Cũng theo
quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của thì tên Sàigòn có nghĩa là
củi gòn. Nhà học giả Trương Vĩnh Ký đã theo thuyết này mà ông cho biết là dựa
vào bộ Gia Ðịnh Thông Chí của ông Trịnh Hoài Ðức. Trong tập Souvenirs
historiques, ông Trương Vĩnh Ký lại kể lại rằng người Khmer xưa có trồng cây gòn
chung quanh đồn Cây Mai và chính ông còn thấy vài gốc cổ thụ này tại vùng ấy năm
1885.
Sau ông
Trương Vĩnh Ký, còn có ông đốc phủ Lê Văn Phát đi xa hơn trong thuyết kể trên
đây. Theo ông Lê Văn Phát thì trước đây, vùng Sàigòn Chợ Lớn hãy còn bị rừng bao
phủ và tên Sàigòn có lẽ phát xuất từ tên Khmer Prei Kor tức là Rừng Gòn (Forêt
des Kapokiers). Prei Kor là tên mà người Khmer dùng để gọi một địa phương mà
trọng tâm là Chùa Cây Mai ở Phú Lâm ngày nay. Mặt khác, ông Lê Văn Phát cũng cho
biết rằng người Lào (mà ngôn ngữ gần như ngôn ngữ Thái) đã gọi vùng này là Cai
Ngon, mà Cai Ngon theo tiếng Thái cũng có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn (Brousse
des kapokiers).
Thuyết về
nguồn gốc tên Sàigòn của các học giả Việt Nam trên đây sau này đã bị một số học
giả khác bác bỏ. ông Vương Hồng Sến trong bộ Sàigòn Năm Xưa cho biết rằng theo
tiếng Khmer thì Kor có nghĩa là gòn mà cũng có thể có nghĩa là con bò, và Prei
Kor có thể là Rừng Bò chứ chưa ắt hẳn là Rừng Gòn.
Mặt khác,
các nhà học giả Pháp nghiên cứu về nước Cam.Bu.Chia đã tìm được trong bộ sử chép
tay của nước ấy một dữ kiện quan trọng về vùng này. Theo bộ sử ấy, năm 1623, một
sứ bộ của chúa Nguyễn đã đến Cam.Bu.Chia xin vua Cam.Bu.Chia cho đặt một số sở
thuế ở vùng Prei Nokor va` Kas Krobey. Vua Cam.Bu.Chia lúc ấy có một hoàng hậu
la` con gái chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên). Bởi đó, ông đã chấp nhận lời yêu cầu
của chúa Nguyễn.
Theo ông
Etienne Aymonier thì Nokor là xứ, quốc gia và Prei Nokor là rừng của vua (forf
royale). Nhưng linh mục Tandart lại bảo rằng tiếng Nokor do tiếng nam phạn
Nagaram mà ra, và có nghĩa là Thành phố của rừng hay thành phố ở giữa rừng
(ville de la forêt). Bởi vậy theo ông, Prei Nokor có nghĩa là thành phố.
Nhà học
giả Pháp Louis Malleret khi nêu ra tài liệu về Prei Nokor đã dựa vào ý nghĩa của
tiếng Khmer này theo linh mục Tandart để bác bỏ thuyết của các học giả Việt Nam
trước đó cho rằng Sàigòn có nghĩa là Củi Gòn. Ông đã theo ý kiến của một người
Pháp khác là Maurice Verdeille theo đó tiếng Sàigo`n có lẽ phát xuất từ tiếng
Tây ngòn có nghĩa là cống phẩm của phía tây (tribut de l'ouest). Tiếng Hán Việt
có nghĩa là cống phẩm của phía tây nếu đọc theo V.N là Tây Cống và Tây Ngòn hẳn
là Tây Cống, nhưng phát âm theo giọng Trung Hoa. Sở dĩ ông Malleret theo thuyết
này là vì ông đã dựa vào một dữ kiện lịch sử do ông Trịnh Hoài Ðức chép lại, là
khi Cam Bu Chia bị phân ra cho hai vua thì cả hai vua nầy đều nạp cống phẩm cho
chúa Nguyễn ở Prei Nokor, vốn là thủ đô của vua thứ nhì từ năm 1674 (trong khi
vua thứ nhứt đóng đô ở Oudong ở phía bắc Nam Vang).
Một tác
giả khác, ông Vương Hồng Sển, nhắc lại trong quyển Sàigòn Năm Xưa rằng người Hoa
Kiều đã tập trung vào vùng Chợ Lớn ngày nay để mua bán năm 1778 sau khi Cù Lao
Phố (gàn tỉnh lị Biên Hòa ngày nay) là nơi được thành lập để mua bán từ cuối thế
kỷ thứ 17 đã bị Tây Sơn phá tan khi họ kéo vào đánh Miền Nam. Sau khi thành phố
này đã vững, người Hoa Kiều đã đáp thêm bờ kinh Chợ Lớn, cẩn đá cho cao ráo kiên
cố. Và có lẽ để ghi công việc này, họ đặt tên chỗ mới này là Ðề Ngạn, tức là bờ
sông cao dốc trên có đe ngăn nước. Ðề Ngạn là tiếng Hán Việt, chớ người Trung
Hoa phát âm theo giọng Quảng Ðông thì nói thành Tài Ngon hay Thầy Ngồnn. Ông
Vương Hồng Sển cho rằng tiếng Sàigòn chính do Thầy Ngồnn mà ra.
Về đất
Bến Nghé thì người Trung Hoa gọi là Xi Cong. Ông Vương Hồng Sển cho rằng đó là
họ đọc trại lại tiếng Sàigòn của ta và khi viết ra Hán văn thì họ dùng hai chữ
mà ta đọc là Tây Cống.
Vậy, có
ba thuyết về nguồn gốc và ý nghĩa của tên Sàigòn:
1. Thuyết
của các ông Trương Vĩnh Ký và Lê Văn Phát: Sàigon do tiếng Khmer Prei Kor mà ra,
và có nghĩa là củi gòn.
2. Thuyết
của ông Louis Malleret: Sàigòn do tiếng Tây Ngòn, tức là Tây Cống phát âm theo
giọng Trung Hoa và có nghĩa là cống phẩm của phía tây.
3. Thuyết
của ông Vương Hồng Sển: Sàigòn do tiếng Thầy Ngồnn tức là Ðề Ngạn phát âm theo
giọng Trung Hoa và có nghĩa là bờ sông cao dốc trên có đê ngăn nước. Còn về
tiếng Tây Cống, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng nó chỉ được người Trung Hoa dùng
sau này để phiên âm lại tên Sàigòn sau khi tên này được dùng đẻ chỉ đất Bến Nghé
cũ.
Ba thuyết
trên đây cái nào cũng có vẻ có lý phần nào nhưng thật sự, không cái nào có thể
làm cho chúng ta hoàn toàn thỏa mãn. Như thế có lẽ vì những người nêu ra các
thuyết ấy đã quên để ý đến cách ông bà chúng ta đặt các địa danh ở Nam Kỳ trước
đây. Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong việc đạt địa danh này, ông bà chúng ta
đã theo một số nguyên tắc:
- Các cụ có thể phiên âm một địa danh Khmer đã có và
bỏ dấu cho thành tiếng Việt Nam. Thí dụ như Psar Deck thiếng Khmer là Chợ Sắt đã
được các cụ gọi lại là Sa Ðéc, hay Me So tiếng Khmer là Người Ðàn Bà Ðẹp hay
nàng Tiên được các cụ gọi là Mỹ Tho. Trong một bài kỷ niệm ngày 30 tháng tư,
đăng trong tờ Việt Báo, ông Phạm Nam Sách khi nói về tỉnh Ba Xuyên đã nhắc đến
một địa danh mà ông nói là là Bảy Sào, Bải Sào, Bảy Sau hay Bải Sau chi đó. Thật
sự đó là Bải Xào, một tiếng phát xuất từ tiếng Khmer Bai Xao có nghĩa là Cơm
Sống. Ðịa danh này sở dĩ có là vì trong trận đánh nhau voói người Việt Nam,
người Khmer đã thua chạy về đến đó và ngừng lại nấu cơm ăn, nhưng cơm chưa kịp
chín thì quân Việt Nam lại kếo đến và người Khmer phải bỏ chạy. Ðể đánh dấu việc
này, họ gọi đất đó là Cơm Sống, tiếng Khmer là Bai Xao và các cụ ta bỏ dấu thêm
thành Bải Xào.
- Các cụ có thể dịch nghĩa một địa danh Khmer đã có.
Thí dụ như tên Bến Nghé phát xuất từ tiếng Khmer Kompong Krabei có nghĩa la Vũng
Trâu. Theo sử Khmer mà ông Malleret viện dẫn thì ngoài Prei Nokor, vua
Cam.Bu.Chia còn cho chúa Nguyễn đạt sở thuế ở Kas Krobey. Chữ Krobey rất gần
Krabei, và có thể Kas Krobey với Kompong Krobei cũng là một và có nghĩa là Vũng
Trâu, Bến Trâu gì đó.
- Nhưng tên theo hai loại trên đây là do người Việt
Nam bình dân đặt ra khi mới đến một địa phương, về sau, khi đã có nhiều người
Việt Nam ở và triều đình Việt Nam đặt ra các đơn vị hành chánh, thì triều đình
lại dùng tiếng Hán Việt như Trấn Biên, Phiên Trấn, Phước Long, Phước Tuy v.v...
Mặt khác, khi viết sử hay viết sách địa lý mà gặp một tên nôm do người bình dân
đã đặt, các cụ đã dịch phăng nó ra tiếng Hán Việt chớ ít khi chịu chép tên nôm.
Như Ba Giỗng, các cụ dịch là Tam Phụ và Bến Nghé, các cụ dịch lại là Ngưu Chử
khi chép vào sách chớ không chịu viết tên nôm là Ba Giồng, Bến Nghé.
Nếu lấy các qui tắc đặt địa danh của các cụ ngày
xưa làm tiêu chuẩn dể suy luận thì ta thấy ngay các thuyết trên đây về nguồn gốc
và ý nghĩa của Sàigòn không ổn.
- Nếu các cụ ta ngày xua muốn dịch tiếng Khmer Prei
Kor ra tiếng Việt thì các cụ đã dùng tên Củi Gòn, Cây Gòn hay Rừng Gòn để đạt
cho địa phương này, chớ không ghép một tiếng Hán Việt là Sài với một tiếng nôm
là Gòn để thành Sàigòn, cũng nhu khi dịch Kompong Krabei ra tiếng Việt, các cụ
đã gọi là Bến Nghé chớ không nói Tân Nghé, Chử Nghế hay Ngạn Nghé (Tân, Chử và
Ngạn là những tiếng Hán Việt có nghĩa là cái cồn nhỏ, bến sông, bờ sông). Nếu
bảo rằng gòn là một loại cây không có tên Hán Việt và các cụ đã dùng tên ấy như
tiếng Hán Việt thì các cụ đã theo văn phạm Hán Việt mà gọi Củi Gòn là Gòn Sài
chớ không thể gọi là Sài Gòn
- Chữ Sài là tiếng Hán Việt có nghĩa là Củi, nhưng
cũng chữ ấy mà dùng làm chữ nôm thì lại đọc là Thầy. Vậy, nếu đọc theo tiếng nôm
hoàn toàn hai chữ mà ông bà chúng ta dùng để chỉ tên đất ta đang nghiên cứu thì
ta có Thầy Gòn. Tên này rất gần với Tây Ngòn hay Thầy Ngồnn là những tiếng Hán
Việt Tây Công hay Ðề Ngạn đọc theo giọng Trung Hoa. Nhưng các cụ ngày xua rất
sính dùng tiếng Hán Việt. Ðến như tiếng nôm hoàn toàn là Ba Giồng, Bến Nghé mà
các cụ còn nhứt định phải dịch ra là Tam Phụ, Ngưu Chử khi viết vào sách vở thì
không lý do gì các cụ lại không dùng các tiếng Hán Việt đã sẵn có là Tây Cống
hay Ðề Ngạn, mà lại dùng tiếng Thầy Gòn là tiếng phiên âm theo giọng của người
Trung Hoa.
Vậy, các
thuyết kể trên đây đều không vững cả.
Cuối
cùng, chỉ còn một dấu vết nhỏ trong các tài liệu nói về ý nghĩa và nguồn gốc tên
Sàigòn có thể giúp ta một lối thoát: đó là việc ông Lê Văn Phát cho biết rằng
người Lào đã gọi vùng Chợ Lớn ngày nay là Cai ngon, mà Cai ngon theo tiếng Thái
có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn. Chúng tôi không biết tiếng Lào hay tiếng Thái nên
không thể xác nhận được ý nghĩa của Cai Ngon theo tiếng Thái, nhưng nếu quả đúng
như ông Lê Văn Phát nói thì tên Sàigòn do ông bà ta phiên âm từ tiếng Thái Cai
Ngon và bỏ dấu theo giọng Việt Nam như thông lệ.
Xét về
mặt nguyên tắc đạt địa danh của ông bà chúng ta ngày xưa, thì vấn đề này có thể
kể là tạm giải quyết. Nhưng nghi vấn còn lại là tại sao lại có tiếng Lào hay
tiếng Thái lọt vào đây? Hiện nay, không có nhiều tài liệu lịch sử giúp chúng ta
có một sự hiểu biết rộng rãi và chánh xác về thời kỳ người Việt Nam mới vào ở
đất Nam Kỳ. Chúng ta chỉ có thể dựa vào một số dữ kiện sau đây để suy luận:
1. Vào
đầu thế kỷ 17, nước Cam Bu Chia đã bị người Xiêm (Thái Lan hiện nay) uy hiếp
nặng nề, và chính vì muốn dựa vào người Việt Nam để chống lại Xiêm mà vua Chey
Chetta II đã đi cưới công chúa Ngọc Vạn (là con gái chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên)
về làm hoàng hậu năm 1620, rồi đén năm 1623 lại đẻ cho chúa Nguyễn đạt những cơ
sở thâu thuế ở vùng Sàigòn, Chợ Lớn ngày nay.
2. Vùng
Chợ Lớn chỉ trở thành một vùng thương mãi thạnh vượng từ năm 1788 với khối người
Hoa Kiều tụ tập về đó sau khi Cù Lao Phố bị Tây Sơn phá hủy. Vậy, lúc chúa
Nguyễn mới đạt cơ sở thuế hơn 150 năm về trước vùng này chưa có mua bán gì
nhiều.
3. Người
Việt Nam chỉ vào ở Nam Kỳ nhiều từ khi có lực lượng của ông Trần Thượng Xuyên
đóng thường trực để bảo vệ cho họ từ năm 1680. Vậy, lúc chúa Nguyễn đạt sở thuế
ở vùng Chợ Lớn ngày nay, hơn 50 năm trước đó, chưa có đông người Việt Nam và
chưa có sản xuất nhiều lúa gạo để bán.
4. Như
thế, cơ sở thuế của chúa Nguyễn chắc chỉ đánh vào một vài sự buôn bán nhỏ, không
quan trọng lắm, và do đó mà vua Cam Bu Chia đã dễ dàng cho chúa Nguyễn thâu lấy
nguồn lợi này, chớ nếu có sự mua bán quan trọng và quyền lợi thuế vụ lớn thì vua
Cam Bu Chia lúc đó vốn còn hoàn toàn độc lập với chúa Nguyễn, chắc không phải
chấp nhận dễ dàng lời yêu cầu của chúa Nguyễn. Vậy, sự mua bán đó dựa vào móng
hàng gì? Có thể một trong những món hàng được buôn bán thời đó là gòn, vì vùng
này có nhiều cây gòn, có lẽ không nhiều đến thành rừng, nhưng cũng đạt mức quan
trọng để có thể gọi là rừng chổi được. Người Xiêm có thể đã đến đó mua gòn để
đem về nước dồn gối, dồn nệm. Một ít thương gia Xiêm có thể đã có mặt ở vùng này
trước khi chúa Nguyễn đạt sở thuế tại đó, và vì thấy vùng này có nhiều cây gòn,
họ gọi nó là Cai Ngon tức là Rừng Chổi Cây Gòn, rồi các viên chức Việt Nam liên
lạc với họ để đánh thuế lúc mới đến đã theo họ mà gọi đất này là Sàigòn, thay vì
phiên âm hay dịch nghĩa tên Khmer của địa phương này.
5. Về cái
tên Khmer này, các học giả đã không đồng ý kiến với nhau, người thì nói là Prei
Kor, người thì nói là Prei Nokor. Ông Malleret đã dựa vào sử Khmer mà bảo đó là
Prei Nokor và theo linh mục Tandart để dịch Prie Nokor là thành phố của rừng. Vì
không biết tiếng Khmer và văn phạm Khmer, chúng tôi không thể đi sâu vào vấn đề
này, nhưng vẫn thấy có những chỗ không ổn.
-
Nếu Prei
Kor có nghĩa là Rùng Gòn hay Rừng Bò thì văn phạm Khmer cũng như văn phạm Việt
Nam đạt tiếng rừng lên trên, tiếng phụ nghĩa cho rừng ở dưới. Như vậy Prei Nokor
dịch ra là rừng của vua như Aymonier thì vẫn hợp với văn phạm đó, còn dịch ra
như linh mục Tandart là thành phố giữa rừng thì lại đi ngược với văn phạm đó
rồi. Hiểu theo văn phạm như nói trên đây thì Prei Nokor là rừng của thành phố
mới phải, nhưng tên Rừng của Thành Phố thì cố nhiên là không có ý nghĩa gì.
-
Mặt khác,
nếu Prei Nokor là thành phố giữa rừng hay rừng của vua thì nó chỉ có thể có từ
năm 1674 là năm mà vua thứ nhì của Cam-Bu-Chia chua chúa Nguyễn đến đặt sở thuế
tại đó thì đất này hãy còn là một thị xã nhỏ, không có vua ở nên không thể mang
tên Prei Nokor là thành giữa rừng hay rừng của vua được.
Do các
nghi vấn trên đây, chúng ta thấy rằng thuyết của ông Malleret không vững. Và
chúng ta có thể đua ra giả thuyết khác: địa điểm mà vua Cam-Bu-Chia cho chúa
Nguyễn đạt sở thuế vẫn tên là Prei Kor vì nơi đó có nhiều gòn và là nơi mua bán
gòn, nhưng sau đó, khi vua thứ nhì của Cam-Bu-Chia đến đóng đô tại đó, nó có tên
mới là Prei Nokor (hiểu theo nghĩa là rừng của vua hay thành phố giữa rừng đều
được cả). Các sử gia Cam-Bu-Chia sau này chép lại việc cho chúa Nguyễn đến địa
phương này đặt sở thuế đã chép lại tên Prei Nokor mà họ được biết nhiều hơn mà
bỏ tên Prei Kor đi. Với giả thuyết này thì ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn có
thể giải quyết được: đó là một tên phiên âm từ tiếng Xiêm Cai Ngon có nghĩa là
Rừng Chổi Cây Gòn, và phù hợp vớ tên Khmer nguyên thủy Prei Kor cũng có ý nghĩa
tương tự.
Vì không
biết ngôn ngữ và văn phạm Khmer và Thái (Xiêm) nên chúng tôi không thể đi sâu
vào vấn đề này và chỉ xin nêu ra những nhận xét trên đây. Chúng tôi mong ước
rằng có vị nào thông thạo tiếng Khmer hay tiếng Thái lưu tâm đến vấn đề này để
làm sáng thêm ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn yêu dấu của chúng ta.
(Viết vào
thập niên 80).
Hình ảnh Sài Gòn
xưa
Trích từ trang Việt Nam Quê Hương Tôi cùa
Nguyễn Tấn Lộc :