Wednesday, October 24, 2012

VÌ THAM NHŨNG,CSVN GIAO KINH TẾ CHO XÂM LĂNG TQ

Trúc Giang MN
1* Tổng quát
Trong lúc bị đe dọa bởi những âm mưu của Trung Cộng ở Biển Đông thì một áp lực khác mà CSVN phải gánh chịu, đó là kinh tế quá lệ thuộc vào TC, vì thế, một viên chức TC đặt vấn đề trừng phạt kinh tế để dằn mặt VC.
Trong quan hệ thương mại, VN đóng vai trò cung cấp nguyên liệu thô, nhiên liệu thô và nông, lâm, thủy sản cho TC. Trái lại, TC xuất khẩu sang VN công nghiệp với những kỹ thuật thấp và trung bình, nhất là một khối lượng lớn về hàng tiêu dùng. Chính khối lượng lớn lao hàng tiêu dùng giá rẻ và kém phẩm chất tràn ngập thị trường VN nầy, đã giết chết các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh Tế VN nêu nhận xét “Với tình trạng như thế, chúng ta bị lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế và sẽ không giữ được độc lập về chinh trị”.
2* Những nguyên nhân khiến cho kinh tế VN lệ thuộc vào Trung Cộng
- Tình trạng nhập siêu nặng nề
- Trung Cộng nắm thầu hết các công trình quan trọng
- Tình trạng buôn lậu
- Trung Cộng khai thác tài nguyên
- Lái buôn người Tàu thu gom nông sản
- Lệ thuộc thương mại kéo theo lệ thuộc tài chánh và kinh tế.
Đó là chủ trương thâm độc của TC trong việc thôn tính VN.
2.1. Tình trạng nhập siêu
Sự lệ thuộc về kinh tế của VN được thể hiện qua tình trạng nhập siêu của VN trong cán cân thương mại giữa hai nước. Một cách đơn giản, nhập siêu là nhập cảng quá nhiều so với xuất cảng. Nhập siêu là con số tính bằng tiền (kim ngạch) so sánh giữa nhập cảng và xuất cảng.
Nhập siêu (Trade deficit) là khi số tiền mua hàng hoá vào, tức là nhập cảng, cao hơn số tiền thu được từ hàng hoá xuất cảng. Nhập siêu không tốt cho kinh tế vì cần phải có ngoại tệ để trả tiền mua vào, nếu xuất cảng quá ít và không còn ngoại tệ dự trữ, thì phải vay nợ.
Theo con số của Cục Thống Kê VN, thì nhập siêu của VN đối với TC, năm 2005 là 2.67 tỷ USD, tăng vọt lên tới 12.7 tỷ USD trong năm 2010. Và trong 5 tháng đầu năm 2011, thì nhập siêu VN là 6.5 tỷ USD.
2.2. Nhóm hàng nhập cảng nhiều nhất
Theo Cục Thống Kê, năm 2010, VN nhập hàng hóa từ TC là 20.02 tỷ USD gồm 5 nhóm chính như sau:
1. Trang thiết bị và phụ tùng 27%
2. Xăng dầu 17%
3. Sắt thép 56%
4. Phân bón 40%
5. Nguyên liệu phục vụ dệt may và da giày 70%
Rõ ràng là danh mục hàng hoá VN phụ thuộc vào Trung Cộng ngày một gia tăng và có mối ràng buộc chặt chẽ tới nền kinh tế VN.
“Nếu nguồn cung cấp nầy ngưng thình lình, thì lập tức, không những thị trường nội địa mà cả kim ngạch xuất khẩu của VN vào thị trường Liên Âu và Hoa Kỳ cũng bị ngưng trệ”. Đó là nhận xét của TS Trần Đình Thiên, thuộc Viện Kinh Tế VN.
TS Lê Đăng Doanh cho biết, có 2 cách nhập siêu, đó là nhập siêu thuần tuý thương mại và nhập siêu có tính cách đầu tư, cụ thể là nhà thầu TQ mang máy móc vào VN trong hình thức thầu trọn gói EPC. (EPC=Engineering Procurement and Construction).
2.2.1. Hàng hoá Trung Cộng tràn ngập thị trường Việt Nam
Hàng hoá phẩm chất kém nên giá rẻ tràn ngập thị trường VN đã giết chết các doanh nghiệp sản xuất nội địa, thất nghiệp gia tăng, nếu không có chương trình xuất khẩu lao nô ra ngoại quốc, thì không biết CSVN giải quyết nạn thất nghiệp ra sao.
Hàng hoá VN không thể cạnh tranh nổi với hàng TC về giá cả cũng như về phẩm chất, ngay trong nước cũng như ở thị trường Trung Cộng.
Hàng tiêu dùng kém chất lượng, giá rẻ, độc hại, hàng giả nhập lậu vào VN qua biên giới.
- Điện thoại iPhone Made in China mới xài thì 2 tuần đầu, sóng chập chờn, tiếng còn tiếng mất.
- Radio giá rẻ, sau một tháng thì phát ra giọng nghẹt mũi.
- Thực phẩm thì dùng các chất phẩm màu, gây ung thư. Sữa bột nhiễm Melanine giết hại trẻ em.
Trứng gà, gia vị lẫu, tương ớt gây ngộ độc hay ung thư…
- Chăn mền, quần áo TC đe dọa sức khỏe vì có chất formodehyde gây hại cho da, trà trân châu bằng polymer, trứng gà giả… Ly cốc “thủy tinh nhiễm độc chì” tràn qua biên giới.
- Xe Taxi TC của công ty sản xuất Lifan đang chạy thì 2 bánh xe rớt ra ngoài, gây tai nạn chết người ở Huế.
2.2.2. Việt Nam biến thành cái kho chứa hàng kém phẩm chất của Trung Cộng
TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Thương Mại, bộ Công Thương, cho rằng, “Nhập siêu ngày càng gia tăng là do “quan hệ ngầm”, “giao ước phi văn bản” được hình thành từ lâu nay giữa chủ hàng TQ với đối tác VN. Đã từng theo dõi và khảo sát, chúng tôi thấy chủ hàng TQ sẵn sàng khai gian những chứng từ nhập khẩu để VN trốn thuế, thậm chí, nhiều doanh nghiệp TQ còn làm giả xuất xứ để hàng hoá TQ nhập vào VN, rồi sau đó xuất khẩu sang Liên Âu và Hoa Kỳ với cái xuất xứ là Made in Vietnam để né tránh bị đánh thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng của TQ. Vì thế, Liên Âu và HK, khi đánh thuế chống bán phá giá hàng hoá TQ, bao giờ cũng lôi cả VN vào, vì họ sợ, nếu không, thì TQ sẽ dán nhản Made in Vietnam vào hàng của họ để tránh thuế chống bán phá giá”.
Vì thế, mà hiện nay, VN đang lảnh làm gia công cho TQ về hàng da giày để xuất khẩu.
Nói về thuế chống bán phá giá.
Kinh tế thị trường tự do của Tư bản dựa trên sự cạnh tranh công bằng giữa các công ty tư nhân với tư nhân.
Công bằng là tư nhân cạnh tranh với tư nhân trên căn bản tiền vốn của tư nhân với nhau.
Không công bằng là, vốn nhà nước do ngân sách quốc gia bơm không giới hạn vào các công ty quốc doanh, sẽ chiếm ưu thế hơn khi nhà nước cạnh tranh với tư nhân. Các nước tư bản với thị trường tự do, vì bảo vệ các công ty nội địa của mình, nên nâng giá hàng hoá quốc doanh, nhất là TQ cố ghìm giá trị ở mức thấp của đồng Nd tệ, các nước tư bản như Liên Âu và Hoa Kỳ đánh một thứ thuế gọi là thuế chống bán phá giá, mỗi khi thấy giá món hàng nào của TQ và VN rẻ hơn so với hàng trong nước họ.
2.2.3. Nhập khẩu bằng đi buôn
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế hàng đầu VN nêu nhận xét: “Thực tế nhiều năm qua, mỗi khi cần nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, thì các doanh nghiệp, kể cả quốc doanh, sẵn sàng chuyển sang nghề đi buôn để kiếm lời, tức là nhập khẩu hàng hoá vào VN với giá rẻ rồi bán ra theo giá chênh lệch. Tâm lý nầy rất phổ biến trong ngành sắt thép, phân bón và hoá chất.”
TS Nguyễn Văn Nam cũng đồng ý, và ông nói thêm “Một số doanh nghiệp nhà nước muốn kiếm lời cho nhiều, nên mua hàng hoá kém phẩm chất của TQ, đã bị các nước Liên Âu và HK từ chối, hoàn trả, thì lập tức, số hàng kém phẩm chất nầy được quảng cáo ưu đãi, đặc ân bán giá rẻ, chạy thẳng vào thị trường VN. Như thế, biến nước ta trở thành một nhà kho chứa hàng kém phẩm chất của Trung Quốc”.
Bà Phạm Thị Thanh Minh, Phó Vụ trưởng Xuất Nhập Khẩu bộ Công Thương thừa nhận “Tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều có quy chuẩn về chất lượng, tuy nhiên, do khâu kiểm tra, giám sát không chặt chẽ ngay từ cửa hải quan, nên hàng kém chất lượng vẫn vào được thị trường, nhất là hàng hoá do các công ty nhà nước nhập vào. Những tiêu cực đó đã ăn sâu vào nền kinh tế, giống như căn bịnh đã kháng thuốc, thật khó chữa”.
2.2.4. Lệ thuộc thương mại đưa đến lệ thuộc tài chánh
TS Lê Đăng Doanh cho biết, VN dự kiến sẽ xuất khẩu mặt hàng da giày và dệt may đến 18 tỷ đô la trong năm 2011, nhưng nguyên vật liệu của hai ngành nầy lệ thuộc vào TQ, và nếu TQ bắt ép phải trả bằng đồng Nhân dân tệ, thì VN phải vay nợ của TQ, thế là lại bị lệ thuộc thêm nữa vào TQ về tài chánh.
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp Hội Da Giày cũng là Phó Chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Saigon cho biết, VN và TQ sẽ xử dụng nhân dân tệ trong việc thanh toán tài chánh. Ông Kiệt nói tiếp “Nếu phải nhập khẩu bằng đồng Nd tệ rồi sau đó, xuất khẩu để lấy đô la, thì chúng tôi bị thiệt hại ở chỗ phải mua vào với giá cao hơn và bán ra với giá thấp hơn vì tỷ giá giữa 2 đồng tiền”. Ví dụ 1 đô la = 2 đồng tệ. Mua vào hai đồng tệ, bán ra lấy 1 đô la.

2.3. Trung Cộng thầu hết các công trình lớn và quan trọng
2.3.1. Thầu EPC
Thầu EPC còn được gọi là “hợp đồng trọn gói” hay “hợp đồng chìa khoá trao tay”.
EPC là Engineering, Procurement and Construction, là Thiết kế, mua sắm và xây dựng.
Là gói thầu được trao tòan bộ công trình, từ việc thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ, tư vấn, cung cấp máy móc và dụng cụ trang bị, vật liệu, lắp ráp, xây dựng, cho chạy thử, nghĩa là từ A đến Z của dự án, trao cho nhà thầu. Chủ thầu VN chỉ chờ cho mọi việc hoàn tất, nhận chìa khóa bàn giao là xong.
Hiện nay có 90% gói thầu EPC do Trung Cộng nắm giữ, bao gồm những dự án lớn và quan trọng thuộc về năng lượng (nhà máy điện), kim loại, hoá chất. Đó là mối lo ngại cho rằng VN ngày càng lệ thuộc vào TC.
Nhà thầu Trung Cộng áp đảo.
Tại một cuộc hội thảo hồi đầu tháng 6 năm 2011, Hiệp Hội nhà thầu xây dựng VN cho biết 90% gói thấu EPC thuộc về tay TQ, cho nên, TQ đã nắm hơn phân nửa số tiền đầu tư là 248,000 tỷ đồng, thuộc vốn vay nợ và đầu tư của nước ngoài.
Những bê bối của nhà thầu Trung Cộng
Nhà nước VN cho rằng nhà thầu TQ trúng thầu là do họ cho giá quá thấp. Đối với những gói thầu EPC thì phần quan trọng nhất là máy móc trang bị, nhưng TC trang bị bằng những máy móc lạc hậu, cũ kỹ, so với máy của Nhật hoặc của HK thì còn kém xa về mọi mặt.
Chưa chắc gì thầu Trung Cộng giá thấp
Công ty lắp ráp máy Lilama của VN nhận gói thầu dự án xây nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, công suất 1,200 Megawatts với giá là 1.17 tỷ USD, trang bị máy phát điện Nhật và HK, trong khi đó, Tập đoàn Khí Đông Phương TQ, trúng thầu nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, công suất 1,245 MW do Tập đoàn Điện Lực VN làm chủ thầu, với giá 1.4 tỷ USD nhưng trang bị máy móc lạc hậu của TQ. Nhà máy điện Duyên Hải 3 cũng rơi vào tay TQ, công suất 1,200 MW, giá 1.3 tỷ USD với máy phát điện của TQ.

Như vậy, thầu TQ đâu có rẻ.
Có một điều lạ đáng chú ý là, những dự án do các công ty quốc doanh làm chủ thầu, thì nhà thầu TQ luôn luôn thắng thế. Cụ thể như Tập đoàn Than-Khoáng VN (TKV) và Điện lực VN (EVN) gồm 6 nhà máy nhiệt điện, các dự án luyện kim, như nhà máy sản xuất kim loại đồng Sơn Quyền, Bauxite Tây Nguyên, đều do các công ty TQ thực hiện.
Trong những dự án lớn, TQ thường mang công nhân lao động phổ thông của họ sang làm việc. Cái tai hại là họ chiếm nhiều công ăn việc làm của người VN. Họ mang sang VN những máy móc từ lớn đến nhỏ, ngay cả con bù lon, con ốc vít, thậm chí những dụng cụ làm vệ sinh và công nhân dọn dẹp vệ sinh, họ cũng mang từ TQ sang, cụ thể là ở dự án Phân Đạm Cà Mau. Nhưng nguy hại hơn nữa là về an ninh quốc phòng của VN.
Điều mà các chuyên gia kinh tế VN lo ngại nhất là sự lệ thuộc của VN vào những phụ tùng thay thế của máy móc TC, vốn rất dễ hư hỏng.
Điều gì sẽ xảy ra, khi máy móc phát điện bị hư hỏng mà đồ phụ tùng không được cung cấp kịp thời, trong lúc điện rất cần cho sản xuất kinh tế, trong trường hợp ông chủ Tàu khựa đang nóng giận về Biển Đông? Hơn nữa, chuyện máy phát điện TQ hư hỏng xảy ra hà rầm mặc dù nhà máy mới xây.
Con buôn người Tàu Cộng sản lưu manh và gian trá lắm. Mùa khô năm ngoái, 2010, VN rơi vào tình trạng thiếu điện trầm trọng mà nguyên nhân chính là các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than bị hư hỏng, đồng thời, những công trình xây dựng nhà máy điện mới bị trục trặc, tiến độ chậm, không bàn giao đúng hẹn, khiến cho VN phải nhập điện từ TQ, mà trong lúc cần thiết đó, TQ cũng không cung cấp đủ số lượng ghi trong hợp đồng.
Một nhà kinh tế phát biểu “Không hiểu VN đang mướn nhà thầu xây dựng hay đang van lạy xin xỏ nhà thầu TQ?”
Câu hỏi của các nhà kinh tế chân chính trong nước: “Liệu chúng ta có thể đạt được mục tiêu hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư với những cổ máy rẻ tiền của TQ hay không”?
Những gói thấu EPC rơi vào tay TC, tạo ra nhập siêu rất lớn, mà quỹ dự trữ ngoại tệ cạn dần, thì lấy tiền đô la đâu mà trả. Trang Web Viet Land cho biết về tình trạng Quỹ dự trữ đô la như sau:
“Cuối năm 2008 dự trữ 23 tỷ USD. Cuối năm 2009, còn 15 tỷ, tức không tới 200 USD/đầu người. Mỗi tháng chi tiêu mất 700 triệu, đến tháng 10 năm 2011 thì hết sạch, không còn ông đầu bự nào cả”. (tờ 100USD)
 
2.3.2. Tại sao Trung Cộng nắm được những công trình trọng yếu của Việt Nam?
Ủy Ban Tài Chánh và Ngân Sách Quốc Hội VN đưa ra những con số giật mình:
- 90% dự án thầu trọn gói EPC do TQ nắm giữ
- 30% doanh nghiệp TQ đang thực hiện các dự án dầu khí, điện, luyện kim, hoá chất… riêng về điện, hàng tỷ đô la rơi vào tay TQ.
An ninh năng lượng, an ninh quốc gia thật sự đang ở trong tình trạng đáng lo ngại.
Rõ ràng là giao trứng cho ác.
2.3.3. Lý do rơi vào tay Trung Cộng
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây Dựng VN, nguyên Thứ trưởng bộ Xây Dựng cho biết:
1. Tham rẻ. Thiếu hiểu biết về kỹ thuật.
Cho nên dễ chấp nhận, và thực tế vở lẻ ra mới thấy là hiệu quả kém, chất lượng không tốt.
2. Trung Ương đảng CSVN hậu thuẩn cho nhà thầu TQ
Chính quyền TQ thường dùng ảnh hưởng của mình để vận động cho các nhà thầu của họ, cho nên Trung Ương đảng CSVN muốn làm vừa lòng quan thầy, thể hiện 16 chữ vàng và 4 tốt:

- Láng giềng hữu nghị (Láng giềng khốn nạn)
- Hợp tác toàn diện (Cướp đất toàn diện)
- Ổn định lâu dài (Lấn biển lâu dài)
- Hướng tới tương lai (Thôn tính tương lai).
4 tốt: Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt.
Nên đã dành ưu tiên cho các nhà thầu Trung Cộng, và nhiều năm như vậy, các vị trí chiến lược quan trọng của quốc gia đã lọt vào tay TC. Họ chiếm các điểm quan yếu như Tây Nguyên, các vùng cao và rừng núi phía Bắc, chớ không quan tâm nhiều đến vùng đồng bằng.
2.3.4. Lý do dễ hiểu nhất là tham nhũng
Nhận hối lộ là nguyên nhân để các quan lớn duyệt và phê thuận để giao những gói thầu EPC cho TC. Và như thế, 10 năm nay, đã có 90% công trình chiến lược quốc gia lọt vào tay TC, như điện, khai quặng mỏ, dầu khí, luyện kim, hoá chất…Nếu có chiến tranh xảy ra, thì bản đồ các nhà máy điện, lò luyện kim, những vị trí chiến lược đã nằm trong tay Trung Cộng rồi.
Nhập siêu thương mại đối với TC quá cao mà ngoại tệ dự trữ sắp cạn, thế tại sao VN vẫn phát triển kinh tế đều đều? Đó là vay nợ khắp bốn phương, mắc nợ như chúa chởm mà vẫn xài sang để phô trương chính trị và thành tích của đảng CSVN. Nợ thì 40 năm nữa mới trả mà mạng sống của mấy cha nội đó chỉ còn tối đa là 15, 20 năm hưởng phước nữa thôi.
3* Việt Nam vay nợ 4 phương
Việt Nam hiện nay vay nợ của trên 50 quốc gia với tổng số nợ là 29 tỷ đô la, chiếm 42.2% GDP. Trong năm 2011, VN phải dành ra 4 tỷ USD để trả nợ và tiền lời.
Ngân sách quốc gia năm 2011

- Dự thu 595,000 tỷ đồng VN
- Dự chi 725,600 tỷ đồng VN.
Trong 10 nhà tài trợ lớn nhất chiếm 80% nguồn tiền vay mượn, thì Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất về nợ ODA của VN. CSVN đã vay mượn đủ các loại nợ, các loại ngân hàng trên thế giới, bao gồm nợ ODA, nợ ADB, nợ FDI của các ngân hàng WB (World Bank), IMF…
3.1. Nợ ODA
ODA (Official Development Assistance) là Hỗ trợ phát triển chính thức.
Gọi là hỗ trợ vì các khoản tiền cho vay không có lãi, hoặc lãi suất rất thấp trong một thời gian dài từ 10 đến 40 năm.
Gọi là chính thức, vì nó chỉ cho chính phủ vay mà thôi.
Gọi là phát triển, vì các nước giàu cho vay vốn để giúp đở các nước nghèo, trước hết là xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế. Mỗi quốc gia giàu thường có quỹ ODA của nước đó.
3.1.1. Ưu điểm của vốn ODA
- Lãi suất thấp
- Thời gian hoàn trả lâu dài
- Nguồn vốn ODA luôn luôn có kèm theo một khoản viện trợ không hoàn trả.
 
3.1.2. Những bất lợi khi nhận ODA
Nước cho vay thường kèm theo những điều kiện như sau:
- Phải cho họ được ưu tiên trúng thầu
- Ưu tiên nhập cảng một số hàng hoá của nước cho vay
- Mở rộng hợp tác chiến lược, kinh tế, chính trị…
- Dở bỏ dần dần hàng rào thuế quan.
Ngoài ra, những tai hại mà nợ ODA có thể gây ra là tham nhũng, lãng phí… trình độ quản lý kém khiến cho nước nhận ODA lâm vào tình trạng nợ nần không thể trả nổi.
Hai vụ tham nhũng nợ ODA điển hình của VN là vụ PMU 18 của Bùi Tiến Dũng và vụ PCI của Huỳnh Ngọc Sỹ.
Cho đến nay, không có bộ ngành nào của VN cho biết con số nợ vay của Trung Cộng là bao nhiêu cả. Đó là “bí mật quốc gia”. Chỉ thấy trong 9 dự án xây nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Than-Khoáng quốc doanh, thì đã có 4 dự án vay vốn ODA của TC, và TC trúng thầu trọn gói EPC. Đó là các dự án nhà máy điện Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả và Mạo Khê, vay tiền của ngân hàng China Eximbank. Ngoài ra, Tập đoàn Điện Lực (EVN) cũng vay tiền ở ngân hàng nầy để xây nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1 và 2, Hải Phòng 1 và 2, Uông Bí mở rộng. Bộ Tài Chánh VN cũng vay tiền của China Eximbank để xây nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Như vậy, chỉ riêng ngành điện, VN đã vay hàng tỷ đô la của Trung Cộng.
Vay nợ là lệ thuộc vào tài chánh, chẳng may, TC tăng giá trị đồng tệ thì số tiền trả nợ cũng phải tăng theo.
 
3.2. Nợ ADB
ADB (Asian Development Bank) là một tổ chức tài chánh thuộc Liên Hiệp Quốc gồm 67 quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương là hội viên. Trụ sở ADB đặt tại Manila, Philippines.
Mục đích:
- Hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, giúp quản kinh tế tốt, bằng những số tiền và hỗ trợ kỹ thuật, trước tiên là xoá đói giảm nghèo.
3.3. Nợ FDI
FDI (Foreign Direct Investment) là Đầu tư trực tiếp nước ngoài, bằng cách góp vốn bằng tiền mặt hoặc tài sản như nhà máy, công xưởng…trong một thời gian lâu dài. Vì nền kinh tế các nước nghèo rất cần tiền vốn để phát triển.
3.4. Nợ Ngân Hàng Thế Giới
Ngân hàng thế giới (World Bank-WB) là một tổ chức tài chánh Quốc tế, cung cấp các khoản cho vay, nhằm thúc đẩy kinh tế của các nước đang phát triển (nước nghèo) thông qua việc cho vay vốn để xóa đói giảm nghèo (Poverty reduction strategies), ưu tiên cho những quốc gia nghèo nhất. Ngân hàng thế giới là một trong những tổ chức tài trợ lớn nhất cho Việt Nam.
4* Việt Nam nghèo mà xài sang mục đích tuyên truyền chính trị

Xây đường hầm Thủ Thiêm
CSVN vay nợ thẳng tay, xài líp ba ga, để cho cán bộ chấm mút và để tuyên truyền chính trị cho thành tích phát triển của đảng CSVN. Đường hầm Thủ Thiêm là một minh chứng.
Đường hầm dưới đáy sông Sàigòn nằm trong dự án xa lộ Đông tây do tiền vay nợ ODA của Nhật.
Đường hầm dài 1,400m có 6 làn xe, mỗi phía có 3 làn nguợc xuôi, không phải là to lớn để tránh được nạn kẹt xe.
Lối vào đường hầm hai bên bờ sông hình chữ U tổng cộng 400m. Phần chính của đường hầm dưới đáy sông dài 700m.
Đường hầm nằm dưới đáy sông, cách mặt đất đáy sông 24m, sức chịu đựng động đất ở 6 chấm Richter.
Nghèo mà chơi ngông, xài sang, đó là vay nợ 4,000 tỷ đồng VN để xây đường hầm, trong khi đó, cây cầu Thủ Thiêm nối quận Bình Thạnh với Thủ Thiêm chỉ tốn 1,000 tỷ đồng (500 triệu USD), cầu dài 1,200m cũng 6 làn xe.
Xây cầu không cần kỹ thuật cao, sau khi hoàn thành không tốn thêm chi phí vận hành và bảo trì. Trái lại, đường hầm Thủ Thiêm cần hệ thống chiếu sáng 24 trên 24 suốt chiều dài 1,400m. Tốn hao một khối lượng điện khổng lồ trong lúc VN đang thiếu điện. Mỗi năm phải thay hàng ngàn bóng đèn cao áp. Hệ thống gió dưới đáy sông trong lòng đất cực kỳ phức tạp. Hệ thống bơm nước cũng thế. Rồi cũng phải có hệ thống máy phát điện phòng hờ thường trực 24/24 trong tình trạng cúp điên liên miên. Nhân viên trực máy điện, nhân viên cấp cứu tai nạn cũng phải thường trực suốt ngày đêm. Cả trăm người, bao gồm các chuyên viên phục vụ cho đường hầm.
Công trình chưa đưa vào xử dụng thì đã bị nứt, nước rỉ vào là do có tham ô trong vật liệu, như kiểu xi măng cốt tre thay vì cốt sắt. Hồ xây dựng thì cát nhiều hơn xi măng… đó là hiện tượng phổ biến trong ngành xây dựng ở VN, gọi mỉa mai là xây lấp.

5* Những vụ tham nhũng vốn ODA
5.1. Vụ PMU 18
PMU (Project Management Unit) là Đơn vị quản lý dự án số 18. Là vụ tham nhũng trong bộ Giao Thông Vận Tải, xảy ra hồi đầu năm 2006. Người quản lý PMU 18 là Tổng Giám Đốc Bùi Tiến Dũng, quản lý số tiền vay nợ ODA 2 tỷ đô la thông qua Ngân hàng Thế giới (WB)
Vụ tham nhũng không phải do cơ quan chống tham nhũng nhà nước phát hiện, mà do một tình cờ xem như bị xui xẻo của kẻ gian tham. Đó là cảnh sát Hà Nội bắt một sòng bạc lớn đang sát phạt nhau, tịch thu máy vi tính mới lòi ra vụ cá độ bóng đá, dẫn tới vụ tham nhũng.
Đầu tháng 1 năm 2006, Bùi Tiến Dũng bị bắt giam với cáo buộc là đã cá độ bóng đá với số tiền 1.8 triệu đô la và dùng tiền đem cho gái.
Sau 18 tháng điều tra, Bùi Tiến Dũng và 7 thuộc cấp bị truy tố về những tội:
- Cố ý làm trái quy định nhà nước
- Tham ô tài sản. (Nhưng không cho biết là tham ô bao nhiêu tiền)
Bùi Tiến Dũng lãnh 13 năm tù (6 năm tội cá độ, 7 năm ăn hối lộ) không có tội tham ô. Một bị can tên Phạm Tiến Dũng, 36 tuổi, nguyên Trưởng phòng kế toán và kế hoạch, bị đột tử trong trại giam, không biết lý do.
Những người liên hệ đến vụ án:
- Bộ trưởng GTVT Đào Đình Bình bị buộc từ chức.
- Thứ trưởng GTVT Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam, sau đó được miễn truy tố hình sự, bị cách chức.
- Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, cục trưởng cục Điều tra (C14) cùng một số Công an cấp dưới bị khởi tố về tội lạm dụng chức vụ và quyền hạn.
- Nguyễn Việt Chiến, báo Thanh Niên, bị 2 năm tù giam.
- Nguyễn Văn Hải, báo Tuổi Trẻ, được tha bổng sau thời gian bị giam giữ.
Trước khi bị bắt, Bùi Tiến Dũng mở tiệc ở nhà hàng Melia, những người tham dự gồm có: Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, Thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ CA, Đoàn Mạnh Giao, điều hành văn phòng Thủ tướng (Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng làm Phó Thủ tướng), Nguyễn Văn Lâm, phụ tá Văn phòng Thủ tướng.
Bữa tiệc được xem như như tiệc chạy án của Bùi Tiến Dũng, cho nên Tướng Cao Ngọc Oánh bị mất chức.
Riêng ông Nguyễn Văn Lâm là tay chân thân tín của Phan Văn Khải, chuyên đi thu hụi chết. Có lần đã bỏ quên một cặp da đựng 10,000 đô la và nhiều phong bì tiền thu từ các địa phương, cặp da bị bỏ quên trên phi cơ và bị phát hiện.
Ngoài ra, những nhân vật có quan hệ vòng ngoài không bị truy tố. Đó là con rể của Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh là Đặng Hoàng Hải, chức vụ Trưởng ban Tham vấn của PMU 18 và vợ là con gái của Nông Đức Mạnh tên Hương, làm việc trong PMU 18.
Ngày 16-4-2006, báo Thanh Niên tiết lộ kết quả điều tra là có 40 quan chức nhà nước đã nhận hối lộ để ém nhẹm vụ án. Chính vì vậy mà ký giả Nguyễn Việt Chiến bị đi tù.
5.2. Vụ tham nhũng PCI vốn ODA
PCI (Pacific Consultants International) là Công ty Tư vấn Thái Bình Dương của Nhật. Chủ tịch công ty là Masayoshi Taga, 62 tuổi cùng 4 nhân viên bị chính phủ Nhật bắt đưa ra toà về tội đưa hối lộ số tiền 820,000 USD cho một viên chức cao cấp VN là Huỳnh Ngọc Sỹ để được trúng thầu trong dự án xa lộ Đông Tây, nợ ODA của Nhật.
Nhật Bản yêu cầu VN hợp tác điều tra, nhưng nhà nước VN bao che, ém nhẹm.
Ngày 4-12-2008, Đại sứ Nhật ở VN là Mitsuo Sakaba thông báo sẽ đóng băng 700 triệu viện trợ năm 2008 và đóng băng toàn bộ vốn ODA của năm 2009.
Nhà nước VN vẫn bao che, đưa Huỳnh Ngọc Sỹ ra toà kêu án 3 năm tù về tội lấy nhà công của nhà nước đem cho thuê lấy số tiền là 85,000 đôla chia cho Lê Quả, phó quản lý.
Nhật Bản muốn làm sáng tỏ vụ nhận hối lộ và không chấp nhận bao che như vậy. Thế là Huỳnh Ngọc Sỹ bị kêu án chung thân. Huỳnh Ngọc Sỹ kháng án. Và báo chí VN bị cấm nói tới vấn đề nhận hối lộ của Huỳnh Ngọc Sỹ. Được biết, thời gian đó, Nguyễn Minh Triết đang giữ chức Bí thư Thành Ủy Sàigon. Sỹ còn là sui gia với Bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải (Sau Nguyễn Minh Triết) Hải là Ủy Viên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSVN
Huỳnh Ngọc Sỹ chỉ là con chuột nhắc bị làm vật hy sinh, trong khi những con chuột cống thì vẫn ung dung tự tại mà hưởng phước.
6* Kết
Cộng Sản Việt Nam đã thực sự lệ thuộc vào Trung Cộng về kinh tế và tài chánh, khi TC nổi giận ra tay trừng phạt thì VN lãnh đủ, vì thế, CSVN luôn luôn tỏ ra hèn nhát và nhu nhược trước tên láng giềng khốn nạn nầy.
GS Carl Thayer, một chuyên viên nghiên cứu về VN của Học Viện Quốc Phòng Úc phân tích “Mối nguy cho VN chính là sự lệ thuộc vào kinh tế TQ quá nhiều, thặng dư thương mại nhập siêu lớn hơn 12 tỷ USD, sự lệ thuộc nầy cướp đi quyền tự do hành động của VN”.
Một tác giả vốn là một đảng viên, cán bộ cao cấp của VC đã viết:”Tính đến nay, cuộc Bắc thuộc mới đã kéo dài 21 năm (Kể từ 1990, khi Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng họp cùng Giang Trạch Dân và Lý Bằng tại Thành Đô, Tứ Xuyên, trong 2 ngày 3 và 4-9-1990, CSVN xin làm một chư hầu của TQ), với biết bao thiệt thòi, tủi nhục cho đất nước và nhân dân trên tất cả các lãnh vực, từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chánh, thương mại, văn hoá, từ lãnh thổ, lãnh hải đến tài nguyên và an ninh , chủ quyền. Đây là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam”.(Hết trích)
Thái độ hèn nhát của CSVN thể hiện rõ bằng những hành động như sau. Trong khi bọn TC lớn tiếng chửi bới, nào là “Bọn VN đã chiếm nhiều đảo của TQ và đã tỏ ra hung hãn nhất, bọn VN giết hại ngư dân TQ, cần dạy cho VN vô ân bạc nghĩa một bài học lớn hơn trước đây”. Thế mà lãnh đạo CSVN im re và không ngượng miệng trâng tráo ca ngợi 16 chữ vàng và 4 tốt. Nhiều nơi xúc tiến xây Cung Hữu Nghị Việt-Trung.
Người cựu đảng viên viết tiếp.
“Hãy gạt bỏ cái tinh thần nô lệ, tay sai. Dựa hoàn toàn vào Bắc Kinh không phải là một chính sách an toàn và đáng tin cậy”.

“Hãy gắn bó với thế giới dân chủ rộng lớn, hùng mạnh, văn minh, gắn bó với các nước châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, với các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia… giữ quan hệ bình đẳng với Trung Quốc, là đường lối sáng suốt nhất hiện nay.”
“Hãy đứng thẳng người lên. Vì Tổ quốc, vì danh dự dân tộc. Trung Quốc hung hăng nhưng không phải là một siêu cường, kinh tế bấp bênh, quân sự yếu kém, dựa vào họ như dựa vào cây cột mục, đã không an toàn mà còn chịu nhục nhã dài dài”.
Trúc Giang

Monday, October 15, 2012

Xe tự lái sẽ xuất hiện nhiều ở California năm 2015

Xe tự lái, xe rô bô, hay xe không người lái (autonomous, robotic, driverless hoặc self-driving car) là điều mà kỹ nghệ sản xuất xe đang nhắm tới. Những lợi ích do loại xe này mang lại - cho phố phường, cho con người và cả môi sinh, như lần trước đã phân tích - khiến chúng ta háo hức tự hỏi: Vậy bao giờ có thể mua được một cái xe như vậy? Có đắt lắm không?
Một chiếc xe tự lái trưng bày trước văn phòng của Google ở Mountain View, California, hôm 25 Tháng Chín. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)
Hiện có nhiều nơi đang chạy đua để chiếm lĩnh thị trường xe tự lái. Nhưng tiểu bang Nevada đã ghim được cột mốc lịch sử khi trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ - và toàn thế giới - thông qua đạo luật cho sử dụng loại xe này vào Tháng Sáu, 2011. Tiếp đó vào Tháng Năm, 2012, Nha Lộ Vận (DMV) Nevada đã cấp license cho chiếc xe tự lái đầu tiên trên thế giới: Ðó là chiếc Toyota Prius được công ty Google cải tiến để thử nghiệm công nghệ “không người lái.” Tiếp đó, Florida theo gót, và California đã ký luật cho phép lưu hành xe không người lái trong biên giới tiểu bang mình vào ngày 25 Tháng Chín, 2012 vừa qua.
California tuy không là tiểu bang đầu tiên hợp pháp hóa kỹ thuật xe tự lái, nhưng lại có một kế hoạch rõ ràng nhất để phát triển: Chiếu theo luật đã ký, từ nay đến trước năm 2015, Nha Lộ Vận (DMV) California phải đưa ra các qui định cụ thể cho công chúng sử dụng xe tự lái.
Phía nhà sản xuất khá lạc quan: Ông Sergey Brin, đồng sáng lập Google, phát biểu, “Tôi nghĩ xe tự lái xe nâng cao phẩm chất đời sống của mọi người một cách rất đáng kể, và xe tự lái sẽ trở nên phổ biến trên thị trường trong vòng một thập niên sắp tới.”
Xe tự lái vận hành như thế nào?
Mặc dầu không phủ nhận sự ra đời của xe tự lái, nhưng có lẽ chưa ai trong chúng ta có dịp nhìn ra một chiếc xe như thế trên đường phố. Lý do là vì hiện nay, luật pháp đòi hỏi phải có một tài xế ngồi ở sau tay lái để kịp thời phản ứng khi xảy ra trường hợp khẩn cấp (emergency). Thực ra, đây chỉ là một “chức vị” ngồi chơi xơi nước, người tài xế ngồi sau tay lái không phải làm một việc gì khác hơn là rôm rả trò chuyện với người trong xe, chứ không cần động chạm gì tới vô lăng cả.
Vì thế, ngoại trừ cái bảng số màu đỏ, cái xe xuất hiện rất bình thường trước mắt mọi người, chỉ trừ những người ngồi trong xe. Ðúng, chỉ có những người ngồi trong xe mới biết rằng cái xe của mình không có tài xế. Và không ít người trong số đó còn ngại ngùng sợ sệt vì chưa tin vào sự khéo léo và tinh khôn của cái xe. Ðó cũng chính là cảm giác của Thống Ðốc Jerry Brown khi ông được “rước” từ dinh thống đốc về tới tổng hành dinh của đại công ty Google để ký ban hành đạo luật hợp pháp hóa và phát triển loại xe này vào ngày 25 Tháng Chín vừa qua. Từ trên chiếc Toyota Prius đã được cải biến thành xe tự lái, ông nhận xét, “Bất cứ ai lần đầu tiên ngồi vào trong xe, thấy nó cứ tự nhiên di chuyển cũng thấy khiếp, nhưng rồi từ từ sẽ bình tâm trở lại.”
Thực ra cơ chế vận hành của xe tự lái không có gì mầu nhiệm, nó chỉ là tổng hợp của những phát mình khoa học mà có thể chính bạn đã tận dụng trước nay, chẳng hạn:
-Radar, Lidar và GPS: Ngồi lên xe, bạn chỉ việc cho biết địa chỉ nơi đến là cái xe sẽ tự biết phải đi đường nào cho đến nơi. Ðây là nhiệm vụ của Radar và máy chỉ đường GPS, vốn là những kỹ thuật chúng ta đã dùng từ lâu.
-Hệ thống máy cảm ứng (sensors) và theo dõi vị trí (location tracking): Nhận ra dòng xe cộ cùng chiều, ngược chiều, xe cộ ở ngã tư để có phản ứng thích hợp. Chuyện này xét ra không có gì khó hiểu, những cái bóng đèn “security” lắp đặt ở sân trước nhà bạn đã có thể làm chuyện này từ lâu: Nó nhận ra bước chân của những người đến gần để tự động bật sáng, và khi người khách lạ đi xa lại tự động tắt đi.
-Thêm vào đó là sự cải thiện và nâng cao các hệ thống như “guided parking” và “cruise control” vốn là những kỹ thuật đã được sử dụng từ lâu.
Tất cả những kỹ thuật căn bản đó dĩ nhiên được nâng cấp và cải thiện khi áp dụng vào cấu trúc xe tự lái, trở thành Vehicular Communications Systems (Truyền Thông Giữa Các Xe Cộ), giúp phát giác ra những tình huống nguy hiểm, tình trạng kẹt xe và bộ não điện tử sẽ chỉ thị những biện pháp thích ứng.
Kiểu dáng xe tự lái
Hiện nay, Google đang dùng những chiếc xe Toyota Prius để cải biến thành xe tự lái. Nhưng trong tương lai, kiểu dáng và thiết kế xe tự lái chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi. Ngoài Google, còn nhiều nhà sản xuất xe hơi khác, như Audi, Ford, Volvo cũng đã khởi sự nghiên cứu kỹ thuật tự lái, và chắc chắn sẽ cho trình làng nhiều kiểu dáng độc đáo của riêng mình.
Ông Lynne Irwin, kỹ sư trưởng trong chương trình Những Con Ðường Ðịa Phương tại Ðại Học Cornell University, nhận xét, sở dĩ Google phải dùng lại kiểu mẫu của một chiếc Toyota Prius là để cho công chúng dễ thích ứng. Ông cắt nghĩa, muốn cho một phát minh khoa học được đón nhận, điều đầu tiên phải xét tới là quần chúng đã hình thành nhiều thói quen mà họ không muốn thay đổi. Vì thế các khoa học gia phải mô phỏng theo những gì người ta đã quen thuộc, đã thuận tay. Rồi sẽ từ từ thay đổi. Ông Irwin nói, “Chẳng hạn, người ngồi trên xe thích nhìn ra bên ngoài cửa sổ, vì thế chúng tôi sẽ phải thiết kế cửa sổ dưới một dạng nào đó, nhưng chắc không phải là theo cái kiểu cửa sổ hiện nay. Nếu xe cộ không còn đụng nhau nữa, có thể xe tự lái cũng không cần phải có “cảng trước, cảng sau” (bumpers) nữa.”
Xe cộ không còn đụng nhau nữa? Ông kỹ sư không nói đùa chứ? Ðúng, ông Irwin không nói đùa: Theo một nghiên cứu của Cơ Quan An Toàn Giao Thông Toàn Quốc (National Highway Traffic Safety Administration), với hệ thống Vehicular Communication Systems, xe tự lái khó có thể va chạm vào bất cứ một chướng ngại vật nào trên đường, nhờ đó tai nạn giao thông có thể hạn chế đến 81 phần trăm. Bên cạnh đó, đường sá cũng không còn cần đến những phương tiện điều phối giao thông, như đèn xanh đỏ (traffic light), bảng stop nữa. Nhờ đó nhà nước có thể tiết giảm được khá nhiều chi phí liên quan đến việc điều hành các phương tiện này.
Con người hóa ra vô dụng sao?
Nếu cái gì cũng tự động, tự lái được, thì chẳng lẽ con người hóa ra vô dụng hay sao? Không! Theo qui định của các đạo luật hiện hành, một tài xế có bằng lái hợp lệ vẫn phải ngồi sau tay lái để phòng hờ ra tay trong những trường hợp khẩn cấp bất ngờ.
Còn đối với những chiếc xe chở VIP (Very Important Persons), thì vẫn là những con người bằng xương bằng thịt điều khiển tay lái. Bởi vì, lái xe cho yếu nhân không phải chỉ là đưa xe từ điểm A đến điểm B mà thôi. Ông Tony Scotti, huấn luyện viên tài xế yếu nhân, cho rằng, ngoài việc điều khiển xe an toàn, tài xế cho VIP phải biết dò xét con đường trước mắt, và xa hơn trước mắt để tìm ra những nguy cơ tiềm ẩn, phải biết cách báo cáo cho thượng cấp hoặc kêu gọi yểm trợ khi có biến, phải biết bệnh viện địa phương nằm ở đâu. Ông Scotti phát biểu, “Tài xế VIP chuyên nghiệp phải đọc được những dấu hiệu cho biết tình hình không tốt, hoặc xe có thể đang từ từ đi vào địa ngục. Tôi cho rằng, chiếc xe tự lái, dù được trang bị bằng máy móc tinh nhuệ đến đâu cũng không có thể thay thế được sự ứng biến của con người trong những tình huống đó.”
Ý kiến giới tiêu thụ
Theo một nghiên cứu do công ty J.D. Power and Associates thực hiện với 17,400 người có xe, thì có tới hơn 37% (hơn 1/3) cho biết họ sẽ mua ngay xe tự lái khi nó được tung ra thị trường. Còn theo một cuộc thăm dò được thực hiện trên mạng với 2,006 người sinh sống tại Hoa Kỳ và Anh Quốc, thì có tới 49% cho biết họ cảm thấy rất hứng thú với xe tự lái.
Còn bạn thì sao? Thích hay không thích? Quên nữa, chưa nói với bạn về giá mua một chiếc xe tự lái: Theo ước tính hiện nay thì nó bằng tiền mua một chiếc xe bình thường, cộng thêm $3,000. Không đắt lắm, đúng không?

Thursday, October 11, 2012

Trung Quốc đang trả giá thê thảm cho sự phát triển vô tổ chức

Xứ Tàu đang đứng trước nguy cơ, môi trường phá sản, bệnh tật gia tăng do những chính sách phát triển kinh tế tham lam, chính sách không chính sách, vô tổ chức, mỗi địa phương tự tung tự tác. Bầu trời Thượng Hai ô nhim môi sinh đen ngòm như làn da Bảy Hynos. Giao thông xa lộ, đường sá kẹt xe chậm chạp hơn freeway 405 ở miền Nam California.
Air pollution do bad environment gây ra cho xứ Tàu kinh khủng.
Hậu quả tệ hơn second hand smoking, giết 6M người hằng năm
Nước Tàu đang và sẽ trả giá đắt cho những tham vọng ngày hôm nay, nạn đất lún sụt, đất chùi bị sói mòn, đất sạt lở, lụt lội do phá rừng, lòng đất chuyển động, nạn động đất sẽ gia tăng. Xin quý ông bà, ACE sẽ thấy nước Tàu sẽ thụt lùi vì tài nguyên. Nếu gây hấn sang xứ khác cướp tài nguyên sẽ phải đánh nhau với thiên hạ. Để thế giới bình yên, xứ Tàu cần bị xóa sổ trên bản đồ thế giới, nạn diệt chủng dân Hán tộc sẽ cần thiết do những sai lầm của xứ Tàu gây ra cho chính dân tộc và đất nước họ.
Cuối cùng chính người Tàu giết tương lai người Tàu.
Thiên đường đen ngòm như Bảy Hynos
Trung Quốc trả giá thê thảm cho sự phát triển vô tổ chức.
Do kinh tế tăng trưởng bùng nổ, nước đang ra đi khỏi Trung Quốc: các ao hồ đang bốc hơi, các sông băng tan chảy, các dòng sông khô cạn. Hơn 50 thành phố Trung Quốc đã ghi nhận sự sụt lún liên tục, 75% rừng bị phá hủy...
Có lỗi trước hết là việc sử dụng quá mức nguồn nước ngầm, kết quả là bên dưới nhiều thành phố Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh, đã tạo ra những hố ngầm lớn nhất thế giới. Nhưng các vấn đề sinh thái của Trung Quốc không chỉ dừng ở đó.

Ở Trung Quốc, các ao hồ đang bốc hơi, các dòng sông khô cạn, 75% diện tích rừng bị chặt phá. Vì tầng đất bề mặt bị hủy hoại, đất đai đang biến thành sa mạc và phủ cát lên các thành phố, thậm chí các nước láng giềng. Như vậy, Trung Quốc đang trả giá cho tốc độ phát triển kinh tế chưa từng có và sự ham thích tiêu dùng mãnh liệt.

“Năm 1986, khi tôi lần đầu tiên đến Thượng Hải, ở đó chỉ có vài nhà cao tầng. 20 năm sau, số lượng các nhà này tăng lên đến 4.000, đó là gần như gấp đôi New York. Diện tích các tòa nhà văn phòng và nhà ở đang xây dựng ở Bắc Kinh - đó là bằng 3 Manhattan”, - qua một “bức tranh nhỏ” từ cuốn sách “Trung Quốc sẽ đi đâu, thế giới sẽ đi đó” của giáo sứ khoa Lịch sử Trung Quốc hiện đại, Đại học Oxford Karl Gerth, ta có thể đánh giá tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp của nước này.

Sự so sánh với Mỹ không phải là tình cờ: Trung Quốc đang dốc toàn lực cố “đuổi kịp và vượt nước Mỹ”, ít ra là về mức độ tiêu dùng. Và trong một vài lĩnh vực, họ đã làm được điều đó. Thép và thịt tiêu thụ ở đây nhiều gấp đôi ở Mỹ. Việc tiêu thụ ngũ cốc và than cũng đang tiến gần đến các con số đó. Trung Quốc muốn sống theo các tiêu chuẩn Mỹ, và liệu chúng ta có thể trách móc họ về điều đó không? Nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ gây hậu quả gì?

Nếu như số lượng ô tô trên đầu người sẽ đạt đến mức của Mỹ, người Trung Quốc sẽ phải trải nhựa một diện tích gần bằng tất cả diện tích đất hiện đang canh tác. Còn nhu cầu về dầu của Trung Quốc sẽ vượt quá khối lượng dầu khai thác của thế giới, ông Karl Gerth cảnh báo.

Trong cuốn sách của ông, có riêng một chương dành cho các vấn đề sinh thái của Trung Quốc đương đại. Quy mô của chúng cũng gây ấn tượng không kém so với tất cả những thay đổi khác ở nước này trong 20 năm qua. Ví dụ, nhu cầu gia tăng về thịt và len đã dẫn tới sự xuất hiện của những đàn bò, dê và cừu khổng lồ. Kết quả là, những vùng cỏ mênh mông trên các đồng bằng Trung Quốc bị hủy diệt. Tầng đất bề mặt bị tơi vụn và đất biến thành bụi và cát. Riêng ở Bắc Kinh hàng năm hứng chịu nửa triệu tấn cát. Còn trong những năm gần đây, sa mạc nuốt chửng mấy ngàn làng mạc.

“Về thực chất, Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu bụi chủ yếu của thế giới - hàng chục triệu tấn bụi Trung Quốc và muội hàng năm bị các luồng không khí đưa đến Triều Tiên và Nhật Bản, thậm chí bay đến bờ tây nước Mỹ”, - ông Karl Gerth viết. Còn đáng sợ hơn về hậu quả là tình hình sử dụng nước. Tháng 3/2012, bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc đã công bố báo cáo, theo đó bên dưới hơn 50 thành phố Trung Quốc đã ghi nhận sự sụt lún liên tục, tờ The Epoch Times cho biết. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hàng Châu, Tây An.

Quá trình này bắt đầu không phải ngày hôm qua: ví dụ, Thượng Hải trong 100 năm qua đã sụt xuống 3 m, nhưng trong những năm gần đây, quá trình này tăng nhanh đáng kể. Trong 30 năm qua, mặt đất ở thành phố Thương Châu thuộc tỉnh Hà Bắc ở miền đông sụt xuống 2,4 m. Một bệnh viện địa phương ban đầu có 3 tầng, cuối cùng chỉ còn là 2 tầng do một phần tòa nhà chìm sâu xuống đất. Các cây cầu, tuyến đường sắt bị phá hủy, các vết nứt xuất hiện trên các ngôi nhà.

Riêng Thượng Hải đã phải chi 12 tỷ USD để sửa chữa các bức tường bị nứt, gia cố móng và sửa chữa đường sá. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng sụt lún các chuyên gia quy cho việc sử dụng quá mức nguồn nước ngầm. Mỗi năm, Trung Quốc cần ngày một nhiều hơn tài nguyên nước - cho công nghiệp, nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt. 85% diện tích đất canh tác ở miền bắc Trung Quốc cần tưới, nhưng để có nước, nông dân phải khoan các giếng khoan sâu đến 300 m.

Do kinh tế tăng trưởng bùng nổ, nước đang ra đi khỏi Trung Quốc: các ao hồ đang bốc hơi, các sông băng tan chảy, các dòng sông khô cạn. Karl Gerth dẫn ra một dẫn chứng rất ấn tượng: trong 20 năm qua, ở tỉnh Hà Bắc bao quanh Bắc Kinh, trong 1.000 cái hồ chỉ còn lại vài chục. Ngoài ra, nước của các con sông thường bị nhiễm bẩn kinh hoàng: Trung Quốc đang đổ hàng tỷ tấn nước thải không được làm sạch vào riêng con sông Dương Tử lớn nhất châu Á. Giá cả hàng hóa Trung Quốc tương đối rẻ, một phần là vì phớt lờ các tiêu chuẩn sinh thái. Nhưng cái giá thật sự mà dân chúng nước này đang phải trả cho sự bành trướng ra thị trường thế giới thì cao hơn thế vô cùng nhiều.

Ví dụ, hiện nay, ở Trung Quốc, 100 USD có thể mua mấy chiếc áo len mà ở thế giới còn lại có giá cao hơn nhiều. Để sản xuất một sản phẩm áo len cần lông của 2-3 con dê. Và nếu như số bãi chăn thả ở Trung Quốc gần tương đương như ở Mỹ thì số lượng đại gia súc có sừng nhiều hơn 10 triệu con, còn cừu và dê nhiều hơn 400 triệu con.

Ông Karl Gerth nhận xét khá công bằng rằng, hàng triệu con bò và dê đang điềm nhiên gặm cỏ - đó không phải là một khúc nhạc đồng quê, mà là một câu chuyện giật gân. Tiếp sau các vùng đất màu mỡ ở Trung Quốc, đến lượt các cánh rừng cũng đang biến mất: sự gia tăng xuất khẩu sản phẩm làm từ gỗ đã dẫn tới sự hủy diệt 75% diện tích rừng. Chính phủ Trung Quốc đang cố hạn chế việc chặt hạ cây cối và các biện pháp này đang buộc người Trung Quốc tìm nguồn cung gỗ ở nước ngoài và mua gỗ chặt hạ bất hợp pháp, chủ yếu là ở Nga.

Nhìn chung, tất cả những thảm họa sinh thái mà Trung Quốc hôm nay đang gánh chịu đang trực tiếp có liên quan đến Nga. Các quan chức bộ sinh thái Trung Quốc đã công khai nói rằng, trong những thập niên tới, ở Trung Quốc sẽ xuất hiện hơn 150 triệu di dân hay người tị nạn sinh thái. Đội quân khổng lồ của những di dân Trung Quốc đói khát này sẽ đổ đi đâu? Karl Gerth không hề nghi ngờ, đó chính là Siberia của Nga.

Ngoài việc hàng năm có thêm 4.000 km2 sa mạc, các thành phố Trung Quốc còn đang bị đe dọa bởi các bãi rác. Xung quanh Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh có không dưới 7.000 bãi rác. 70% tổng số máy tính và máy móc văn phòng khác bị vứt bỏ trên thế giới là ở Trung Quốc, nơi dân chúng sở tại, chủ yếu là trẻ em đang cố moi từ chúng các mẩu kim loại quý.

Một số thành phố trên biên giới với Hongkong đã biến thành các bãi rác hàng điện tử. Các kết luận mà Karl Gerth đưa ra rất bi quan. Nền kinh tế thế giới đang chờ đợi sự tăng trưởng tiếp tục từ Trung Quốc. Nhưng ít ai nghĩ, sự tăng trưởng đó đang dẫn đến đâu. Bởi lẽ, Trung Quốc không phải là một hệ thống cô lập, có nghĩa là các thảm họa sinh thái của họ kiểu gì cũng đụng chạm đến cả thế giới còn lại.

Vị giáo sư cũng rất nghi ngờ khả năng nền dân chủ và đi cùng với nó là sự cởi mở và công khai sẽ giải quyết được các vấn đề đang tồn tại ở Trung Quốc. Chủ yếu là vì dân chúng các nước đã quen đưa các chất thải và rác của mình sang thế giới thứ ba, sang chính Trung Quốc nêu ra ý kiến như vậy. Bởi lẽ, nền dân chủ của họ không cấm họ làm việc đó.

Như thế, Trung Quốc đang tiêu lạm “mau lẹ” tương lai của chính mình. Và hiện tại, không thế hiểu cái gì có thể làm dừng quá trình này.
Theo vndf
~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Ảo thuật thần kỳ

Mời xem biến hoá tàng hình
Hay quá !!! Không tưởng tượng & không hiểu tại sao anh chàng này làm ảo thuật xuất chúng trước mắt mọi người đứng xung quanh .....
 
 
 
 
vào link này:
 
                                        http://www.safeshare.tv/w/gdhRWNSrls

TÀU VẬN TẢI SIÊU TỐC CỦA MỸ


Ngày 3/10 hải quân Mỹ đã chính thức hạ thủy tàu đổ bộ siêu tốc đa chức năng Katamaran thứ hai JHSV-2 Choctaw County. Nguồn tin này trở thành niềm vui với quân đội Mỹ nhưng lại là mối lo dành cho các cường quốc khác.
..
JHSV-2 Choctaw County là tàu thứ hai trong số 7 tàu đổ bộ loại này được Austal đóng theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ.



JHSV-2 Choctaw County được khởi công vào ngày 8/11/2011. Theo các chuyên gia, thời gian đóng tàu JHSV-2 Choctaw County đã giảm hơn 30% nhờ áp dụng các kinh nghiệm có được trong việc sản xuất con tàu đầu tiên JHSV-1



USNS Spearhead.
Theo dự trù trong năm 2013 hải quân Mỹ sẽ tiếp tục có chiếc JHSV thứ 3 được hoàn thành đóng mới...
Mục đích chế tạo loại tầu này của Hải quân Mỹ là để vận chuyển nhanh binh lính, trang bị kỹ thuật quân sự và vũ khí quân dụng tới các khu vực hoạt động tác chiến.



Ngoài ra, những chiếc tàu này có thể sẽ được sử dụng để hỗ trợ và yểm trợ cho các phân đội đặc nhiệm, sử dụng trong các chiến dịch chống khủng bố cũng như các hoạt động nhân đạo.
Loại tàu JHSV có khả năng vận chuyển gần 700 tấn hàng hóa hoặc người trong phạm vi hoạt động hơn 2.100 km. Tốc độ tối đa của tàu sẽ vào khoảng gần 35 hải lý/giờ.


.
Mô phỏng hình ảnh tầu đổ bộ JHSV nhận vận chuyển quân dụng , phương tiện chiến đấu...
Theo thiết kế loại tàu này có thể hoạt động ở các hải cảng, các nhánh sông nhỏ, nông, đồng thời có thể chở cả các phương tiện vận tải bọc thép hạng nặng. Tàu được trang bị cả bãi đỗ cho máy bay trực thăng ở trên khoang chính.


JHSV có chiều dài 103m, lượng giãn nước 635 tấn, gồm 4 động cơ diesel MTU 20V 8000 M71L công suất 9100 kW.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự thì việc Mỹ chế tạo ra JHSV là nhằm tăng cường sức mạnh cho lục quân và hải quân nước này, đồng thời tạo ra lợi thế so sánh với các cường quốc khác về công nghệ chế tạo tầu đổ bộ thế hệ mới...
tổng hợp



Tuesday, October 9, 2012

LM Phê Rô Nguyễn Văn Khải nói chuyện về hiện tình VN

Buổi nói chuyện và hội thoại với Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Khải
về "Tự Do Tôn Giáo" và "Hiện Tình Đất Nước" Ngày Chúa Nhật 23 tháng 9 năm 2012 tại
LC Taylor Auditorium, Mississauga, Canada
Do Uỷ Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội Tổ Chức
Thông Báo: Chúng tôi sẽ phát hành DVD nầy cho cộng đồng Việt Nam trên toàn thế giới