự khom lưng xuống, đôi tay rút thanh cây gỗ tròn từ trong cửa mình người phụ nữ, máu ứ động trong người phun ra thành vòi đã ngã màu đỏ bầm. Mọi người trố mắt nhì nhau, ngạc nhiên thấy thanh cây gỗ tròn, bán kính 0,5 mm, đầu hơi nhọn, dài 2 m, đâm sâu vào người gần 4 mm, cả người tôi toát mồ hôi lạnh.

Nhân tiện có sẻng cá nhân, chung nhau đào huyệt, 15 phút sau hoàn tất, bắt tay vào tẩm liệm, tiễn người nữ tù binh xấu số xuống lòng đất quê hương. Trên phần mộ có cắm sâu cột gỗ 1,5 mét. [1]

Hải Âu DF-1, D350, cho biết:

– Trước đây vài giờ nhận được tin, bệnh xá Tập đoàn 25, chuyển thương binh đến nơi an toàn, không ngờ lại có sự kiện nữ tù binh Việt Nam bị hãm hiếp đến thế này!

 
Nữ tù binh Việt Nam, sau khi bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể, và hành hung cho đến chết, thi thể vứt ném sau giao thông hào, chỉ phủ lên một lớp nilon của bệnh xá Tập đoàn 25. Ảnh: NF3.86.

Tại mặt trận biên giới Tây Bắc Việt Nam từ 1979-1987, đảng CS Việt Nam biết rõ những sự kiện này, nhưng đã im lặng, giấu nhẹm không hề công bố về số phận của những nữ tù binh bị hãm hiếp, quằn quại trên chiến trường, đối mặt với những tên lính vô cảm của Trung Quốc.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã từng vấy máu tanh, tấn công bệnh xá của Việt Nam, cướp đi những nữ thương binh và cả nữ y tá, chỉ để làm một việc bất nhân hãm hiếp, rồi sau đó thủ tiêu. Quân đội Trung Quốc không thua gì thảo khấu, cực kỳ tàn nhẫn.
Chúng tôi tiếp tục lên đường, từ xa, ở phía trước lưng núi 221, đã có tiếng cầu cứu quen thuộc "Cứu tôi, cứu tôi", bằng ngôn ngữ Việt, dù biết kêu vô vọng bởi không còn ngôn ngữ nào khác, âm ngữ của mẹ Việt bao dung, làm động cơ thôi thúc thành lời, đang vang động trời đất bao la. Tiếng kêu vào không trung tuyệt vọng, hay tiếng kêu cứu trong hy vọng mong manh.

 
Một nữ tù binh Việt Nam còn mặc quần áo bệnh xá, bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể,chúng đang gọi điện báo cho đồng bọn đến tiếp tục cưỡng dâm. Người nữ tù binh này được giải vây và cứu thoát. Ảnh: NF3.86.

Phát hiện trong tiếng "Cứu tôi, cứu tôi" có âm lượng thân thương, từ xa đã rót vào tai, phản ứng tự nhiên tay làm hiệu nhờ những Hải Âu tiến đến điểm có tiếng âm thanh người Việt Nam.

Không sai người nữ chiến binh rơi vào tay lực lượng quỉ râu xanh Trung Quốc, lúc chạm mặt, bọn chúng cả thảy nửa Tiểu đội lật bật mặc quần, và chạy xuống núi, chỉ còn lại một tên Hán vẫn lõa lồ chưa kịp mặt quần, đang gọi điện báo, riêng nữ tù binh Việt Nam thân thể xòa dài dưới đất, thân lết bết khó nhọc, tay túm lấy chiếc váy để che hạ thể, do bệnh xá cấp, ể oải ngồi dậy với tư thế sợ hãi.
Tôi hỏi bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thân yêu:

– Em, thể nào, cho anh biết, vì cớ nào lại có mặt ở đây?

Trên khuôn mặt của cô ta, có cả hai nét mặt, vừa mừng, vừa sợ, cô nói:

– Em muốn biết quý anh là ai ?

– Em đừng sợ, ở đây không tiện tỏ hết lời. Em tự nhiên theo các anh thì may ra sống.

Tôi ra hiệu, nhờ Hải Âu trừng trị tên Hán, không ngờ Hải Âu rút súng ra chuẩn bị bắn, tôi ngăn cản lại kéo Hải Âu ra xa nói nhỏ:

– Anh phải lấy thẻ số quân, tên tuổi, đơn vị, rồi tặng cho y vài cú đạp mạnh, sau đó cài một quả lựu đạn cho nổ máy điện đàm, tiếp theo bắng dưới chân để y chạy thoát, cho y sống sau này sẽ làm nhân chứng tội ác chiến tranh, những tên khả ố này phải treo tội ác lơ lửng trên đầu, không thể tha thức để chúng nó ung dung sống trong trạng thái bình an ngoài vòng pháp luật. Hải Âu có đồng ý phương thức giải quyết này không?

– Vâng, thưa anh, thượng sách, tôi thực hiện theo ý của anh.

Giải quyết nhanh tay, tên Hán chạy mất dạng, chúng tôi lên đường, nói:

– Mời cô em, cùng đi với chúng tôi.

– Thưa, em không thể đi được vì bên hông trái trúng thương nặng, và bị 6 thằng lính Trung Quốc hãm hiếp hơn 3 giờ liền, em không còn sức để đứng lên, các anh cứ đi, em chết ở đây cũng toại nguyện lắm rồi, và tạc dạ nhớ ơn của quý anh cứu sống, em xin cúi đầu bái tạ ân nhân cứu mạnh, đa tạ quý anh.

Cô ấy vái lạy như tế sao, như người lên "đồng cô" tại Điện Hòn Chén, đối diện lăng Vua Minh Mang, Huế. Vội vã đỡ cô ấy, nói:

– Chúng tôi xin cô đừng xá nữa.

Cùng lúc tôi nhờ những Hải Âu thi nhau cõng cô ấy, với sức nặng 50 ký ngoài, không là bao, tuy nhiên đi đường xa có vấn đề, trên đường đi nhân tiện hỏi về thân thế và sự nghiệp của cô ấy:

– Em có thể cho biết quý danh để tiện mồm được không?

– Dạ, em tên Trần Thị M…..thuộc đơn vị E81, F365, QK2. Quân hàm Thiếu úy, bị thương đêm 28/11/1987, sáng 29/11/1987, em bị lính Trung Quốc bắt làm tù binh. Quê quán thị xã Lào Cai, địa chỉ số: 74, đường..........

Đã đi được 1 giờ đường, tôi nhờ Hải Âu DF-1, F138 tiếp sức cõng cô M.....1 giờ nữa đến căn cứ 255 của Sư đoàn 138 thuộc Quân đoàn 46 Trung Quốc. Thấy cô M.....ngủ say, vô tư trên lưng của Hải Âu, có dáng mệt mỏi. Tôi đề nghị Hải Âu:

– Nhờ anh Hải Âu DF-1, F138 đưa cô này đến bệnh xá Quân đoàn 46 để điều trị, khai báo theo thủ tục tù binh, tùy anh ứng biến.

– Vâng, tôi hiểu phải làm thủ tục như thế nào rồi.

– Cũng nhờ anh thường xuyên đến bệnh xá thăm cô ấy, sau đó anh liên lạc với bệnh xá hỏi họ sẽ đưa cô này đến trại tù binh nào, nhớ anh cho tôi biết địa chỉ để đến thăm cô ấy nhé.

– Vâng, đúng thế phải làm thủ tục nhập trại tù binh, theo qui chế chiến tranh.

Cô M....vừa tĩnh dậy hỏi:

– Thưa, quý anh đã đến nơi chưa?

– Chỉ còn 5 phút nữa là chúng ta chia tay, anh Hải Âu DF-1, F138 đưa cô đến bệnh xá Quân đoàn 46, còn chúng tôi tiếp tục hành trình, sau khi cô ổn định thủ thục tù binh, tôi đến trại thăm cô và những anh em tù binh đồng hương.

Đến đây chúng tôi và cô M..... tạm biệt đi hai hướng, cô M....hỏi:

– Thế thì anh tên gì để báo ân?

– Không tiện sẽ có ngày gặp lại, chào tạm biệt cô M.....

Trên đường đi tôi suy nghĩ nhiều về thân phận làm người phụ nữ Việt Nam quá gian nan, phải tiếp nhận những ngỡ ngàn trong chiến tranh phức tạp. Nhờ tiếp cận mới nhận diện bộ mặt thật của đảng CS Việt Nam và Trung Quốc, nay đã hiện rõ về họ. Chính họ am tường những tội phạm chiến tranh, biết những trường hợp hãm hiếp nữ tù binh, thế nhưng vẫn làm ngơ không can thiệp, trái lại còn khuyết khích đối xử tồi bại hơn, xâm phạm tiết hạnh của nữ tù binh, hai đảng CS không hề có cảm giác xấu hổ đối với hai dân tộc, cho đến nay hồ sơ hãm hiếp tù binh vẫn bí mật khép kín.

Rõ ràng đảng CS Việt Nam đã đồng lõa trong nội vụ này, và không lên tiếng phản kháng Trung Quốc về sự kiện nữ tù binh Việt Nam bị hãm hiếp. Đảng CS Việt Nam đã để lộ "lề thói" chư hầu, coi như đã hết thuốc chữa trị. Họ sống ung dung, vô trách nhiệm trước dân tộc Việt Nam. Hy vọng một ngày, sự kiện về nữ tù binh Việt Nam được bạch hoá, về mọi hành vi dã man, kinh tởm sẽ có lúc hiển thị, thay lương tâm nhân loại, công bố cáo bạch.

Người nữ tù binh Việt Nam còn phải chịu đựng quá nhiều nghịch cảnh bi thương khác, như trường hợp nữ tù binh bị hãm hiếp mang thai, giam hãm nơi bệnh xá bí mật, họ bị đem ra trừng phạt bằng phẫu thuật cắt bỏ tứ chi, chôn sống và ức bách. Có những trường hợp bị tiêm thuốc tuyệt tiêu khả năng sinh đẻ! Tại chiến trường Lão Sơn, CS Trung Quốc đã có sẵn kế hoạch bẩn thỉu vừa hãm hiếp tập thể vừa trừng phát. Có một số nữ tù binh Việt Nam sống không bằng chết, đành quyên sinh để đổi lấy trinh tiết. [2]

Cảnh tượng hãm hiếp không đơn lẻ nhưng được thi hành rộng rãi tại chiến trường Lão Sơn. Trong cuộc chiến biên giới Việt –Trung, cả hai đảng đều có cùng một mẫu số hèn hạ, tạo ra quá nhiều bạo lực, và phủ nhận hành vi tội ác trước hai dân tộc Việt-Hán.

Vẫn chưa hết, nữ từ binh Việt Nam gặp phải trăm ngàn hung thủ gian ác Hán bao quanh, chúng muốn sự thống khổ của người phụ nữ Việt Nam kéo dài lê thê suốt cuộc đời bằng những sĩ nhục về tinh thần lẫn thể xác. CS Trung Quốc không những làm ngơ mà lại khuyến khích cho phép binh sĩ chà đạp thân thể của người phụ nữ Việt Nam. Họ Đặng là thủ phạm nhưng không ai có thể quy trách nhiệm lên nhà tổ chức chiến tranh họ Đặng này. Đúng là một bè lũ ký sinh hoại loạn. Họ dùng 107 nữ tù binh Việt Nam làm trò giải trí vài lần hãm hiếp tập thể để phục vụ chiến trường.[3]

Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Đảng CS Việt Nam thành công tước đoạt quốc gia Việt Nam. Việc nước đại sự biến thành của riêng họ không một người dân nào được đụng vào! Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam.

Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 cho đến nay đã trải qua 34 năm, đảng CS Việt Nam vẫn bí mật ém nhẹm không công bố thống kê, tổn thất chiến tranh, tài sản nhân dân, tài sản quốc gia, biên giới lãnh thổ mất bao nhiêu cây số, quân số tham chiến, tử vong, thương binh, tù binh nam nữ được trao trả, mất tích, địch đối xử thế nào với tù binh Việt Nam. Sau cuộc chiến đảng CS Việt Nam chưa hề có ưu đãi xứng đáng nào đối với thương binh, gia đình tử sĩ, v.v...

Đảng CS Việt Nam có thể bóp méo suy nghĩ người dân Việt Nam được một ngày, chứ không thể thay đối vĩnh viễn, bởi những hành động dối trá và lừa bịp không thể tồn tại lâu dài. Nếu lịch sử là một chuỗi dài những kịch bản trên sân khấu, đảng CS Việt Nam chỉ là một kịch bản tồi dở, màn hạ xuống là hết. Nhân dân Việt Nam không phải là con rối để mọi khuynh hướng chính trị đùa cợt.

Nước Việt Nam tồn tại cho đến ngày nay là nhờ ở một hằng số bất biến: chống xâm lược phương Bắc. Dân tộc Việt Nam có phương thức dựng nước bẳng "tình nghĩa đồng bào" sẽ đối phó quyết liệt như lịch sử dân tộc Việt Nam đã từng bao lần thể hiện. Gần đây Trung Quốc đã xua quân mở những cuộc chiến tranh cướp biên giới đất liền và biển đảo của Việt Nam vào những năm 1956, 1972, 1974, 1979, 1984 và 1989, đó là chiến tranh bi thảm đến từ phương Bắc, khơi lại lên vết thương lịch sử dân tộc Việt Nam khó thể quên được.

Dân tộc Việt Nam không thể quên những lời truyền dạy năm 1978 của Đặng Tiểu Bình: "Ta muốn chiến thắng Việt Nam hãy thực hiện giết sạch, đốt sạch, hãm hiếp sạch. v.v..." [4]

Lời tuyên bố phi nhân của họ Đặng, chống nhân loại, chỉ thị cho quân đội Trung Quốc nổi sóng gió máu tanh, hằng ngàn người Việt vô tội, dân lành bị hành hạ tại các tỉnh biên giới, như thị trấn Đồng Chúc, Hưng Đạo, Thanh Thủy, Vị Xuyên.

Những tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, người chết trôi sông, thi thể mất đầu, và thê thảm hơn nữa thân thể phụ nữ loã lồ, cây thọc vào cửa mình, trẻ em vô tội xác lìa hai nơi, chưa kể về những cảnh chết của người du kích địa phương v.v…

Trung Quốc khuyến mại hận thù trên tầm quyết sách. Khi có điều kiện, binh lính Hán triều không cần suy nghỉ, sẵn sàng vấy máu trên mười đầu ngón tay. Tính khoan dung, hiền hòa nhường cho chỗ thú tính man rợ, tàn ác. CS Trung Quốc chưa bao giờ biết tôn trọng nhân phẩm con người, chỉ biết giết, giết và CS Việt Nam, đệ tử thân tín của đàn anh phương Bắc cũng dùng quỉ-thuật giết người đôi khi còn tàn bạo hơn cả CS Trung Quốc.

Giết người cũng cần có đồng minh, cho nên CS Việt Nam và CS Trung Quốc phải kết bè bọn, cao giọng tung hô phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai", và tinh thần 4 tốt, "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". Thực chất, Trung Quốc đã cài lưới điện vào hai cụm từ trên, đều nằm trong chiến lược đô hộ Việt Nam lâu dài.

Nhân dân Việt Nam không thể tiếp nhận người bạn xấu phương Bắc bằng ngôn ngữ anh em, cần xét lại quan hệ với Trung Quốc, và đặt các vấn đề hậu chiến tranh từ năm 1956 cho đến năm 1989, từ biên giới đất liền cho đến biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Từ khi Trung Quốc phát động chiến tranh, ngày 17 tháng 2 năm 1979 đến năm 1989, binh sĩ Trung Quốc đã hãm hiếp không biết bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam, để lại những vết thương không tẩy xóa được trong tâm não của nữ tù binh đáng thương. Họ mang trong lòng mặc cảm tủi nhục và tuyệt vọng. Họ đã mất hết niềm tin vào tình người, cuộc đời trở nên vô nghĩa, rơi vào tình cảnh trầm cảm khôn nguôi, thân tâm luôn cảm thấy đau đớn. Họ không được bảo vệ theo đúng qui ước chiến tranh. Cả hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau thi thố xem ai tàn ác hơn ai trong cuộc chiến này, xô đẩy toàn dân đến chỗ diệt vong về tinh thần và vật chất. Họ đã vi phạm trắng trợn qui ước chiến tranh và đã xúc phạm đến nhân phẩm của người thất trận, thay vì tạo ra tâm lý bình yên. Trung Quốc đã vi phạm quy ước quốc tề về tù binh, gây tội ác chiến tranh, nhân loại sẽ không tha thứ. Lưới trời tuy thưa, nhưng khó lọt, những kẻ gây tội ác chiến tranh tại biên giới Việt Trung không thể thoát khỏi phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về tội ác chống nhân loại.

Huỳnh Tâm
Theo Huỳnh Tâm blog

http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.vanganh.info/2013/07/tai-lieu-quy-gia-ve-cuoc-chien-viet.html